Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

23/12/2015 - Những mảnh giấy và hành động đáng buồn của các bạn trẻ “thế hệ HCM”

Nhà thờ Đức Bà là một trong những tụ điểm được nhiều bạn trẻ ở Sài Gòn thường lui tới nhưng hình ảnh xung quanh nó đang khiến nhiều người không khỏi thất vọng.

Ý thức giữ gìn vệ chung, vệ sinh nơi công cộng... là câu chuyện đã được nói tới quá nhiều trên báo giới cũng như mạng xã hội.
Thế nhưng, vì lợi ích kinh tế, vì sự tiện lợi bản thân... mà những giá trị chung đấy đành phải xếp lại phía sau.

Câu chuyện được nói tới mới nhất được "định vị" tại khu vực Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Đây là một địa chỉ nổi tiếng tại thành phố giờ đây có tên hành chánh là “Thành Phố Hồ Chí Minh” [cụm từ viết hoa vì là danh từ riêng], danh lam được nhiều người lui tới thăm quan, chụp hình...

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp xung quanh Nhà thờ đang ngày một xấu đi bởi ý thức của một bộ phận người bán hàng rong và giới trẻ khi họ thản nhiên ngồi trên bãi cỏ ăn uống với nhiều rác thải xung quanh.



Có thể thấy, ở khu vực này đã có ghi biển cấm nhưng dường như chiếc biển đó không có mấy tác dụng ngoài việc "tập kết rác thải".

Những hình ảnh này sau khi được đăng tải và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự quan tâm với những lời bình luận về ý thức.

Người dùng N.T.Đ bình luận: "Để cái biển cấm ở kia làm quái gì không biết, vứt xừ nó đi cho đỡ chật đất, cắm ở đấy người ta có biết chữ đâu mà để".

"Cơn quan chức năng ra dẹp thì kêu là không tạo điều kiện cho người dân kiếm sống, mưu sinh, kêu than các kiểu... nhưng nếu không dẹp bỏ đi thì sẽ là như này đây" - người dùng B.T chia sẻ.
"Không biết là những người này có thường xuyên lên mạng comment hô hào về ý thức người này người kia không nhỉ? Mình nhớ là có câu nói rằng kinh tế của 1 quốc gia phản ánh qua ý thức và dân trí của người dâ mà" - bạn L.K bình luận.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

22/12/2015 - Tẩy chay sản phẩm của Tân Hiệp Phát

Ngày 20-12-2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển công thương miền Trung - ông Phạm Anh Tuấn ký văn bản quy định về việc quy định các đơn vị thành viên và cán bộ công nhân viên công ty không sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Trong văn bản ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Thời gian qua trên các thông tin báo chí và các trang mạng xã hội có đề cập nhiều đến các loại nước uống đóng chai và một số sản phẩm tiêu dùng, một số thực phẩm kém chất lượng đang bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

"Tổng giám đốc đề nghị nghiêm cấm các đơn vị trực thuộc Công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên công ty không được sử dụng cũng như phục vụ khách hàng các sản phẩm mang thương hiệu Tân Hiệp Phát đồng thời hủy toàn bộ sản phẩm của hãng này (nếu có) trong kho hoặc các cửa hàng, nhà hàng của công ty để tránh các rắc rối không đáng có làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của Công ty”, trích văn bản ông Phạm Anh Tuấn ký.

Phần cuối văn bản Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển công thương miền Trung yêu cầu các đơn vị trực thuộc đặc biệt các đơn vị kinh doanh, dịch vụ nghiêm túc kiểm tra đảm bảo sản phẩm chất lượng luôn tiếp thu ý kiến phản ánh đóng góp của người tiêu dùng và quý khách hàng để công tác phục vụ được tốt hơn.

Đỗ Vinh

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Tản mạn người Sài Gòn

Dân Sài Gòn chính hiệu “con nai vàng” chẳng bao giờ gọi Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Không nhất thiết là vì lý do chính trị. Thằng Tí thằng Tèo trong mắt bà ngoại trăm năm vẫn là thằng Tí thằng Tèo, bất kể địa vị xã hội của nó là gì.

Dân Sài Gòn “quái chiêu” lắm, lúc nào cũng than thiếu tiền, nhưng không sống tằn tiện bao giờ! Họ hào hiệp với bản thân và bè bạn; và họ luôn tìm được cách kiếm tiền.

Nhiều người bảo tôi rằng dân Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, sống hôm nay khỏi lo ngày mai, nên họ sống rộng rãi hơn dân miền Trung và miền Bắc.

Có lẽ đúng. Nhưng còn cái gì đó hơn thế nữa! Kiểu ăn xài “xả láng sáng dậy sớm”, dù nghèo rớt mồng tơi, dường như ăn vào máu của dân Sài Gòn, ăn vào không khí họ thở hàng ngày, ăn cả vào cái văn hóa hổ lốn cẩu xực của họ. Dĩ nhiên để ăn xài thì đầu tiên phải kiếm ra tiền.

Kiếm tiền thì có lẽ không đâu có nhiều cách như Sài Gòn.

Trong thời còn ăn bo bo, gạo tổ đỏ lòm, thời dân Hà Nội còn ganh nhau từng cái khung Chiến Thắng, lốp Phượng Hoàng, hộp sữa cân đường tiêu chuẩn, thì dân Sài Gòn đã bắt đầu nuôi heo lậu, quấn thuốc lá Lạng Sơn pha lá dừa, làm pháo giả, bán thuốc Tây “bột năng” đầy ngoài chợ… Hiển nhiên một phần là do ưu thế xa “trung ương”, nhưng phần chính là do dân Sài Gòn sống rất “năng động”.

