Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

24/4/2016 - Dân cần nhưng quan chưa vội

Ống xả ra biển là bình thường ở các doanh nghiệp sản xuất gần sông biển. Vấn đề là thải thứ gì? Xử lý nước thải thế nào?... Những câu hỏi ấy đến giờ vẫn chưa được trả lời, dù khủng hoảng đã kéo dài hai tuần!

Trước thông tin, đường ống xả thải khổng lồ của công ty Formosa chạy ngầm dưới đáy biển là trái phép, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó.

Thứ trưởng Nhân khẳng định, quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ TN&MT cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

Hệ thống của công ty Formosa công khai chứ không phải dấu giếm, đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý.

"Việc báo chí thông tin người dân lặn biển để tìm nguyên nhân khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng lồ dưới đáy biển. Tôi khẳng định Formosa được phép xả thải", ông Nhân nói.



Nguyễn Gia Định

24/4/2016 - Nơi ấy, Tình thương...

Nơi ấy có nhiều người tuy đời đã tuyệt vọng, nhưng trên khuôn mặt của họ vẫn hiện lên một sự bình an và niềm vui. Nơi ấy cũng có những con người hy sinh quên mình để gieo an bình và niềm tin cho kẻ khác. 

Mỗi bệnh nhân trước khi nhiễm AIDS được đưa vào bệnh viện đều có hoàn cảnh riêng, nhưng đa phần là bị xã hội, thậm chí gia đình bỏ rơi, không có thân nhân,.. Có những bệnh nhân lúc đầu còn có người thân vào thăm, rồi dần thưa hẳn. Có những bệnh nhân đến lúc thiêu xác, người thân mới vào nhận tro, nhưng cũng có những bệnh nhân, tro cũng nằm lại nơi đây mãi…

Bệnh viện Nhân Ái thành lập năm 2006. Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối được các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đang từng ngày, từng giờ giành giật lại sự sống trước lưỡi hái của tử thần. Những con người bất hạnh mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS, phải chịu đựng nỗi đau cào xé của sự kỳ thị và thậm chí bị gia đình chối bỏ đã được đôi bàn tay, trái tim của những người thầy thuốc xoa dịu. Các bác sĩ, điều dưỡng phải làm những việc như tắm rửa, vệ sinh, xoa bóp, an ủi, vỗ về khi các bệnh nhân vật vã, đau đớn trên giường bệnh. 

Năm 2004, khi nơi đây còn là Trung tâm cai nghiện trọng điểm, Cộng đoàn Mai Linh được hình thành, gồm các tu sĩ thuộc nhiều dòng khác nhau cùng quy tụ về đây, để yêu thương chăm sóc những anh em đau khổ cả thể xác lẫn tâm hồn, qua đó đem Tin Mừng đến cho những người nghèo. 

Mai Linh là tên mà chính những anh em cai nghiện đặt cho cộng đoàn, có nghĩa là cộng đoàn được đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh và sự bảo trợ của Mẹ Maria.

Chính những việc bác ái quên mình và thái độ yêu thương tôn trọng của các môn đệ Chúa Kitô, đã làm cho những con người khổ đau tuyệt vọng tìm lại được bình an và niềm vui. Một tâm hồn khép kín, sẵn sàng nổi loạn để giải tỏa những bất mãn, những cay đắng đối với xã hội và con người, nay chịu mở ra đón nhận tình yêu và để tình yêu ấy hóa giải những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn, để trở nên an bình, thân thiện và tươi vui; phải chăng chính điều này cho thấy họ đã gặp được Chúa, Đấng là tình yêu!
























































































































Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

22/4/2016 - Những chương buồn của Sài Gòn

Hàng rong. Tôi vẫn nghe những lời cay nghiệt về hàng rong Sài Gòn. Nào là nên bắt hết, nào là cản lối giao thông, nào là thực phẩm không an toàn.




Có rất nhiều người quên mất rằng mẹ hay chị hay cha hay anh của họ đã từng nuôi họ lớn lên bằng những mẻ hàng rong hèn mọn, mà hôm nay họ lớn khôn, và cất giọng dẫm đạp, khinh miệt.

Những kẻ dẫm đạp ấy, tôi chưa bao giờ thấy họ dám mở miệng chất vấn ai - quan chức nào có trách nhiệm đã cho nhập hàng hàng tấn tấn hóa chất độc, thực phẩm độc từ Trung Quốc vào, đầu độc trực tiếp các gia đình, ghê sợ và âm mưu, khác hẳn những gánh hàng rong kiếm sống qua ngày.

