Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Điểm tin sáng 2 tháng 6

+ Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, cần viết lại Báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành, bổ sung báo cáo tài chính dự án trước khi phê duyệt.

Thảo luận tại diễn đàn “Dự án sân bay Long Thành - Công khai, khoa học và trách nhiệm”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đưa ra vấn đề hiệu quả dự án. Theo đó, khi đưa ra dự án, Bộ Giao thông vận tải khẳng định dự án phải có hiệu quả mới làm. Tuy nhiên hiện nay chưa xác định được hiệu quả hay không thì làm sao Quốc hội thông qua được.

Trong khi Báo cáo tiền khả thi chưa nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả tài chính.

“Khi chúng tôi đưa ra Báo cáo tiền khả thi dự án không đạt yêu cầu vì thiếu báo cáo tài chính nhưng cả Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không không trả lời thẳng vào vấn đề đó mà lại lái sang vấn đề chứng minh hiệu quả mới làm, bỏ qua nghiên cứu tiền khả thi về hiệu quả tài chính.

Trong khi dự án lớn như Long Thành cần chứng minh hiệu quả tài chính hay không, hiệu quả như thế nào, còn nếu thua lỗ tài chính thì thua lỗ đến đâu chứ không thể để trống như vậy”, PGS.TS Nguyễn Thiến Tống cho biết.

Theo PGS Tống, nếu báo cáo tài chính trong Báo cáo tiền khả thi được làm rõ ngày từ đầu và xác định dự án không hiệu quả thì nên bác bỏ dự án.

Ngược lại khi biết Báo cáo tiền khả thi không tốt nhưng vẫn nhắm mắt cho qua. Đến giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, chúng ta sẽ lãng phí hàng trăm triệu để rồi kết luận dự án không hiệu quả nên không đầu tư.

“Tôi đề nghị Quốc hội hoãn lại chưa nên phê chuẩn vấn đề này phải viết lại báo cáo tiền khả thi cho đầy đủ từ số liệu, báo cáo tài chính…”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống thẳng thắn.

+ Trong cuộc phỏng vân bên lề một hội nghị năng lượng ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 5-2015, Đô đốc Dennis Blair cho biết, chính phủ Mỹ nên khuyến khích các bên yêu sách ở Biển Đông đàm phán một thỏa hiệp đa phương, bất chấp Trung Quốc có tham gia hay không.

Lâu nay họ vẫn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước và phản đối kịch liệt đàm phán đa phương. Ông lưu ý, một số quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã công khai lên tiếng về vấn đề này, nhưng còn mang tính "phòng thủ" nhiều hơn.

Đô đốc Dennis Blair cho biết, lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) có rất ít điều có thể làm được để "răn đe" Mỹ trong việc duy trì tự do hàng không, hàng hải trong vùng biển quốc tế.

Quần đảo Trường Sa cách Trung Quốc 900 dặm. Điều này cho thấy lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú tại đây không có khả năng bảo vệ mình trong bất kỳ hoạt động quân sự nào, ông Dennis Blair bình luận.

Nếu người Trung Quốc để lộ những hành động quân sự thực tế từ các điểm chiếm đóng, họ hoàn toàn không thể phòng thủ được về mặt quân sự. Philippines và Việt Nam cũng có thể loại Trung Quốc khỏi vòng chiến đấu, huống hồ là Mỹ, Đô đốc Dennis Blair bình luận.

+ Chiều 29-5 tàu QNa 90927 (với 45 ngư dân) do ông Trần Tấn Sinh làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang ở phía đông nam Hoàng Sa, cách Đà Nẵng 410 hải lý thì ông Ngọc bị suy tim (bệnh tái phát).

Đến trưa 31-5 bệnh tình ông Ngọc diễn biến xấu, nguy hiểm tính mạng nên tàu SAR 412 hướng dẫn tàu cá chạy về phía Hoàng Sa và đưa bác sĩ Trung tâm cấp cứu TP.Đà Nẵng ra đón, hai tàu gặp nhau sáng sớm 1-6. Lúc này ông Ngọc đang nguy kịch, khó thở, choáng… được bác sĩ cho thở ô xy và chuyển sang tàu SAR 412 để đưa vào bờ.

Thuyền trưởng SAR 412 Phan Xuân Sơn kể, khoảng 0 giờ 30 ngày 1-6 tàu SAR 412 đang tiến về phía tàu cá, cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa của VN khoảng 8 hải lý thì xuất hiện tàu Trung Quốc (TQ) không rõ số hiệu ở khoảng cách 100 m.

Tàu TQ gọi qua máy thông tin liên lạc yêu cầu SAR 412 chuyển hướng. “Chúng tôi là tàu cứu nạn VN đang làm nhiệm vụ, chúng tôi không đổi hướng, các ông không được cản trở” - thuyền trưởng Sơn dõng dạc trả lời và giữ vững hải trình. Phía tàu TQ tiếp tục lặp lại nội dung trên và theo sau tàu SAR 412 khoảng 30 phút cho đến khi SAR 412 đi xa Tri Tôn.

Thuyền trưởng Sơn kể: “Đến 10 giờ 30 cùng ngày khi chúng tôi đang đưa ngư dân về bờ, thì xuất hiện tàu hải quân TQ số hiệu 841 ở phía xa đột ngột tăng tốc từ 4 - 5 hải lý/giờ lên 19 - 20 hải lý/giờ lao thẳng vào phía hông tàu SAR 412. Khi cách 80 m, tàu TQ mới giảm tốc độ và chuyển hướng chạy song song với tàu SAR 412”.

Theo thuyền trưởng Sơn, tàu TQ còn kèm sát và thỉnh thoảng lại tăng tốc lao về phía SAR 412 suốt 7 hải lý, cho đến khi SAR 412 cách Tri Tôn 15 hải lý mới thôi; hành động này là có ý đe dọa bởi theo nguyên tắc hàng hải thì 2 tàu gặp nhau trên biển phải trao đổi qua hệ thống thông tin liên lạc để tránh nhau, chứ không được lao thẳng vào tàu khác như thế.

Trước đó tàu TQ cũng đã nhiều lần đe dọa tàu SAR 412 VN khi đang cứu nạn ở Hoàng Sa. Lần gần đây nhất là tháng 2 vừa qua khi SAR 412 vào bãi đá ngầm Chim Én, trung tâm quần đảo Hoàng Sa cứu 6 ngư dân Bình Định bị đắm tàu thì bị tàu chiến hải quân, hải cảnh, máy bay quân sự TQ bao vây, kềm kẹp.


SGB


(Ngư dân Ngọc được đưa vào bờ chăm sóc - Ảnh: Nguyễn Tú)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét