Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

24/3/2016 - Thổi hồn cho tượng gỗ

Đã bao đời nay vẫn vậy, những pho tượng gỗ dân gian Tây Nguyên được tạc đẽo thô mộc, dãi dầu mưa nắng nhưng luôn mang đến cho người xem cảm giác mà trong đó vừa ẩn chứa hồn thiêng, vừa như toát lên cốt cách con người, núi rừng đại ngàn… Những dân tộc anh em của núi rừng Kon Tum có chung một niềm đam mê trong cuộc sống tinh thần là tạc tượng gỗ dân gian, họ yêu thương con người, yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu sông, yêu suối, yêu đời sống văn hóa lễ hội.




Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

21/3/2016 - Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy.

Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.

Trưa 20/3/2016, cầu Gành đã bị một chiếc sà lan tông sập một nhịp, sau hơn trăm năm soi bóng trên dòng Đồng Nai như một biểu tượng của Biên Hòa.

Chợt nhớ người anh em của nó, cầu Tràng Tiền, một ngày xa xưa đã từng bị gãy... Sự kiện buồn này đã được đưa vào một bài ca da diết

Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh/ Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh/ Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời/ Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình

và rồi

Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi/ Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài

Thôi đành mượn bài hát cũ và điệu Nam Ai, Nam Bình của xứ cố đô để tiếc thương cho một chiếc cầu đã gãy:

Một ngày vào thuở xa xưa trên đất Đồng Nai/ Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh/ Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời/ Khắp Biên Hòa dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình/ Cầu thân ái trưa nay gãy một nhịp rồi/ Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
...

Phạm Hoài Nhân



21/3/2016 - Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

Tối ngày 18 tháng 3, tại Nhà rông Kon K’lor của Kon Tum đã khai mạc “Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên năm 2016”, kéo dài đến ngày 23-3. Bao đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là tiếng nói của con người và của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

15/3/2016 - Không thể trị được sự tham nhũng của CSVN?

Hôm chiều ngày 8/3/16, trong cuộc họp tổng kết về phòng chống tham nhũng tại Sài Gòn, tướng công an Phan Anh Minh nói rằng tham nhũng toàn là đảng viên. Muốn điều tra đảng viên tham nhũng phải được sự phê duyệt của ban nội chính đảng. Ông Minh còn nói là trong buôn lậu, có đến một nửa là sự tiếp tay hoặc trực tiếp của cán bộ hải quan… Và đến nay thì cả tham nhũng và buôn lậu vẫn tiếp tục phát triển.

15/3/2016 - Lễ giỗ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn

Tại đền thờ Hai Bà Trưng ổ Sài Gòn ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch đã làm lễ giỗ Hai Bà Trưng theo đúng nghi thức tế lễ cổ truyền của tổ tiên ở Bắc bộ được trình diễn bằng phong cách Nam bộ. Tinh thần dũng cảm quên mình vì nước của hai bà là nguồn cảm hứng cho người Việt Nam suốt hai ngàn năm qua. Hai Nữ Vương được người dân tưởng nhớ không chỉ nhờ tài lãnh đạo, kỹ năng chiến đấu, lòng can đảm mà còn là sự cống hiến để bảo tồn và phục hồi nền văn hóa của dân tộc Việt.


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

13/3/2016 - CSVN phải chấm dứt lũng đoạn giáo dục

Khi hỏi vì sao hiện nay học sinh không thích môn lịch sử, nhiều thầy cô giáo tiểu học đến trung học ở Sài Gòn nói rằng, nếu mình là học sinh thì các thầy cô này cũng chán môn Sử. Bởi môn sử từ 40 năm qua vẫn dạy theo một kịch bản kiểu tóm tắt sách của ban tuyên giáo đảng cộng sản. Cựu giáo sư sử địa Trần Minh Quốc, một người thầy đứng trên bục giảng tại miền Nam từ năm 1968, nói rằng dạy lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc, chứ không phải để học sinh thuộc lòng về đảng cộng sản, về những chiến công đánh bóng, tô hồng của miền Bắc cộng sản xâm lược miền Nam.