Cái hèn và sự lê lết theo kẻ mạnh để kiếm chút lợi tàn, đã biến ngụy biện thành một hình hài tội ác, mà quên rằng trong những gánh hàng rong đó, có cả những người nông dân nghẹn ngào mưu sinh bên vệ đường, cửa chợ vì không còn khả năng sinh sống nơi quê hương của mình đang ngập mặn, đang cạn khô vì đập nước Trung Quốc, hay đất đai đang bị giải tỏa oan khiên.

Tôi khinh bỉ sự chà đạp người nghèo và kẻ yếu thế. Tôi thách thức những ai biết viết biết đọc hãy tố cáo tội ác của các quan chức, của hệ thống chính quyền đang hãm hại từng con người, từng gia đình, hay ngu dốt chất nợ công lên lưng người Việt như một bọn cướp đường... (TK)


21/4/2016 - Hết "tàu lạ" tới "án lạ"

Thành án vì bán phở cạnh công an huyện, nấu cháo trước UB xã, thoát tù vì còn bận làm chủ tịch HĐQT.

(Bạn đừng tin vào quá trình lệnh trên ban xuống hồ sơ rút lên tất cả đã vào thế, không có cấp trên nào can thiệp được. Phải giải quyết bằng con đường tố tụng mà 10 năm tình cũ mới giải oan được là chuyện bình thường)

Không thể tin được là cảm giác chung của mọi người khi nghe chuyện có người Sài Gòn bán phở cạnh công an huyện Bình Chánh và bị chính công an Bình Chánh xử lý hình sự vì cho rằng kinh doanh trái phép mặc dù người này chỉ chậm đăng ký kinh doanh có 5 ngày và không có yếu tố nào khác để cấu thành tội phạm.

Ngày 13-8-2015, Công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm tiệm phở của anh Nguyễn Văn Tấn ngay gần công an huyện vì “kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, anh mới khai trương mới 5 ngày, đây là việc bình thường của các hộ buôn bán nhỏ, mở quán tiệm khai trương lấy ngày sau đó mới hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.

Nguyễn văn Tấn lên UBND huyện đăng ký chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Chỉ 5 ngày sau, anh được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thế nhưng, với hành vi kinh doanh không phép theo biên bản kiểm tra ngày 13-8 trước đó, anh bị Trưởng Công an huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Quý ra quyết định xử phạt 17 triệu đồng! Trong khi, nếu chỉ với hành vi không đăng ký kinh doanh thì Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức phạt chỉ 7,5 triệu đồng.

Mặc dù biên bản kiểm tra chỉ ghi lỗi “không đăng ký kinh doanh” nhưng sở dĩ số tiền phạt lên đến 17 triệu đồng là vì Trưởng Công an huyện Bình Chánh đã tự phạt thêm 4 hành vi nữa (theo Nghị định 178/2013/NĐ/CP) gồm: “Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”; việc sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh là “Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín”; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”; không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

Thử hỏi, người kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tại sao đòi hỏi những giấy này?!

Trong lúc chưa chạy được tiền nộp phạt, ngày 10-9-2015, hai cán bộ Công an huyện Bình Chánh tiếp tục đến kiểm tra, anh Tấn không còn kinh doanh không phép nữa thì bị công an kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm!

Biên bản lần này ghi anh vi phạm hành chính về hành vi “sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm” theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP, trong khi quán của anh Tấn đã ngưng bán đồ ăn từ trước!

Anh chưa hết hoang mang thì công an quận lại tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với anh. Anh nói như mếu: “Bán phở kiếm sống thì tội tình gì mà xử lý hình sự đối với tôi. Phải chăng do cửa tiệm tôi đối diện công an quận nên phạm tội… cạnh tranh với căn tin của họ!”.

Không thể tin nỗi nếu lý giải chuyện này theo cách nghĩ thông thường, phải có ẩn khuất gì đó bên trong chăng? Hạ hồi phân giải.Nếu với quá trình tố tụng xét xử hai cấp ở nước ta thì và các án lệ tương tự thì thời gian sẽ kéo rất dài.

Án lạ không chỉ có một, nếu tại TPHCM người ta khởi tố người bán phở thì ở Hà Nội có 17 người dân đã bị đã bị xử lý hình sự vì tội nấu cháo trước ủy ban xã.

Ngày 20 tháng 4 sắp tới tòa án thành phố Hà Nội sẽ xử phiên phúc thẩm vụ án kỳ lạ này.