Những năm 79, 80 mà thấy anh nào bị cối kẹp nách, mặt mũi lấm lét ở chợ Nguyễn Hữu Cầu thì biết ngay là hắn buôn thuốc Tâỵ Sau khi chợ thuốc Tây bị dẹp thì đường Nguyễn Hữu Cầu biến thành cái chợ trời đầu tiên của Sài Gòn sau 75. Ôi thôi thì quần zin áo pun, đồ Mỹ lẫn đồ chợ Lớn, bếp điện Liên Xô dây Gò Vấp…

Ở Sài Gòn cái gì bán được là có người bán. Ðừng hòng mà mua được đồ xịn nếu mà không quen biết hay hiểu biết. Nhiều người tự thị là “rành” nhất bị lừa mà vẫn còn hí hửng. Ðó là chưa nói đến giá cả trời ơi. Tôi thường tự hỏi ai cũng bán hết thì lấy ai ra mà mua? Tiền đâu ra mà mua? Thế mà chợ lúc nào cũng đông. Ðúng là Sài Gòn!

Nếu không thích cảnh chợ búa “gần mực” thì người ta quấn thuốc lá, nuôi heo với cơm thừa canh cặn pha cám lậu ở ngay trong nhà. Chuồng heo phải lau rửa ít nhất hai lần một ngày, sợ hôi thì ít, mà sợ công an phát hiện thì nhiều.

Lái heo bốn rưỡi sáng đã mang xe ba gác đến chở. Bọn lái heo lậu giết heo còn giỏi hơn công nhân chuyên giết-mổ heo ở xí nghiệp Cầu Tre sau nàỵ Chích điện con heo chỉ kêu cái “éc” là chết ngoẻo tò te, xẻ làm bốn mất độ mươi phút, sáng hôm sau bà con có thịt heo tươi bán ở chợ.

Khi xí nghiệp nước đá Sài Gòn chưa ra đời thì nhà nhà làm đá, người người bán nước đá. “Cho con 2 cục đi dì ơi!” là câu cửa miệng trưa hè của dân Sài Gòn. Tiền điện thì vừa đắt cứa cổ vừa phải có tiêu chuẩn. Mua cả cái tủ lạnh chuyên làm đá bỏ mối tháng cho các quán cà phê vỉa hè cũng chỉ đủ tiền ăn trưa cho gia đình là giỏi.

Người ta còn buôn cả những thứ tưởng chừng như chẳng có người mua vào thời đó như phô mai Liên Xô thúi hoắc, bánh kẹo Vinabico, rượu XO pha rượu lúa, nước lã và cồn…

Ðến giữa và cuối thập niên 80 thì cơ hội kiếm tiền còn nhiều gấp bội. Sinh viên học sinh nghèo thì đi dạy thêm, quen biết hơn tí nữa thì đánh hàng Viễn Dương, hàng Ðông Ảu, buôn thuốc lá Campuchia, mua bán xe gắn máy kiếm vài chỉ dẫn “ghệ” đi chơi dễ như bỡn.

Bọn Tèo kinh doanh còn buôn cả đất đai, làm xây dựng kiến tiền tỉ khi còn chưa ra trường. Không nhất thiết phải chúi đầu vào học kiếm suất đi Tây. Sống cái đã, ngày mai là chuyện của tương lai!

Kể cả các thầy dạy luyện thi đại học cũng biết làm ăn ra trò: xây thêm nhà mở lớp học, có cả lớp học máy lạnh cho con nhà giàu học riêng một lớp năm bảy đứa. Các thầy nổi tiếng rất biết marketing, dạy cả lớp giỏi lấy tiền ít để bọn nó thi thủ khoa mang danh tiếng cho thầy, chia lớp ra làm cả chục tầng tùy trình độ.

Các chị các cô khéo tay thì làm bánh, làm hoa giả, pha nước hoa bán đầy đường Ðồng Khởi, làm kem dừa, kem chuối tăng thu nhập gia đình.



Ðừng tưởng dân Sài Gòn chỉ lo làm ăn không đọc sách. Sài Gòn có vài trăm tiệm sách cũ mà dân nghiền sách nhẵn mặt. Từ sách Giải Tích Hàm của Lê Hải Châu, sách Tuổi Hoa trước giải phóng, chưởng Kim Dung, đến hình ảnh sách báo khiêu dâm của Mỹ, Hong Kong hay báo Toán Học Tuổi Trẻ, Kvant, và mọi loại truyện ngắn, dài, tiểu thuyết nội ngoại, đều có cả.

Nhân chuyện buôn thuốc, tôi có thằng bạn đi Tây Ninh buôn hai cây thuốc Zet bị bắt tịch thu luôn cả cái xe dream. Rõ là ngu! Thằng cu phá phách kinh khủng, nhưng cũng vui tính ra phết. Có lần ngồi uống cà phê hắn bảo cô bán hàng: “Liên ơi cho anh mượn sợi dây thung.” – “Chi dzậy anh?”, Liên hỏị Nó bảo: “để anh thắt ống dẫn tinh”. Cô bé mặt đỏ lừ không biết có bỏ cái gì vào ly cà phê của nó không.

***

Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng!

