Giải Nobel kinh tế, tên chính thức là
Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (tiếng
Thụy Điển: Sveriges riksbanks pris i ekonomisk vetenskap till Alfred Nobels
minne) là giải thưởng dành cho những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực
kinh tế học.
Giải này được thừa nhận rộng rãi là
giải thưởng danh giá nhất trong ngành khoa học này.
Dự đoán giải thưởng “ăn theo” là Ig
Nobel 2016 sẽ được trao cho tập thể tác giả thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam.
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Báo chí đưa tin, tại Hà Nội, Hội đồng
Lý luận TƯ ĐCSVN phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm
“Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhằm góp phần phục vụ hoàn
thiện Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới và
dự thảo Báo cáo chính trị của TƯ tại Đại hội Đảng 12.
Báo cáo đề dẫn tọa đàm do GS.TS Nguyễn
Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam nêu rõ trong quá trình đổi mới, Đảng ngày càng nhận thức rõ, sát
thực tế hơn khái niệm tổng quát về kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thực tiễn 30 năm đổi mới đã chứng
minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để
xây dựng CNXH.
Trong quá trình nghiên cứu tổng kết
thực tiễn, kế thừa và tiếp thu những thành quả lý luận của các Đại hội Đảng qua
sáu kỳ đại hội, dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 12 đã nêu ra định nghĩa mới về
khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đó là: Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại
và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng
của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và
phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng
sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây
dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch
và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định
hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường;
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở thống nhất nhận thức về nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam theo tinh thần nêu trên, dự thảo
Báo cáo chính trị Đại hội 12 đã tiếp tục cụ thể hóa, nêu ra phương hướng mục
tiêu và nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai
đoạn 5-10 năm tới.
Cụ thể, “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản
hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo các
tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo
đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị
trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, với phát triển văn hóa,
phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công
khai, minh bạch, tính dự báo được trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo
điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”.
VIỆT NAM LÀ NƯỚC DUY NHẤT CÓ NỀN KINH
TẾ “ĐỊNH HƯỚNG”
Trên thế giới đã và đang tồn tại ba
mô hình của trật tự kinh tế, đó là: kinh tế thị trường tự do (điển hình là nước
Mỹ); kinh tế thị trường xã hội (điển hình là nước Đức) và kinh tế kế hoạch và
chỉ huy (có lẽ điển hình là Bắc Triều Tiên và Cuba).
Vậy, phải chăng Việt Nam đã và đang
sáng tạo ra một “con đường thứ tư”: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa?.
Thông lệ của thế giới lấy hai khía cạnh
để xem xét, đó là mục tiêu của Nhà nước thông qua phát triển nền kinh tế và mối
quan hệ của nó với thị trường. Như vậy, khi khẳng định “định hướng xã hội chủ
nghĩa” phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh yếu tố mục tiêu, tức bảo đảm
sự công bình tương đối về xã hội và chế độ an sinh xã hội phổ cập đối với người
dân?
Điều này giống với mục tiêu của nền
kinh tế thị trường xã hội của nước Đức, và khác với nền kinh tế thị trường tự
do của nước Mỹ khi Nhà nước không quản lý tập trung quỹ bảo hiểm xã hội và có tới
trên 40 triệu người dân không có bảo hiểm y tế.
“Có nghĩa rằng, nếu cam kết theo đuổi
mục tiêu này, Nhà nước phải đồng thời xác định trách nhiệm thực hiện được hai mục
tiêu xã hội nói trên, đồng thời khẳng định trong Hiến pháp nguyên tắc nhà nước
phải thực hiện phổ cập chế độ an sinh xã hội. Điều này có là thực tế trong những
năm qua và khả thi trong những năm sắp tới không?
Tôi e rằng không! Thậm chí, thực tiễn
vừa qua đang đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường
đang trở thành gánh nặng cho người nghèo chẳng hạn”, luật sư Nguyễn Tiến Lập
nói.
Hậu quả của việc không xác định mô
hình kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa Nhà nước và thị trường,
sẽ tạo nên tình thế “không biết đằng nào mà lần” cho các doanh nghiệp, đồng thời
biến họ thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào Nhà nước.
“Câu hỏi tại sao sau hơn ba mươi năm
chuyển sang kinh tế thị trường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột
như vậy và chủ yếu lấy cơ chế xin-cho làm tôn chỉ hành động, không tăng được
năng lực cạnh tranh... phải chăng đã tìm được câu trả lời từ chính sự mập mờ của
khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” này?”, luật sư Lập đặt
vấn đề.
ĐẢNG ĐỪNG… “TỰ SƯỚNG” NỮA
Trao đổi với báo chí vào cuối năm
2013, có một câu hỏi mà gần 30 năm qua Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi
Quang Vinh vẫn chưa có câu trả lời, đó là thế nào là thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi
Quang Vinh kể ông được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là các lãnh đạo của hầu hết các tỉnh,
thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi bộ trưởng, thế nào là thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô
hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Gần ba mươi năm
trước, khi còn là bí thư chi bộ kiêm lớp trưởng của một lớp lý luận cao cấp học
tại học viện, ông Vinh cũng đã hỏi câu hỏi đó với các thầy giáo là các nhà lý
luận, nhưng không được trả lời. Nay, câu hỏi đó vẫn làm băn khoăn những thế hệ
sau ông.
Nguyễn Gia Định