Theo đó vào các ngày 24, 25, 26; 30, 31-7-2012 và các ngày 1, 2-8-2012, mỗi ngày đều có khoảng 300 – 400 người mang theo xe cải tiến, xe đạp chở 10 chiếc nồi có dung tích từ 70 lít trở lên và gạo, xương hoặc thịt lợn, củi, trấu, mùn cưa đến đặt bếp nấu cháo tại sân UBND xã Liên Hiệp. Việc nấu cháo trong các ngày đều diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến khoảng 16h30…

Do đung nấu bằng củi, trấu, mùn cưa, thời gian kéo dài nhiều tiếng đồng hồ nên quá trình nấu cháo, khói bốc lên xông vào các phòng làm việc của cán bộ UBND xã Liên Hiệp… khiến toàn bộ các cơ quan ban ngành của xã bị đình trệ, không làm việc được. Với hành vi như thế này, Tòa án ND huyện Phúc Thọ đã “tuyên bố các bị cáo phạm tội gây rối trật tự công cộng”?!.

Vẫn là nguyên nhân ẩn khuất gì khác chăng? Khi mà người ta áp dụng biện pháp hình sự cho một hành vi buồn cười như vậy?

Qua hai vụ án này, đúng sai, hình thức xử lý và xử phạt sẽ được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ nhưng có vẻ như luật pháp của chúng rất nghiêm khắc.

Tuy nhiên không phải vậy, bằng cớ là việc có người bị án tù tội lừa đảo vẫn ung dung ở ngoài tiếp tục làm việc ở một công ty lớn hơn.

Ngày 28/1/2015, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Ngọc Thuyển 4 năm tù về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" theo điểm d khoản 2 Điều 226b Bộ luật hình sự.

Điều kỳ lạ là sau khi nhận án tù, Thuyển vẫn chưa phải thi hành án. Hơn nữa, Thuyển còn được phong là Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam có địa chỉ tại 15 phố Đặng Thùy Trâm, Bắc Từ Liêm. Trong thời gian sau khi nhận án tù, Thuyển còn rất “đĩnh đạc” phát ngôn trên nhiều tờ báo về hoạt động kinh doanh đa cấp của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam với vai trò Phó chủ tịch HĐQT công ty.

Nếu bản thân chúng ta nằm trong tình trạng tương tự, túc là cảm thấy mình bị xử lý hình sự oan sai thì sao?

Rõ ràng, từ những vụ án cụ thể cho thấy việc áp dụng pháp luật trong hệ thống điều tra, xét xử của ta có vấn đề, nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn là nếu đương sự, bị can, bị cáo cảm thấy… oan sai thì chỉ có thể… chờ quá trình tố tụng ở cấp tiếp theo.

Sơ thẩm rồi mới tới phúc thẩm và nếu may mắn thì được giám đốc thẩm…. cho nên mới có kỳ án oan dài hàng chục năm như Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén… với điệp khúc xử đi xử lại, điều tra tới điều tra lui….cho đến khi được vạ thì không còn răng để ăn cơm.

Nguyên tắc xét xử hai cấp ở nước ta được ta coi là ưu việt nhưng hầu như không có nước nào trên thế giới còn áp dụng.

Hầu hết các nước hiện nay áp dụng nguyên tắc xét xử chung thẩm tức là các bản án, quyết định sau khi ban hành sẽ mặc nhiên được thừa nhận là giải pháp cuối cùng và có hiệu lực pháp luật ngay, trừ những trường hợp đặc biệt vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc những sai lầm về mặt pháp lý thì sẽ được tòa phúc thẩm xem xét lại.

Tuy nhiên tòa phúc thẩm cũng chỉ xem xét lại về mặt pháp lý và thủ tục chứ không xét lại những nội dung sự kiện đã được bồi thẩm đoàn quyết định tại tòa sơ thẩm.

Sở dĩ các nước theo mô hình tranh tụng không áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử là vì quan niệm về vai trò, ý nghĩa của bồi thẩm đoàn tham gia tố tụng ở các nước này. Trong những vụ án dân sự phức tạp hoặc tranh chấp có giá trị lớn đều có bồi thẩm đoàn tham gia phiên tòa sơ thẩm.

Nếu vụ án dân sự xét xử có bồi thẩm đoàn thì tại phiên tòa, bồi thẩm đoàn chỉ xem xét và quyết định về những vấn đề sự kiện còn những nội dung pháp lý sẽ do thẩm phán quyết định.



Cho rằng như thế có khả năng gây oan sai cho công dân nên nước ta không áp dụng nguyên tắc chung thẩm mà áp dụng nguyên tắc xử 2 cấp.Xử sơ thẩm, bị cáo có quyền kháng cáo, sau đó xử phúc thẩm.

Tuy nhiên quá trình này cùng với trình độ và nhận thức pháp luật của người thi hành tố tụng mà tình trạng oan sai ở nước ta và việc xét xử lòng vòng, kéo dài cả đời… thì ai cũng biết rồi.