13/3/2016 - Vi vu mùa thả diều

Cứ sau tết, lúc những cơn gió mạnh đổ về Thủ Dầu Một, là người ta lại ồn ào tấp nập cùng nhau đi thả diều. Không chỉ có trẻ con mới mê trò này, những người lớn cũng tìm đến đây nhằm tìm lại tuổi thơ của mình trên những cánh diều. Qua thời gian, con diều giấy ngày trước biến đổi thành các loại diều vải, ny lon với đủ màu sắc, hình dáng. Riêng những cánh diều bao giờ cũng vậy, sẽ bay lên cao khi đón đúng chiều gió, và tuổi thơ như quay trở về với những hình ảnh này.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

6/3/2016 - Ai đã chống lưng cho tập đoàn FLC?

FLC mượn tay nhà cầm quyền cộng sản cướp đoạt tài sản và đàn áp dân



Từ ngày 03/3 đến ngày 05/3/2016, người dân Sầm Sơn Thanh Hóa đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC thực hiện dự án du lịch Sầm Sơn đã phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân gôn (Người Lao Động ngày 05/12/2015) và cấm biển ngư dân Thanh Hóa. FLC cho bảo vệ ra bờ biển ngăn chặn bà con ngư dân không được đánh bắt cá, cào ngao, trong khi không có luật nào quy định, bờ biển thuộc chủ quyền của cá nhân, tổ chức nào.

Ngay tại Hà Nội, cùng thời điểm này, báo chí cũng đã thông tin về việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (trụ sở tại Hà Nội) ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng.

Cụ thể, theo điều tra của tờ Tuổi Trẻ, trong quá trình xây dựng căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, chủ đầu tư là ông Trịnh Văn Quyết đã có vi phạm trong trật tự xây dựng, là tự ý thay đổi công năng của căn biệt thự mà chưa được phép của cơ quan chức năng. Hiện nay, biệt thự đã hoàn thành suông sẻ.

Theo Vnexpress ngày 05/3/2016, “khoảng 13h cùng ngày, ba thanh niên (mặc thường phục” đến nhà riêng của ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền ở khu vực Đền Độc Cước (phía Đông đường Hồ Xuân Hương) yêu cầu gia đình ký vào bản cam kết di dời bến thuyền.



Ông Hải không có nhà nên vợ là bà Văn Thị Thắng tiếp chuyện. Sau ít phút trao đổi, bất ngờ nữ chủ nhà bị nhóm này đánh đập và có tiếng súng nổ tại đây”. “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”, người hàng xóm Hà Thị Hợp kể lại và cho hay một thanh niên cầm súng còn đe dọa “ai vào sẽ bắn”. Khi thấy đông người dân kéo đến, nhóm người lạ lên xe máy bỏ đi.

Dư luận cho rằn nhóm thanh niên này chính là bọn an ninh mặc thường phục, giống như những tên an ninh thường phục thường xuyên chận đường bắt cóc, đánh đập người dân biểu tình ôn hòa ở cả nước. Và đây là hành động có chủ trương chung từ lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

* Tập đoàn FLC là ai?

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán HOSE: FLC, VN30: FLC) được thành lập vào ngày 22/11/2010, có trụ sở chính đặt tại FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Tiền thân của FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng. Năm 2001, thành lập Công ty Cổ phần Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – dịch vụ.

Sau đó, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là SMiC) ra đời. Năm 2006, văn phòng Luật SMiC chuyển đổi thành Công ty TNHH Luật SMiC. Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán FLCS (tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex). FLCS chính thức đi vào hoạt động năm 2008.

Năm 2008, các công ty đầu tư tài chính và đầu tư như Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú (đổi tên là Công ty Cổ phần FLC từ tháng 1 năm 2010), Công ty TNHH SG Invest và đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Ninh Bắc (tiền thân của Công ty Cổ phần FLC Land) – chủ đầu tư của dự án FLC Landmark Tower – được thành lập. Năm 2009, SMiC mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Singapore.

Ngày 9/12/2009, Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/01/2010.

Ngày 22/11/2010, Công ty Cổ phần FLC được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Từ năm 2011-2012, FLC bắt đầu mở rộng kinh doanh khác như du lịch, đại lý vé máy bay, công nghệ, truyền thông, dịch vụ golf… và đẻ ra hàng loạt các công ty. Đồng thời, các công ty thành viên trong tập đoàn được tái cơ cấu như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech & Media.