Dù phần nào bị cuộc sống sôi nổi cuốn trôi, Sài Gòn vẫn có nhiều thằng Tèo mộng mơ làm thơ viết truyện dễ thương khôn tả: làm ăn tay phải, văn nghệ tay trái. Hình ảnh con Thơm cái Thắm hàng me gốc điệp không bao giờ phai nhạt trong mắt bọn Tèo Sài Gòn.



Tôi vẫn còn nhớ Tèo Nguyễn Nhật Ánh với “cô gái đến từ hôm qua”, “còn chút gì để nhớ”, “truyện cổ tích dành cho người lớn”…

“Lòng em như chiếc lá khoai/ Ðổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu…”

Hay Tèo Bùi Chí Vinh: “Cô gái ơi anh nhớ em,/ Như con nít nhớ cà rem vậy mà/ Như con dế trống đi xa,/ Lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi/ Con dế thường gáy một hơi,/ Còn anh gáy hết… một thời con trai,…”

Ðến đây tôi chợt nhận ra rằng viết về “một thời để nhớ”, về những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ thì rất dễ, dễ đến mức cái thằng văn dốt chữ nát như tôi cũng “xổ nho” được vài dòng.
Khi viết cái gì ít vô thưởng vô phạt hơn một chút thì phải bắt đầu nhìn trước ngó sau, câu chữ trúc trắc, ý vẫn tràn nhưng sợ hiểu sai hiểu lệch, lại phải tránh chính trị chính em …

Tôi đã định dừng ở đây vì câu chuyện đã nhạt dần đi, cái hào hứng ban đầu của bạn đọc, nếu có, chắc cũng không còn nồng nhiệt nữa. Thế nhưng chẳng thể để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng về một Sài Gòn với hai cây thuốc Zet, tôi lại phải tìm cách khác để kết thúc. Chỉ sợ rằng cũng chẳng khá hơn 2 cây thuốc Zet là mấy.

***

Nếu phải so sánh Sài Gòn với Hà Nội chẳng hạn, thì ta có thể so sánh ngay hai loại ổi của hai xứ. Ổi đào Hà Nội thơm lừng, ngọt ngay, ruột đỏ tươi rất đẹp, nhưng cùi mỏng, hột to, vừa khó nhá vừa chỉ nhắm được tí là hết. Ổi Sài Gòn to hơn nắm tay, cùi dày, không ngọt và thơm như ổi đào nhưng giòn tan, cắn một miếng là mát lịm, lại có thể chia cho nhiều người ăn, chấm muối ớt nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn cũng vậy, nghe qua là… chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn dễ thương lắm! Họ có cái nhìn trong trẻo về cuộc sống, lại chẳng giận dai vùng vằng vô lý bao giờ. Ði đón trễ thì: “anh để em chờ nãy giờ đó coi có được hông? Ghét dễ sợ luôn hà!” Cộng với một cái lườm, hai cái nguýt thì bọn Tèo Sài Gòn hối hận quá cả 2 tháng sau mới… trễ lần nữa.

Con gái Sài Gòn còn biết ăn mặc, đi đứng, nhất nước. Tiền có thể thiếu chứ phong cách tiểu thư thì chẳng thiếu bao giờ. Tiểu thư Sài Gòn không ưỡn ẹo mè nheo, mà phóng xe vèo vèo đứng tim Tèo.

Giọng gái Sài Gòn thì ngọt hơn mía lùi. Cái câu “hổng chịu đâu” mà nghe dân xứ khác nói thì ngứa lỗ nhĩ, nghe con gái Sài Gòn nói thì bọn Tèo Sài Gòn như bong bóng xì hơi, biểu cái gì cũng nghe ráo trọi. Con gái Sài Gòn lãng mạn chẳng kém ai, nhưng cũng rất thực tế. “Ðược thì được hổng được thì thôi, làm chi mà dzữ dzậy!”.

Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của Tèo tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái mới, ghét cái lỗi thời, rất thực tế.

Còn ti tỉ nhiều đề tài thú vị về Sài Gòn mà tôi không muốn đề cập vì lười là chính: cuộc sống sinh viên học sinh Sài Gòn, các trò ma mãnh “cua ghệ” của bọn Tèo Sài Gòn, con trai Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn,…

Tôi đã nghe rất nhiều những lời nhận xét kiểu vơ đũa cả nắm: con trai Sài Gòn thế này, con gái Sài Gòn thế kia, dân Sài Gòn thế nọ… Càng nghe càng thấy buồn cười vì đa số những người nói mấy câu đó chưa bao giờ thật sự sống ở Sài Gòn.

Không hiểu có ai đó đọc bài này xong thì có thay đổi cái nọ cái kia trong nhận thức của họ không? Hy vọng nhỏ nhoi của tôi là những thay đổi, nếu có, là theo hướng tốt hơn.

Riêng tôi thì tôi vẫn nhớ rằng hồi con nít, tên ở nhà của tôi là... Tèo!

Giờ thì thằng Tèo đã già, nên cái nhớ này cứ xọ cái nhớ kia.


Lan Khuê có bị xử ép tại Hoa hậu Thế giới?

Người đẹp Việt Nam mất quyền thi ứng xử và không được trình diễn điệu múa dân tộc trong đêm chung kết Miss World, tối 19/12 tại Trung Quốc.

Cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015 kết thúc với chiến thắng bất ngờ thuộc về hoa hậu Tây Ban Nha - Mireia Lalaguna. Kết quả dành cho hai á hậu cũng chưa thực sự thuyết phục. Bên cạnh đó, nhiều khán giả Việt Nam cảm thấy Lan Khuê bị xử ép.