Từ đó cho thấy vấn đề của các cái gọi là kỳ án, án oan sai, án duy ý chí đều xuất phát từ con người chứ không phải từ hệ thống.Và trong quá trình tố tụng ấy người dân thấp cổ bé miệng xui rủi bị oan sai thì sẽ phải mất cả một phần đời của mình để chờ được giải oan.

Hoàng Linh

21/4/2016 - Vẳng tiếng chuông chùa...

Đến với thành phố Đà Lạt, không chỉ nhớ cảnh, nhớ người mà tưởng chừng như còn văng vẳng trong tâm hồn người cả tiếng chuông chùa thanh thoát nữa. Bên cạnh những sắc hoa màu nhớ, Đà Lạt còn có những cành Hoa Đàm Vô Ưu lung linh nở hương đạo trước Phật Đài… Rồi thời gian trôi qua, những ngôi chùa cũng thay đổi khác. Nhưng trong lòng nhiều lữ khách, chắc rằng đều đong đầy kỷ niệm của tiếng chuông chùa ngày cũ.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

16/4/2016 - Còn đâu Hồ Xuân Hương

Đây là những hình ảnh được phóng viên của SBTN ghi nhận tại hồ Xuân Hương của thành phố Đà Lạt. Màn sương sớm vẫn mong manh, bảng lãng, nhưng mặt hồ thì phủ màu xanh với mùi tanh tưởi mà ngay chính người Đà Lạt cũng chưa biết dùng từ nào để diễn tả về sự hấp hối của hồ Xuân Hương. Thơ mộng về hồ Xuân Hương giờ đây chỉ là câu chuyện nhắc kể, nhớ về…

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

9/4/2016 - Có ai còn tin cộng sản phương Bắc?

Những hình ảnh này được phóng viên Sài Gòn Báo ghi nhận vào ngày 8 tháng tư tại ba tỉnh là Long An, Bến Tre và Trà Vinh. Tất cả đều khô khốc. không hề có lượng nước nào từ tuyên bố của ông bạn 16 vàng 4 tốt ở phương Bắc là đã xả đập Cảnh Hồng từ hôm 15 tháng 3 đến nay để giúp Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, một số đồng nghiệp của Sài Gòn Báo đang có mặt tại đập Cảnh Hồng đã nói rằng không hề có chuyện xả đập như tuyên bố của Trung Quốc.



Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

07/04/16 - Nước ngọt giữa lòng biển mặn

Bà Bảy tên Nguyễn Thị Hưởn, năm nay đã 72 tuổi. Hơn hai tháng nay, căn nhà của bà Bảy như đông vui hơn bởi ngày nào cũng có nhiều người đến xin nước, có người ở tận Tiền Giang nghe tin cũng sang xin nước… Bà Bảy kể mấy năm trước mỗi lúc hạn mặn, những người trong xóm tới xin mua nước ngọt xài. Bà nói trời ơi, bà con nhau mà bán chác gì, rồi kêu họ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Bà nói tiền bạc mình xài hoài cũng có lúc hết, còn tình thương thì còn mãi mãi.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

2/4/2016 - Quốc hội khóa 13 và quốc hội khóa 14 và hiến pháp xã hội chủ nghĩa

Tại sao Quốc hội Việt Nam khóa 13 lại vượt quá quyền hạn của mình, vội vàng bầu bốn chức vụ chủ chốt của bộ máy quyền lực? Câu hỏi này đã lan truyền trong nhân dân từ khi thông tin về về việc này được đưa ra, và cũng đã có nhiều diễn giải.

Việc Quốc hội khóa 13 bầu chủ tịch cho Quốc hội khóa 14 và bầu các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của nhà nước cho nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 14 là một bằng chứng hùng hồn cho việc Hiến pháp Việt Nam chỉ là một mớ giấy lộn.

Những người soạn thảo Hiến pháp và thông qua Hiến pháp (tức là Quốc hội) lại là những người coi nó không ra gì, sẵn sàng vi phạm nó, chà đạp nó bằng các quyết định và các việc làm tùy tiện của mình.

Trong khi đòi người dân tôn trọng luật pháp, thì cơ quan lập pháp tự mình ngồi xổm lên pháp luật. Điều này chứng minh một nhận định của Hannah Arendt từ những năm 50 của thế kỷ trước: trong một thế chế toàn trị “tất cả đều có thể xảy ra”.

Hệ lụy của những hành vi vi phạm Hiến pháp của Quốc hội là gì? Có nhiều hệ lụy, ở đây tôi chỉ nêu ra một hệ lụy, chắc sẽ còn có nhiều phân tích khác của những người khác.

