Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

27/2/2016 - Nông dân miền Tây gồng mình chịu hạn, mặn

Trong dịp Tết vừa qua, các hồ chứa ở Trung Quốc có xả nước, nên có vài hôm nước ngọt đã về đồng bằng sông Cửu Long, giúp đẩy nước mặn ra. Tuy nhiên, sau thời điểm đó thì mặn trở lại rất nhanh. Nhiều lão nông cho hay nếu hạn hán không thì còn dễ, còn mặn xâm nhập kiểu này thì chục năm sau đồng lúa mới hồi phục lại. Ghi nhận của SBTN từ Trà Vinh cho biết vụ lúa hè thu cận kề coi như nông dân miền Tây sẽ bỏ không đồng ruộng, vì không có nước ngọt…

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

26/2/2015 - Cựu phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín bị tố "ăn rác"

Sau khi ông Nguyễn Hữu Tín, phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM nghỉ hưu non từ ngày 11-12-2015, thì đến hạ tuần tháng 2-2016, cơ quan Thanh tra mới “dám” công bố báo cáo “Thanh tra toàn diện hoạt động của Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố”, do phó chánh Thanh tra Lê Văn Hùng ký.

Theo báo cáo, vào ngày 24-2-2014, Văn phòng ủy ban thành phố có văn bản số 119/TB-VP cho biết “phó chủ tịch ông Nguyễn Hữu Tín yêu cầu giảm đưa rác thải rắn về Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (huyện Củ Chi); chuyển các rác thải này về Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh)”.

Nói nôm na chỉ đạo của ông Nguyễn Hữu Tín là “bóp rác” tại bãi rác Phước Hiệp để đổ dồn rác về cho Đa Phước “ăn rác” do công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ. Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường đã phản đối, vì lãng phí đầu tư do bãi chứa rác Phước Hiệp mới khai thác từ hôm 30-9-2013, và 300 lao động phải mất việc nếu thực hiện quyết định của ông Nguyễn Hữu Tín.

Đáng chú ý với đơn giá từ 19,009 USD/tấn năm 2013, đến cuối 2014 là 20,166 USD/tấn và hiện nay là 21,1 USD/tấn, giá xử lý rác tại Đa Phước được đánh giá là cao hơn tất cả các doanh nghiệp khác ở Sài Gòn.

Đơn cử, giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt của VWS cao hơn đơn giá của công ty môi trường đô thị là 67.384 đồng/tấn. Giá xử lý rác cao đem lại lợi nhuận hằng năm cho VWS từ 25 - 40%, cao hơn rất nhiều lần so với doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực.

Tất cả vấn đề này từng được ông Lê Mạnh Hà, khi ấy cũng là phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, từng cho rằng, dự án xử lý rác Đa Phước là “bất thường, rất bất thường”. Ông Hà loay hoay mãi không đưa được những bất thường đó ra ánh sáng. (Ông Hà chính là người phanh phui những tham nhũng trong “Đề án 112 về tin học hóa cơ quan hành chính nhà nước” của nhà cầm quyền vào năm 2005).

VWS được dành sự ưu ái đặc biệt, chỉ riêng giá xử lý rác cũng cao hơn công ty Môi trường đô thị 67.384 đồng/tấn. Hơn 10 năm, số tiền chênh lệch này là bao nhiêu, đi đâu, vào túi ai? Tại sao cùng công nghệ chôn lấp mà doanh nghiệp này được trả giá cao hơn doanh nghiệp khác? Ngoài ông Nguyễn Hữu Tín, còn có những ai đã “ưu ái” cho VWS trong việc độc quyền “ăn rác”?



Hiện nay, lượng rác của Sài Gòn khoảng 6.700 tấn/ngày. Trường hợp chấp thuận cho VWS tăng công suất lên 10.000 tấn/ngày, gần như 100% lượng rác của Sài Gòn được chôn lấp tại Đa Phước. Ngoài ra, việc này cũng đồng nghĩa VWS hiển nhiên trở thành doanh nghiệp có vị trí độc quyền tại Sài Gòn trong xử lý rác thải.

Vũ Minh Ngọc/SBTN

26/2/2015 - Người Việt ở Philippin biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hóa ở biển Đông

CNN Philippines ngày 25-2 đưa tin, khoảng một trăm người đã tuần hành đến lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati sáng 25-2 đề yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội Học sinh sinh viên Việt Nam tại Philippines kết hợp với một nhóm hoạt động chống hành vi bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, do cựu nghị sĩ Roilo Golez dẫn đầu.



Những người tham gia tuần hành kêu gọi người dân Philippines và Việt Nam cùng nhau chống lại hành vi quân sự hóa mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp chủ quyền, hàng hải với láng giềng.

Tính đến 12 giờ trưa nay giờ địa phương, nhiều người biểu tình dự kiến sẽ tiếp tục đến lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối, bao gồm các tổ chức nhà thờ, sinh viên các nước Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc.

Các tổ chức Hội Sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cân Thơ cần mau chóng lên kế hoạch tuần hành phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông; Trung Quốc phải rút quân đội đang trú đóng bất hợp pháp ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

[http://cnnphilippines.com/…/Students-call-for-peace-stabili…]

Minh Trí

26/2/2015 - Ao Bà Om đang trơ đáy

Hiện tại ao bà Om của xứ Trà Vinh đang ở trong một tình trạng hoang tàn, xơ xác. Nhiều người già sống nơi đây nói rằng bình thường vào mùa mưa, ao tích đầy nước với chiều sâu hơn 5 mét, nên tới mùa khô nước bốc hơi khoảng phân nửa. Nhưng năm nay gần như cạn hết. 

Những hình ảnh này được SBTN ghi nhận vào chiều ngày 24 tháng 2 năm 2016. Nhiều nơi xung quanh đất bắt đầu nứt nẻ, chỉ còn những nơi sâu nhất thì mới có nước lấp xấp. Chỉ cần khô hạn thêm vài ngày nữa coi như ao chẳng còn giọt nước nào. Tình trạng hạn khủng khiếp này khiến người dân nơi đây vô cùng bất ngờ. Nhất là cách đây chừng một tháng là xảy ra chuyện một ngôi chùa nhỏ nằm giữa ao bà Om bất ngờ bị đổ sập…

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

10/2/2016 - Bính Thân cát tường




10/2/2016 - Xuân Sum Họp




10/2/2016 - Chúc Xuân Bính Thân




Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

9/2/2016 - Nguyện ước đầu xuân




9/2/2016 - Sài Gòn Báo chúc tết Quý Bạn Đọc