Với việc Lan Khuê lọt vào Top 11 Hoa hậu Thế giới 2015 đã chính thức ghi dấu ấn thứ hạng cao nhất cho Việt Nam tại đấu trường sắc đẹp lớn nhất hành tinh. Cô đã nối tiếp chuỗi thành công của đàn chị là Phạm Thị Mai Phương - Top 20 năm 2002, Nguyễn Thị Huyền - Top 15 năm 2004, Mai Phương Thúy - Top 17 năm 2006, Trần Thị Hương Giang - Top 16 năm 2009, và Nguyễn Thị Loan - Top 25 năm 2014.

Càng ý nghĩa hơn khi thành tích này được lập nên ngay trên đất Trung Quốc, nơi mà hoa hậu nước chủ nhà chỉ dừng chân ở Top 20 tứ kết. Điều này làm cho toàn thể người hâm mộ Việt Nam hết sức hài lòng bởi vì ban tổ chức Hoa hậu Thế giới đã có một quyết định sáng suốt.


Tuy nhiên, trong suốt quá trình dự thi,đại diện Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, trở ngại. Nhiều lúc Lan Khuê muốn buông xuôi, bỏ cuộc vì không chịu nổi áp lực, công sức bỏ ra gấp nhiều lần thí sinh khác nhưng nhận lại chẳng bao nhiêu. Trước cuộc thi, cô kỳ vọng rất vào phần thi Siêu mẫu nhưng cuối cùng chỉ vào đến Top 30, mà không phải là Top 5. Hoặc như việc hoa hậu Samoa chỉ quyên góp có 500 đầu sách có tên trong top 10 Hoa hậu Nhân ái, còn Lan Khuê thì không những xây dựng các tủ sách ở bệnh viện, mà còn gây quỹ hơn vài trăm triệu đồng hơn các bệnh nhi ung thư, nhưng lại không được vào.

Lan Khuê được các chuyên gia trên toàn thế giới đánh giá khá cao từ những ngày đầu của cuộc thi, bởi vẻ đẹp lạ, hiện đại, gương mặt rất phù hợp với quảng cáo lẫn làng mẫu. Và ở mỗi nơi, cô xuất hiện luôn có rất nhiều ánh mắt dõi theo, trầm trồ bởi phong cách ăn mặc rất thời trang, thanh lịch và có chất riêng. Chặng đường gian nan vừa qua đối với Lan Khuê được xem là thử thách lớn nhất trong cuộc đời cô. Cô gái vốn mạnh mẽ, cứng cỏi đã nhiều lần khóc mỗi khi gọi điện về Việt Nam.

Chiến thắng ở phần vote của Lan Khuê do chính khán giả nước nhà đồng lòng ủng hộ sau khi cô can đảm lồng ghép hình ảnh bản đồ Việt Nam khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào video giới thiệu bản thân. Tuy nhiên người đẹp Việt Nam không được vào vòng Top 5+1 để thi ứng xử như thông báo ban đầu. Ban tổ chức thay đổi luật chơi vào giờ chót với Top 10+1 khiến đại diện Việt Nam mất quyền thi ứng xử. Phần trình diễn điệu múa dân tộc của Việt Nam đã bị thay thế bởi nước chủ nhà Trung Quốc, cũng làm cho khán giả đặt câu hỏi tại sao?

Việc nhiều thí sinh có tên trong Top 20 dù không lọt vào bất kỳ vòng thi phụ nào trước đó như Ecuador, Scotland, hay Bắc Ai-len... làm người xem thêm hoang mang về cách chấm điểm của ban tổ chức.

Tân hoa hậu là một gương mặt hoàn toàn nằm ngoài dự đoán và gây bất ngờ khá lớn, cô hoàn toàn không nằm trong Top 10 của bất kỳ bảng xếp hạng nào cả. Tân hoa hậu được ví như bản sao của nữ diễn viên Meryl Streep, và chiến thắng lần này của Mireia Lalaguna cũng được xem là dễ chấp nhận hơn các năm 2005, 2009, hoặc 2012 và dầu sao cô cũng chiến thắng phần thi Người mẫu một cách thuyết phục.

Một số chuyên gia vẫn cho rằng đây là một sự tưởng thưởng xứng đáng cho Tây Ban Nha sau bao nhiêu lần bị vuột mất vài chiếc vương miện Hoa hậu Thế giới trong vòng 10 năm qua với những ứng cử viên hàng đầu như Mireia Verdú (2005), Patricia Rodríguez (2008), Carla García (2011) và Elena Ibarbia (2013).