Cho dù về mặt cá nhân, tôi kính trọng chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thì lo-gic thông thường buộc tất cả người dân Việt Nam (trong đó có tôi) phải nhận ra rằng: Quốc hội 14 do bà Nguyễn Thị Kim Ngân lãnh đạo sẽ là một Quốc hội bù nhìn, số phận bù nhìn này vừa được tuyên bố một cách công khai, một Quốc hội đã bị tước hết tất cả các quyền cơ bản và quan trọng (quyền bầu chủ tịch của mình, quyền bầu các chức danh lãnh đạo của nhà nước, vốn được ghi trong Hiến pháp) ngay từ khi chưa ra đời. Và kéo theo đó, việc “toàn dân” bầu Quốc hội khóa 14 chỉ còn là một việc làm vô nghĩa, chỉ còn là một hình thức chia chác tiền ngân sách cho các đơn vị tổ chức bầu cử mà thôi.

Tuy nhiên, nếu, một ngày đẹp trời, trong tương lai, trên 50% đại biểu của Quốc hội 14 đột nhiên tìm lại lòng tự trọng của mình, đột nhiên muốn giành lại phẩm giá và quyền tự quyết cho mình, đột nhiên không muốn làm bù nhìn nữa, và họ tuyên bố rằng bà Nguyễn Thị Kim Ngân không do họ bầu ra, vì thế bà không phải là chủ tịch của họ.

Bà do Quốc hội khóa 13 bầu ra, vậy bà là chủ tịch của Quốc hội khóa 13, chứ không phải là chủ tịch của Quốc hội khóa 14.

Đối với Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một lãnh đạo không chính danh và không hợp pháp. Vì thế, họ sẽ bầu lại một chủ tịch mới, một chủ tịch đích thực của họ, do họ bầu ra.

Về cơ bản, Quốc hội khóa 14 hoàn toàn có quyền làm như vậy. Và các chức danh lãnh đạo do Quốc hội khóa 13 bầu ra cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự.

Cách làm của Quốc hội khóa 13 (lưu ý là chưa từng xảy ra trong lịch sử Quốc hội Việt Nam) đã tước mất tính chính danh và tính hợp pháp của các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, khiến cho nhiệm kỳ của họ sẽ bị rơi vào một tình thế khó khăn, nếu có một lúc nào đó, Quốc hội 14 quyết định truy xét lại tính hợp pháp của họ.

Việc Quốc hội khóa 14 đòi thực hiện quyền của mình, quyền đã được hiến định, quyền của cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia, là điều bình thường, và hoàn toàn có thể xảy ra, trong một đất nước pháp quyền, nơi pháp luật được tôn trọng và có giá trị thực trong sinh hoạt xã hội.

Dĩ nhiên, không thể hình dung một kịch bản như thế trong một thế chế độc tài. NHƯNG, lịch sử có những bất ngờ mà đôi khi không ai có thể dự đoán được.

Ngoài ra, nếu nhìn từ một góc độ khác, có thể thấy: hiện nay, một trong những nguyên tắc hoạt động của đảng cầm quyền ở Việt Nam là «tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách», và lãnh đạo theo nguyên lý “dân chủ tập trung”.

Nguyên lý và nguyên tắc này dẫn đến hệ quả tất yếu là trong hoạt động quyền lực, trên thực tế, mọi việc đều do Bộ Chính trị (BCT) quyết, kể cả hoạt động của Quốc hội. BCT là đầu não, là trung tâm quyền lực. Vì thế mới có thể xảy ra việc Quốc hội khóa 13 bầu chủ tịch cho Quốc hội khóa 14, và bầu luôn cả các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Dĩ nhiên, nếu BCT không chỉ đạo thì sẽ không bao giờ có việc đó. Dù sao trong Quốc hội 13 cũng có những đầu óc hiểu biết, và vẫn còn có những người có liêm sỉ, nếu được tự quyết thì họ sẽ không làm một việc như vậy, và trước hết là họ không đặt ra vấn đề đó như một nhiệm vụ của họ, vì họ biết rõ việc đó vượt khỏi quyền hạn được phép của họ.

Vậy, BCT mới có 19 người, và có bốn người ở các vị trí chủ chốt: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội. Như vậy, 4/19 là thiểu số.

Nếu mai kia, một ngày đẹp trời, 15/19 thành viên của BCT muốn thay toàn bộ bốn chức danh chủ chốt này, thì với tiền lệ vừa được Quốc hội 13 tạo ra, họ sẽ thi hành ngay lập tức. Bốn vị này sẽ phải viết đơn từ nhiệm, và Quốc hội sẽ lại bầu bộ tứ mới. Đã có tiền lệ rồi mà, có việc gì là không làm được? Lúc đó, hãy hình dung điều gì có thể xảy ra.