Năm 2014, FLC triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn như Khu Công nghiệp Tam Dương II, Khu Công nghiệp Hòn La II, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC ComplexThanh Hóa, Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Khu Trung tâm hành chính mới Khánh Hòa, FLC Star Tower Hà Đông.

Tháng 7 năm 2015, khánh thành Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Năm 2015, khởi công Dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn và FLC Twin Tower tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội.

Các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (KLF Global), Công ty Luật TNHH SmiC, Công ty Cổ phần Công nghệ OTP FLC Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên FLC Land, Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính & Địa ốc Alaska, Trường Cao đẳng Nghề FLC, Công ty Cổ phần FLC Travel, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển FLC Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Dịch vụ Trực thăng & Du thuyền FLC, Công ty TNHH Thương mại & Nhân lực Quốc tế FLC, Công ty Cổ phần Địa ốc Star Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư & Quản lý tòa nhà Ion Complex, Công ty TNHH FLC Land Thanh Hóa, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Địa ốc Khánh Hòa, Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort. (Theo Wikipedia).

Lãnh đạo của Tập đoàn FLC gồm những cá nhân:

Luật sư Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Thành Vinh – Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Lê Bá Nguyên – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Lưu Đức Quang – Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC, Hương Trần Kiều Dung – Thành viên HĐQT- Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thị My Lan – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Trần Thế Anh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đàm Ngọc Bích – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Đặng Tất Thắng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Bùi Hải Huyền – Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Phạm Hải Ninh – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC, Lê Văn Sắc – Thành viên ban Kiểm soát Tập đoàn FLC.

Các trụ sở chính của Tập đoàn FLC

Tầng 5, FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3771 1111 / Fax: (84-4) 3724 5888. Email: info@flc.vn / Webiste: www.flc.vn.

Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh:

Số 86 – 88 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (84-8) 3936 9109 / Fax: (84-8) 3821 2166.

Chi nhánh Thanh Hóa:

FLC Samson Golf Links, đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Điện thoại: (84-37) 379 3136 / Fax: (84-37) 379 3136.

* Ai chống lưng cho Tập đoàn FLC?

Theo nhiều tờ báo in, báo điện tử của chính báo chí cộng sản trong nước, những vị “tai to mặt bự” luôn luôn “ủng hộ, đồng hành” (chữ dùng của báo cộng sản) với Tập đoàn FLC là:

Trịnh Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Uông Chu Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và “Nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã ủng hộ, đồng hành cùng Tập đoàn FLC trong suốt quá trình triển khai dự án FLC Sầm Sơn”. (Xin xem hình ảnh đính kèm)




Có thế lực chống lưng to lớn như vậy, thảo nào Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC ngang nhiên xem thường pháp luật, chà đạp lên quyền sống của người dân Thanh Hóa.

Tạ Phong Tần

6/3/2016 - Tỷ phú cắm siêu xe Ferrari vay 100 triệu: Ngân hàng hớ nặng

Để có thể thành công và có cuộc sống hưng thịnh, bạn cần phải thông minh và chăm chỉ làm việc. Không có sự thành công nào mà không cần sự chăm chỉ, sáng tạo, nhanh nhạy và có kỹ năng làm việc.



Đôi khi cuộc sống như một trò chơi cờ vua, bạn phải luôn luôn có những sáng kiến về những bước di chuyển tiếp theo. Câu chuyện thú vị dưới đây sẽ cho bạn thấy người giàu luôn có những ý tưởng đi trước thời đại như thế nào.

Câu chuyện nói về một người đàn ông giàu có đã vay tiền từ ngân hàng 5000 USD (hơn 100 triệu đồng). Ngân hàng đã yêu cầu phải thế chấp tài sản và ông đã dùng chiếc xe Ferrari trị giá 250.000 USD (khoảng 5,5 tỷ đồng) của mình. Tuy nhiên, điều gây sốc nhất chính là lý do người đàn ông đi vay tiền và thế chấp chiếc xe của mình.

Câu chuyện cụ thể như sau:

"Một người đàn ông tên là Bubba,sống ở Texas đang cần vay một khoản tiền nên đã đến một ngân hàng ở New York. Ông nói với nhân viên ngân hàng rằng mình sẽ đi đến Paris trong 2 tuần để dự hội thảo và cần vay 5000 USD.

Nhân viên ngân hàng cho biết, Bubba cần có tài sản thế chấp để được vay, vì vậy Bubba đã giao chìa khóa chiếc xe Ferrari còn khá mới cho phía ngân hàng. Sau khi kiểm tra xe, ngân hàng đã đồng ý giữ lại chiếc xe như vật thế chấp và tính lãi suất cho khoản vay của Bubba.

Sự việc này đã khiến nhiều nhân viên ngân hàng cảm thấy khôi hài vì chiếc xe Ferrari của người đàn ông có trị giá lên tới 250.000 USD. Ông đã dùng một chiếc xe siêu đắt chỉ để vay 5000 USD. Sau đó, ngân hàng đã đưa chiếc xe của Bubba đến nhà để xe của ngân hàng.

Hai tuần sau, người đàn ông trở lại, trả 5000 USD và lãi suất 23.07 USD. Nhân viên cho vay nói: "Thưa ông, chúng tôi rất vui vì được làm việc với ông nhưng chúng tôi có chút thắc mắc. Khi ông rời đi, chúng tôi đã tìm hiểu về ông và phát hiện ông là một nhà đầu tư, một tỷ phú trong lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi thắc mắc tại sao ông lại phải vay 5000 USD?"

Người đàn ông mỉm cười rồi đưa ra câu trả lời bất ngờ: "Tôi có thể đỗ xe ở đâu khác trong thành phố New York này trong 2 tuần chỉ với 23.07 USD và nó vẫn còn ở đó khi tôi trở về chứ?".

Theo Dân Việt

6/3/2016 - Chốt dân phòng khiến Sài Gòn thêm nhếch nhác

Ở Sài Gòn, đang có hàng loạt chốt dân phòng kiểu như những vọng lính gác thời chiến được chính quyền xây dựng với lý do là để giúp bảo vệ khu phố, an ninh trật tự khu dân cư. Tuy nhiên, các chốt dân phòng lại được xây trên vỉa hè, lề đường, vừa che khuất tầm nhìn các phương tiện giao thông, vừa chiếm luôn phần đường dành cho khách bộ hành. Với những cái chốt kiểu như vầy thì người đi bộ chỉ còn mỗi cách là đi ở lòng đường với nhiều rủi ro xe cộ. Đã vậy, nhiều chốt dân phòng được lập ra nhưng lại bị bỏ hoang, trông nhem nhuốc, làm xấu đi bộ mặt của hè phố Sài Gòn…

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

4/3/2016 - Ông nhà nước và ông đảng thi nhau "ăn" doanh nghiệp

Báo chí đưa tin ngân hàng thế giới nói rằng doanh nghiệp Việt Nam làm ra được 10 đồng, thì cơ quan thuế đã thu ngay 4 đồng. Sở dĩ phải thu cao đến như vậy vì phải nuôi cả 2 bộ máy hành chánh là ông nhà nước và ông đảng. Giới chủ doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn nói rằng thuế thu còn có biên lai, chứ các khoản “ăn” khác của công an, hải quan thì không kể xiết. Đó là chưa nói đến những khoản hiếu hỷ cho các quan chức chính quyền…

3/3/2016 - Người bệnh lo âu viện phí

Kể từ ngày 1 tháng 3, tất cả các bệnh viện trên cả nước sẽ đồng loạt tăng viện phí và các dịch vụ khám chữa bệnh. Ghi nhận của phóng viên SBTN vào sáng ngày 29 tháng 2 cho thấy hiện nay bảo hiểm y tế trả 80%, người bệnh trả 20% còn lại cũng đã là chật vật, vì còn có các loại phí ngoài bảo hiểm và các phí sinh hoạt trong thời gian điều trị khác. Nhiều điều dưỡng đang làm việc tại các bệnh viện ở Sài Gòn nhắc lại rằng năm 2012 viện phí cũng tăng nhưng rồi chất lượng dịch vụ vẫn như cũ, tất cả hứa hẹn hồi tăng giá vẫn chỉ là cái bánh vẽ.