Kết quả chung cuộc năm nay có quá nhiều ứng cử viên bị loại và chứa đựng bất ngờ với nhiều thí sinh theo đánh là chưa thực sự ưa nhìn. Nhưng tiêu chí của cuộc thi Hoa hậu Thế giới không quá đề cao vẻ đẹp về ngoại hình hay gương mặt, mà chủ yếu là đóng góp cho xã hội, cộng đồng thông qua những dự án nhân đạo. Miss World đã loại bỏ hẳn những phần thi thu hút và sôi nổi như trang phục áo tắm, trang phục dân tộc mà thay vào đó là phần thi tài năng, thể thao, và truyền thông.
Và chỉ duy nhất ở cuộc thi Hoa hậu Thế giới thì các cựu hoa hậu, dù đã đăng quang nhiều năm nhưng vẫn nhận được sự trân trọng khi luôn được mời đồng hành cùng các thí sinh, tiếp tục đóng góp cho cuộc thi. Hoa hậu Thế giới ngày nay đã đi ra ngoài khuôn khổ của một cuộc thi sắc đẹp bình thường, dần trở thành một hoạt động văn hóa hướng tới cộng đồng, nâng cao hình ảnh phụ nữ và đề cao những giá trị nhân văn. Đó là lý do tại sao nó thu hút được nhiều quốc gia tham dự nhất dù luôn đề ra những yêu cầu rất cao, và khó khăn hơn những cuộc thi khác.
Tổng hợp

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

20/12/ 2015 - Nào ta cùng buýt

SV1 gặp bạn là SV2 đang chạy xe máy đi học.

SV1 : Thời đại ngày nay SV mà còn chạy xe máy đi học.

SV2 ngạc nhiên hỏi lại : Thế mày đi bằng gì.

SV1 : Tao ấy à ? Phải ô tô 4 bánh trở lên mà còn tài xế đưa rước nữa chứ.

SV2 : Vậy à. Mày làm gì mà sang thế. Thế mày đi xe hiệu gì ?

SV1 : Vừa nói vừa co giò chạy "Nào ta cùng Buýt"


Sưu tầm



Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Tử vi ngày 20/12/2015


Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Bạch Dương

Với những Bạch Dương vừa thiết lập mối quan hệ thân mật thì hôm nay, chuyện tình cảm giữa hai bạn sẽ khá là rắc rối. Đại loại là, không hiểu sao yêu rồi mà người ấy vẫn cư xử như xưa, làm bạn buồn quá và quyết định um xùm lên một chút… Thực ra, Bạch Dương không nên làm vậy. Đời người đâu phải lúc nào cũng như phim…

Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Kim Ngưu


Khả năng làm việc độc lập mang lại nhiều thành công trong ngày, nhưng Kim Ngưu cũng đừng nên tự làm khó mình khi bị người khác "khiêu khích" nhé. Cần phải luôn tỉnh táo phân tích tình hình để đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất. Hãy dành một buổi tối lãng mạn bên người ấy vào cuối ngày nhé, một món quà làm từ đôi tay khéo léo của bạn sẽ càng làm cho tình cảm thêm khăn khít hơn.

Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Song Tử

Bạn yêu tự do và những gì phóng khoáng. Thế nên Song Tử sẽ cảm thấy không khác nào bị tra tấn nếu bắt bạn ngồi im một chỗ và nghiên cứu hết đống tài liệu này đến sách vở khác. Ngày 20/12/2015 bạn hợp với những hoạt động ngoài trời.

Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Cự Giải

Vào đêm trước của ngày nghỉ, Cự giải chắc hẳn đã mơ ước rất nhiều điều thú vị hoặc có một điều ước thật sự rất thiết tha. Trong cả hai trường hợp, những ham muốn của bạn không khiêm tốn chút nào. Các ngôi sao khuyên Cự Giải nên hệ thống hóa những ham muốn của mình – Cự Giải nên lên một danh sách mong muốn và ưu tiên chúng sao cho phù hợp.

Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Sư Tử

Giờ đây, Sư Tử sẽ nhận được thành quả từ mục tiêu hay tầm nhìn mà bấy lâu nay mình theo đuổi. Từ đây, bạn được đà tiến về phía trước và được mọi người công nhận. Sư Tử muốn mở rộng, muốn mạo hiểm và phiêu lưu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có xu hướng vô độ, phung phí sức lực hay tiền bạc.

Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Xử Nữ

Xử Nữ có xu hướng bỏ chạy khi có rắc rối, nhưng hôm nay bạn sẽ chẳng thoát được đâu. Người yêu hoặc gia đình bạn sẽ gây áp lực bắt bạn phải đưa ra giải pháp. Tốt nhất bạn nên cố gắng tìm kiếm đáp án để được yên ổn.

Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Thiên Bình
Ngày 20/12/2015, Thiên Bình hãy bỏ ngoài tai mọi suy nghĩ của người khác. Bạn phải tự tin vào bản thân mình. Hãy tự hào rằng bạn là ai và bạn đã làm đươc những gì, đừng tự so sánh và "đo" bản thân, không có một thước đo nào trong hoàn cảnh này là phù hợp cả. Quan trọng là trả lời câu hỏi: "Điều gì khiến bạn hạnh phúc?", "Làm gì để bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống?". Chỉ cần bạn tìm ra câu trả lời cho chính mình, bạn sẽ thấy thoải mái hơn và hoàn thành công việc tốt hơn.


Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Bọ Cạp
Có thể có một số bất đồng xung quanh Bọ Cạp (gia đình, làm việc theo nhóm,…). Nếu không có tinh thần cao, Bọ Cạp sẽ cảm thấy khó chịu với những lời chúc của bất kì ai đó, đặc biệt là nếu có ai đó là một người phụ nữ. Nam Hổ Cáp có thể chứng kiến một cuộc chiến giữa vợ chồng họ và các thành viên trong gia đình.
Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Nhân Mã
Đầu ngày, Nhân Mã phải trải qua nhiều xung đột. Nhưng rồi, bạn sẽ thấy mình có thể đảm đương tất cả, không để khó khăn đánh bại mà từ đó lại trở nên mạnh mẽ. Nhiều khả năng, Nhân Mã tìm ra một hướng đi mới, vừa không quá vất vả, vừa mang lại lợi nhiều lợi ích cho mình. Cuối cùng, bạn nên theo đuổi, ở bên những người, những điều khiến mình cảm thấy tỏa sáng và tràn đầy sức sống.
Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Ma Kết
Ma Kết là người coi trọng tự do cá nhân và bạn không sống dựa theo những nguyên tắc của xã hội nói chung. Nhưng hôm nay bạn nên suy ngẫm về những ràng buộc với thế giới xung quanh. Liệu bạn khó thực hiện chúng đến thế sao?
Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Bảo Bình
Phải chăng Bảo Bình đang hy vọng tới một kết thúc tốt đẹp trong mối quan hệ mà bạn đang dần tiến tới sâu hơn? Nếu như bạn đã tìm cho mình một chỗ dựa vững chắc thì hãy cố gắng giữ vững những gì bạn đang có. Hơn nữa, bạn nên bày tỏ rõ quan điểm của mình nếu như coi đó là quyết định chắc chắn của bạn.
Tử vi chủ nhật ngày 20/12/2015 của Song Ngư
Không chỉ muốn tận hưởng cuộc sống mà Song Ngư còn kết hợp những gì không đi đôi lại cùng với nhau. Chẳng hạn Song Ngư có thể muốn làm cho những thú vui trước mắt kéo dài mãi mãi hay thay đổi đối tác yêu quý của mình thành những người bạn tốt nhất. Các ngôi sao nhắc nhở Song Ngư rằng cuộc sống là một sự kết hợp của bóng tối và ánh sáng.
Sưu tầm

Cà Mau cấm "đốc tờ Thanh"

PV Nguyễn Hồng Điệp của báo Thanh Niên cho biết:

Sở Y tế Cà Mau yêu cầu không bán ra thị trường,không uống trà thảo mộc Dr Thanh có cặn

Sở Y tế Cà Mau/ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã ban hành công văn với yêu cầu khẩn như trên. Các doanh nghiệp, cửa hàng, người buôn bán phải tự kiểm tra mặt hàng này,nếu phát hiện báo về cơ quan chức năng.

Lý do là vừa qua trên địa bàn thành phố Cà Mau phát hiện trà thảo mộc Dr.Thanh còn hạn sử dụng nhưng có cặn,kết quả kiểm tra cục bộ cho thấy 79 chai trà thảo mộc Dr.Thanh (loại 350ml/chai) được sản xuất tại công ty TNHH Tân Hiệp Phát, chai còn nguyên vẹn nhưng có cặn lơ lửng, trắng đục.


19/12/2015 - PHÓNG SỰ VIỆT NAM: Người Trung Cộng đang làm gì Đà Nẵng?

Người Đà Nẵng kể rằng người Tàu sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và kết quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng trở thành khu xây dựng của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ. Ông Huỳnh Hùng, giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng nói giờ đây, ở các tuyến đường ven biển thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, đi đâu cũng gặp người Trung cộng. Tại cuộc họp hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng hôm 8-12, nhiều ông bà nghị cảm thán rằng nơi này đã là một tỉnh lỵ của Trung cộng.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

19/12/2015 - Đấu đá nhân sự mùa đại hội đảng CSVN

Hội nghị Trung ương 13 của đảng CSVN đã khai mạc sáng 14-12, theo tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”, bàn nội dung văn kiện; nhân sự Ban Chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư… trình Đại hội XII.

Không có nhiều thông tin báo chí về chuyện hậu trường chính trị này.

Một vài trang điện tử có nhận được một số tài liệu cho là “tuyệt mật” nhưng không có điều kiện kiểm chứng. Phổ biến những thông tin này trên trang SGB, chỉ là thêm thông tin đa chiều, không nhằm cho việc ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào.









19/12/2015 - Tình phụ tử


19/12/2015 - Hai thằng giang hồ lẩn quẩn trong vòng luật pháp

Giang hồ miệt vườn và giang hồ lấp lánh hiện kim. Bởi giang hồ nên mới có chuyện hẹn hò mua bán thông tin về vụ con ruồi chết trong chai nước ngọt có giá 500 triệu đồng.

Giang hồ miệt vườn khờ khạo tưởng dễ nuốt tiền của giang hồ hiện kim, nên không làm theo luật, không nhờ cơ quan chấp pháp tiêu dùng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mà suy cho cùng, nếu có nhờ, thì uy tín thương hiệu của giang hồ hiện kim vẫn nát bét trên thương trường. Vẫn thiệt hại đến hàng ngàn tỉ đồng hữu hình và vô hình như lời đại diện giang hồ hiện kim cho biết.

Nếu là giang hồ thứ thiệt, giang hồ hiện kim sẽ không méc mấy chú pờ-lít để lấy lại đồng tiền tiếc của giời, thà mất năm chăm chiệu còn hơn tiêu tan thương hiệu. Mà xử xong rùi, giang hồ miệt vườn có bị ngồi gỡ lịch bảy năm vì tội uy hiếp, đe dọa gây thiệt hại tài sản ngừ khác thì vẫn thấy nhẹ nhàng hơn cái bia miệng để đời cho giang hồ hiện kim.

Giang hồ hiện kim liệu có được yên ổn với năm chăm chiệu đồng bỏ túi suýt mất? Chắc là không, dân gian gọi là bội ước. Chấp nhận chơi theo kiểu giang hồ nhưng âm mưu hạ đối thủ từ phía sau.