Quốc hội 13, bằng sự phục tùng vô điều kiện của mình, bằng việc từ bỏ chức trách của mình khi thực hiện vô điều kiện các đòi hỏi của BCT, đã vừa tạo ra tiền đề cho những khủng hoảng rất có thể sẽ xảy ra về sau ở bộ phận cao nhất của cơ quan quyền lực.

Câu hỏi tự động được đặt ra là: điều gì đang xảy trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam? Phải chăng đấy là một việc làm có tính toán phục vụ cho một mục đích dài hạn của một nhóm người nào đó hay một thế lực nào đó?

Nhưng câu hỏi cũng có thể đươc đặt ra theo kiểu khác (đúng là “mọi điều đều có thể”!):

Phải chăng, cách làm việc và các quyết định hết sức tùy tiện, vi phạm luật pháp, hiến pháp, như đang diễn ra hiện nay, là để chuẩn bị cho những rối loạn không thể tránh khỏi trong tương lai?

Và những rối loạn này sẽ buộc Việt Nam phải thay đổi một cách triệt để hệ thống chính trị của mình? Phải chăng đấy là chủ ý của những người đang âm thầm chuẩn bị cho các rối loạn này, bởi vì hiện tại họ quá đơn độc, không thể trực tiếp và công khai thực hiện các cải cách mà họ mong muốn?

Nếu quả thật như vậy thì chúng ta sẽ phải cảm ơn vị (hoặc một số vị) đạo diễn tài ba, khôn khéo, đang lặng lẽ chuẩn bị cho những khủng hoảng sẽ dẫn tới chuyển biến mang tính lịch sử của chính trị Việt Nam.

Tuy nhiên, những chuyển biến đó chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi người dân và trí thức Việt Nam hiểu được ngầm ý của các vị “đạo diễn” đó để có các hành động phối hợp nhịp nhàng với họ.

Nếu Quốc hội khóa 13 vi phạm Hiến pháp nhưng Quốc hội khóa 14 và người dân đều chấp nhận, thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Và hẳn nhiên, khi người dân Việt Nam quyết định hành động, và hành động một cách đồng bộ, mạnh mẽ, thì dù có hay không sự tồn tại của các vị “đạo diễn” kia, hệ thống chính trị buộc sẽ phải chuyển động.

Nguyễn Thị Từ Huy


2/4/2016 - Người dân Tây Nguyên quay quắt trong hạn hán

Đây là hình ảnh mà phóng viên SBTN ghi nhận tại làng Kon Klor của người Ba-Na tại tỉnh Kon Tum vào những ngày cuối tháng 3 năm 2016. Tây Nguyên đang vào những tháng cao điểm của mùa khô, nhiều tháng liên tục hầu như không có một giọt mưa khiến cho giếng cạn, đồng khô dẫn đến tình trạng người thiếu nước uống, cây cối khô héo… Tháng ba Tây Nguyên, đi đâu cũng nghe thấy những tiếng than không mưa. Lâu lắm rồi, mưa không rơi xuống vùng đại ngàn.



Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

24/3/2016 - Thổi hồn cho tượng gỗ

Đã bao đời nay vẫn vậy, những pho tượng gỗ dân gian Tây Nguyên được tạc đẽo thô mộc, dãi dầu mưa nắng nhưng luôn mang đến cho người xem cảm giác mà trong đó vừa ẩn chứa hồn thiêng, vừa như toát lên cốt cách con người, núi rừng đại ngàn… Những dân tộc anh em của núi rừng Kon Tum có chung một niềm đam mê trong cuộc sống tinh thần là tạc tượng gỗ dân gian, họ yêu thương con người, yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu sông, yêu suối, yêu đời sống văn hóa lễ hội.




Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

21/3/2016 - Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy.

Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.

Trưa 20/3/2016, cầu Gành đã bị một chiếc sà lan tông sập một nhịp, sau hơn trăm năm soi bóng trên dòng Đồng Nai như một biểu tượng của Biên Hòa.

Chợt nhớ người anh em của nó, cầu Tràng Tiền, một ngày xa xưa đã từng bị gãy... Sự kiện buồn này đã được đưa vào một bài ca da diết

Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh/ Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh/ Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời/ Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình

và rồi

Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi/ Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài

Thôi đành mượn bài hát cũ và điệu Nam Ai, Nam Bình của xứ cố đô để tiếc thương cho một chiếc cầu đã gãy:

Một ngày vào thuở xa xưa trên đất Đồng Nai/ Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh/ Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời/ Khắp Biên Hòa dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình/ Cầu thân ái trưa nay gãy một nhịp rồi/ Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
...

Phạm Hoài Nhân



21/3/2016 - Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

Tối ngày 18 tháng 3, tại Nhà rông Kon K’lor của Kon Tum đã khai mạc “Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên năm 2016”, kéo dài đến ngày 23-3. Bao đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là tiếng nói của con người và của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

15/3/2016 - Không thể trị được sự tham nhũng của CSVN?