Luật giang hồ không giết kẻ thù từ sau lưng. Mắc cừ hơn nữa là giữa tà, giang hồ hiện kim chối biến cái vụ báo pờ-lít bắt quả tang tại trận giang hồ miệt vườn làm tiền làm tội. Biết mình chơi xấu mà bảo mình không xấu thế là xấu vậy.

Phận con sâu cái kiến mà muốn làm giang hồ của giang hồ miệt vườn coi như kết thúc, quá khờ khạo thì phải nhận lấy đạo vậy. Còn giang hồ hiện kim nghĩ sao mà đòi giang hồ miệt vườn phải xin lỗi chai nước ngọt có xác ruồi giữa tà? Không nói chuyện đạo đức xa vời ở đây, ỷ có tiền có thế nên giang hồ hiện kim ép người quá đáng.

Bội ước, lấp liếm chuyện làm ăn bê bối, xem thường người tiêu dùng, tư cách gì mà giang hồ hiện kim đòi này đòi nọ giữa tà? Mấy quan tà khi tiên án có thấy mắc cừ cái chiện lấp liếm và ép ngừ quá đáng này không?

Không thể cho rằng giang hồ hiện kim vô can trong vụ xử này, làm ăn thất tín, gây hại sức khỏe ngừ tiêu dùng cũng đủ cho cáo trạng dài thêm ít nhất chục trang. Vậy mừa không nghe nói gì, tậu giang hồ miệt vườn quớ lun, má nó ơi, chửng bị tiền thăm nuôi mừ bốn lần, bảy năm sau anh dìa, thề hông bán nước ngọt có ruồi của đại gia nữa nha, hu hu…

Thu Trân




Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

13/10/2015 - Trung Quốc lại nổ

Vụ cháy nổ bùng phát 21g40 đêm qua 12-10 tại nhà kho của Công ty hóa chất Yong Sheng Thiên Tân thuộc thị trấn Xiditou, huyện Beichen, Thiên Tân. Đám cháy rất dữ dội và chỉ được dập tắt lúc 2g33 sáng 13-10.

Một cuộc điều tra ban đầu cho thấy công ty thuê nhà kho rộng 700m2 để chứa hóa chất nhưng lại không khai báo với chính quyền địa phương, theo Tân Hoa xã ngày 13-10.

Theo Phòng môi trường huyện, lúc xảy ra cháy, tại nhà kho có khoảng 3.000kg cồn, 1.000kg axit axetic, 800kg glixerin... đều là những hóa chất dễ cháy. Bước đầu nhà chức trách nghi ngờ hóa chất tràn ra là nguyên nhân gây cháy.

Sau vụ cháy, cơ quan môi trường tiến hành đo đạc và cho biết chất lượng không khí ở trong ngưỡng an toàn. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

11/10/2015 - TPP và tương lai 5 năm chờ đợi

Theo insidetrade.com, một trang tin khá uy tín chuyên cung cấp các bản tin thương mại, Việt Nam đã nhất trí với Mỹ về kế hoạch triển khai thực hiện các bước để đáp ứng những đòi hỏi của chương về lao động trong TPP. Mỹ sẽ gắn điều kiện dỡ bỏ thuế quan đối với việc thực hiện cam kết về lao động của Việt Nam.

Theo trang tin nói trên, Việt Nam sẽ tiến hành các bước để cải thiện “quyền tự do nghiệp đoàn” khi TPP có hiệu lực. Việt Nam có khoảng thời gian là năm năm để thực hiện cam kết.

Cam kết này cho phép người lao động được thành lập công đoàn, mà không bị buộc phải liên kết với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi của pháp luật Việt Nam cho phép các công đoàn “độc lập” có thể hoạt động sau khi đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Một quy định khác gọi là “cross-affiliation” (tạm dịch là “liên kết chéo”), cho phép các công đoàn độc lập địa phương tại các nhà máy trong cùng một lĩnh vực có thể liên kết với nhau, hoặc có thể tạo thành một liên đoàn lao động cấp rộng lớn hơn với công đoàn các ngành khác.

Sau giai đoạn chuyển tiếp năm năm, Mỹ sẽ có hai năm để đánh giá xem liệu Việt Nam đã tuân thủ các nghĩa vụ về liên kết chéo này hay không.

Trong thời gian hai năm đó, nếu Mỹ thấy Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ, họ sẽ thông báo, tiến hành tham vấn, và sau đó có quyền đơn phương đình chỉ việc dỡ bỏ thuế quan (đối với những loại thuế chưa thực hiện vào thời điểm đó).

Quy định trên sẽ áp dụng cho tất cả các dòng thuế và không bị giới hạn với bất kỳ loại sản phẩm nào, nguồn tin từ đàm phán cho biết. Các sản phẩm từ Việt Nam có khả năng phải đối mặt với việc tạm dừng dỡ bỏ thuế quan kéo dài hơn bảy năm là một số loại quần áo và giày dép, cá ngừ đóng hộp, chổi, thủy tinh và đồ sứ. Những loại thuế nào đã được loại bỏ trước đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định này.

Sau đó, Việt Nam có hai lựa chọn. Thứ nhất là đồng ý với Mỹ về việc đã không thực hiện đúng cam kết. Như vậy, việc tạm dừng dỡ bỏ các dòng thuế sẽ tiếp tục diễn ra.