Hôm chiều ngày 8/3/16, trong cuộc họp tổng kết về phòng chống tham nhũng tại Sài Gòn, tướng công an Phan Anh Minh nói rằng tham nhũng toàn là đảng viên. Muốn điều tra đảng viên tham nhũng phải được sự phê duyệt của ban nội chính đảng. Ông Minh còn nói là trong buôn lậu, có đến một nửa là sự tiếp tay hoặc trực tiếp của cán bộ hải quan… Và đến nay thì cả tham nhũng và buôn lậu vẫn tiếp tục phát triển.

15/3/2016 - Lễ giỗ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn

Tại đền thờ Hai Bà Trưng ổ Sài Gòn ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch đã làm lễ giỗ Hai Bà Trưng theo đúng nghi thức tế lễ cổ truyền của tổ tiên ở Bắc bộ được trình diễn bằng phong cách Nam bộ. Tinh thần dũng cảm quên mình vì nước của hai bà là nguồn cảm hứng cho người Việt Nam suốt hai ngàn năm qua. Hai Nữ Vương được người dân tưởng nhớ không chỉ nhờ tài lãnh đạo, kỹ năng chiến đấu, lòng can đảm mà còn là sự cống hiến để bảo tồn và phục hồi nền văn hóa của dân tộc Việt.


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

13/3/2016 - CSVN phải chấm dứt lũng đoạn giáo dục

Khi hỏi vì sao hiện nay học sinh không thích môn lịch sử, nhiều thầy cô giáo tiểu học đến trung học ở Sài Gòn nói rằng, nếu mình là học sinh thì các thầy cô này cũng chán môn Sử. Bởi môn sử từ 40 năm qua vẫn dạy theo một kịch bản kiểu tóm tắt sách của ban tuyên giáo đảng cộng sản. Cựu giáo sư sử địa Trần Minh Quốc, một người thầy đứng trên bục giảng tại miền Nam từ năm 1968, nói rằng dạy lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc, chứ không phải để học sinh thuộc lòng về đảng cộng sản, về những chiến công đánh bóng, tô hồng của miền Bắc cộng sản xâm lược miền Nam.

13/3/2016 - Vi vu mùa thả diều

Cứ sau tết, lúc những cơn gió mạnh đổ về Thủ Dầu Một, là người ta lại ồn ào tấp nập cùng nhau đi thả diều. Không chỉ có trẻ con mới mê trò này, những người lớn cũng tìm đến đây nhằm tìm lại tuổi thơ của mình trên những cánh diều. Qua thời gian, con diều giấy ngày trước biến đổi thành các loại diều vải, ny lon với đủ màu sắc, hình dáng. Riêng những cánh diều bao giờ cũng vậy, sẽ bay lên cao khi đón đúng chiều gió, và tuổi thơ như quay trở về với những hình ảnh này.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

6/3/2016 - Ai đã chống lưng cho tập đoàn FLC?

FLC mượn tay nhà cầm quyền cộng sản cướp đoạt tài sản và đàn áp dân



Từ ngày 03/3 đến ngày 05/3/2016, người dân Sầm Sơn Thanh Hóa đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC thực hiện dự án du lịch Sầm Sơn đã phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân gôn (Người Lao Động ngày 05/12/2015) và cấm biển ngư dân Thanh Hóa. FLC cho bảo vệ ra bờ biển ngăn chặn bà con ngư dân không được đánh bắt cá, cào ngao, trong khi không có luật nào quy định, bờ biển thuộc chủ quyền của cá nhân, tổ chức nào.

Ngay tại Hà Nội, cùng thời điểm này, báo chí cũng đã thông tin về việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (trụ sở tại Hà Nội) ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng.

Cụ thể, theo điều tra của tờ Tuổi Trẻ, trong quá trình xây dựng căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, chủ đầu tư là ông Trịnh Văn Quyết đã có vi phạm trong trật tự xây dựng, là tự ý thay đổi công năng của căn biệt thự mà chưa được phép của cơ quan chức năng. Hiện nay, biệt thự đã hoàn thành suông sẻ.

Theo Vnexpress ngày 05/3/2016, “khoảng 13h cùng ngày, ba thanh niên (mặc thường phục” đến nhà riêng của ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền ở khu vực Đền Độc Cước (phía Đông đường Hồ Xuân Hương) yêu cầu gia đình ký vào bản cam kết di dời bến thuyền.



Ông Hải không có nhà nên vợ là bà Văn Thị Thắng tiếp chuyện. Sau ít phút trao đổi, bất ngờ nữ chủ nhà bị nhóm này đánh đập và có tiếng súng nổ tại đây”. “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”, người hàng xóm Hà Thị Hợp kể lại và cho hay một thanh niên cầm súng còn đe dọa “ai vào sẽ bắn”. Khi thấy đông người dân kéo đến, nhóm người lạ lên xe máy bỏ đi.

Dư luận cho rằn nhóm thanh niên này chính là bọn an ninh mặc thường phục, giống như những tên an ninh thường phục thường xuyên chận đường bắt cóc, đánh đập người dân biểu tình ôn hòa ở cả nước. Và đây là hành động có chủ trương chung từ lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

* Tập đoàn FLC là ai?

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán HOSE: FLC, VN30: FLC) được thành lập vào ngày 22/11/2010, có trụ sở chính đặt tại FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Tiền thân của FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng. Năm 2001, thành lập Công ty Cổ phần Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – dịch vụ.

Sau đó, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là SMiC) ra đời. Năm 2006, văn phòng Luật SMiC chuyển đổi thành Công ty TNHH Luật SMiC. Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán FLCS (tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex). FLCS chính thức đi vào hoạt động năm 2008.

Năm 2008, các công ty đầu tư tài chính và đầu tư như Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú (đổi tên là Công ty Cổ phần FLC từ tháng 1 năm 2010), Công ty TNHH SG Invest và đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Ninh Bắc (tiền thân của Công ty Cổ phần FLC Land) – chủ đầu tư của dự án FLC Landmark Tower – được thành lập. Năm 2009, SMiC mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Singapore.

Ngày 9/12/2009, Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/01/2010.

Ngày 22/11/2010, Công ty Cổ phần FLC được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Từ năm 2011-2012, FLC bắt đầu mở rộng kinh doanh khác như du lịch, đại lý vé máy bay, công nghệ, truyền thông, dịch vụ golf… và đẻ ra hàng loạt các công ty. Đồng thời, các công ty thành viên trong tập đoàn được tái cơ cấu như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech & Media.

Năm 2014, FLC triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn như Khu Công nghiệp Tam Dương II, Khu Công nghiệp Hòn La II, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC ComplexThanh Hóa, Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Khu Trung tâm hành chính mới Khánh Hòa, FLC Star Tower Hà Đông.

Tháng 7 năm 2015, khánh thành Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Năm 2015, khởi công Dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn và FLC Twin Tower tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội.

Các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (KLF Global), Công ty Luật TNHH SmiC, Công ty Cổ phần Công nghệ OTP FLC Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên FLC Land, Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính & Địa ốc Alaska, Trường Cao đẳng Nghề FLC, Công ty Cổ phần FLC Travel, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển FLC Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Dịch vụ Trực thăng & Du thuyền FLC, Công ty TNHH Thương mại & Nhân lực Quốc tế FLC, Công ty Cổ phần Địa ốc Star Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư & Quản lý tòa nhà Ion Complex, Công ty TNHH FLC Land Thanh Hóa, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Địa ốc Khánh Hòa, Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort. (Theo Wikipedia).

Lãnh đạo của Tập đoàn FLC gồm những cá nhân:

Luật sư Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Thành Vinh – Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Bá Nguyên – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Lưu Đức Quang – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Hương Trần Kiều Dung – Thành viên HĐQT- Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thị My Lan – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thế Anh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đàm Ngọc Bích – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đặng Tất Thắng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Bùi Hải Huyền – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Phạm Hải Ninh – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Lê Văn Sắc – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC.

Các trụ sở chính của Tập đoàn FLC

Tầng 5, FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3771 1111 / Fax: (84-4) 3724 5888. Email: info@flc.vn / Webiste: www.flc.vn.

Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh:

Số 86 – 88 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (84-8) 3936 9109 / Fax: (84-8) 3821 2166.

Chi nhánh Thanh Hóa:

FLC Samson Golf Links, đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Điện thoại: (84-37) 379 3136 / Fax: (84-37) 379 3136.

* Ai chống lưng cho Tập đoàn FLC?

Theo nhiều tờ báo in, báo điện tử của chính báo chí cộng sản trong nước, những vị “tai to mặt bự” luôn luôn “ủng hộ, đồng hành” (chữ dùng của báo cộng sản) với Tập đoàn FLC là:

Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Uông Chu Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và “Nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã ủng hộ, đồng hành cùng Tập đoàn FLC trong suốt quá trình triển khai dự án FLC Sầm Sơn”. (Xin xem hình ảnh đính kèm)




Có thế lực chống lưng to lớn như vậy, thảo nào Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC ngang nhiên xem thường pháp luật, chà đạp lên quyền sống của người dân Thanh Hóa.

Tạ Phong Tần