Khả năng thứ hai, nếu tin rằng mình đã bị “oan”, Việt Nam có thể khởi động một tiến trình giải quyết tranh chấp với Mỹ theo quy định hiện hành của TPP. Trong trường hợp này, nếu Việt Nam không thuyết phục được ban hội thẩm về quyết định sai của Mỹ, thì đương nhiên việc tạm dừng cắt giảm thuế tiếp tục diễn ra.

Còn nếu Việt Nam thắng, thì lộ trình xóa bỏ thuế quan ban đầu sẽ được khôi phục, mà không cần phải bồi thường cho các nhà nhập khẩu đã phải chịu mức thuế cao trong giai đoạn “tranh chấp”.

***

Nguồn: http://insidetrade.com/…/tentative-us-vietnam-consistency-p…

Tentative U.S.-Vietnam 'Consistency Plan' Links Tariff Benefits To Labor Compliance

Vietnam has tentatively agreed with the United States on a fully enforceable implementation plan to bring its labor regime into compliance with the Trans-Pacific Partnership (TPP) labor chapter that would explicitly condition the reduction of some U.S. tariffs on Vietnam's granting full freedom of association to independent unions, according to informed sources.
Specifically, the “consistency plan” that has been informally agreed would require Vietnam to take a wide range of steps to improve freedom of association upon entry into force, but give it an additional five years to implement one crucial commitment in this area, sources said.
This commitment, known as “cross-affiliation,” is to allow independent local unions at specific factories in the same sector to affiliate with each other, as well as to form a broader national federation with unions from other sectors. Once the five-year transition period elapses, there would be an additional two-year period under which the U.S. would assess whether Vietnam has complied with the obligation on cross-affiliation.
If the U.S. any time during that two-year period determines that Vietnam has not implemented this obligation, the U.S. could provide notification to Vietnam, enter into consultations, and then unilaterally suspend the tariff phaseouts that have not yet taken place by that time.
This would presumably apply to all tariff lines and would not be limited to certain types of products, sources said. The Vietnamese products likely to face tariff phaseouts longer than seven years are some types of apparel and footwear, canned tuna, brooms, glass and china, according to one informed source. Any U.S. tariffs that had already fully been phased out prior to the U.S. determination would not be affected.
Vietnam would then have two options. One is that it agrees with the U.S. that it has not implemented the cross-affiliation obligation, in which case the tariff phaseouts would remain suspended. The other is that Vietnam believes it has indeed implemented the obligation, in which case it could launch a dispute settlement proceeding against the United States under the normal TPP dispute settlement process.
All of the commitments laid out in the consistency plan would also be subject to the normal TPP dispute settlement process, including those that Vietnam must implement prior to entry into force of the agreement.
Among these is the obligation for Vietnam to allow workers to form unions that would not be required to affiliate with the Vietnam General Confederation of Labor (VGCL) linked to the ruling Communist Party. This would require a change to Vietnamese law to allow such “independent” unions to register with the labor ministry.
The consistency plan is somewhat of a mixed bag for supporters of worker rights. While it falls short of their demand that Vietnam be required to comply with all of the plan's steps before the U.S. Congress votes on a TPP implementing bill, it also partially meets their requirement that Vietnam's commercial benefits under the agreement be explicitly linked to its compliance with labor obligations.
The plan is likely to please congressional Democrats, but anger their Republican counterparts. Some Republicans are already arguing that the TPP obligations are unbalanced because they include very detailed commitments on labor rights but are likely to include much vaguer obligations on intellectual property (IP), including for biologic drugs.
They are also likely to charge that linking Vietnam's tariff phaseouts to its compliance with its labor obligations is unprecedented. But U.S. officials argue that there is a precedent in a side deal the U.S. agreed with Costa Rica in the context of that country's implementation of certain provisions of the Central American Free Trade Agreement (CAFTA).
Under that exchange of letters, the U.S. allowed CAFTA to enter into force for Costa Rica even though it had not passed all IP-related laws necessary to uphold its FTA obligations, while retaining the right to impose trade sanctions in the event of non-compliance.
When Costa Rica exceeded the agreed-upon time period for compliance, the U.S. ultimately blocked sugar imports from Costa Rica until it made the necessary legislative changes on IP.
Meanwhile, U.S. apparel importers seem willing to accept the notion of conditioning U.S. tariff phaseouts on Vietnam's implementation of the cross-affiliation obligation, even though the most commercially significant apparel items will have phaseouts between 10 and 12 years.
They appear willing to accept this condition in part because they believe a U.S. determination on this obligation within five to seven years of entry into force gives them enough prior notice to decide whether they should begin investing in textile production in Vietnam in order to prepare to take advantage of tariff elimination.
In other words, if the U.S. decided to suspend the tariff reductions due to Vietnam's noncompliance, a company would still have sufficient time to decide not to invest in textile production in the country. The general yarn-forward rule of origin in TPP means that Vietnamese apparel products can only qualify for duty preferences when they enter the U.S. market if they are made from yarn and fabric produced in the region, although there are some exceptions.
If Vietnam failed to convince a TPP dispute settlement panel that it had implemented the cross-affiliation obligation, the tariff phaseouts would remain suspended. But if Vietnam wins, then the original tariff phaseout schedule would be restored, without compensating importers for the higher duties they paid in the intervening period, sources said.
If instead of challenging a U.S. determination of non-compliance, Vietnam chooses to accept it, the tariff phaseouts would remain suspended. If it then later came into compliance, Vietnam could then ask the U.S. to reevaluate its compliance. If that assessment yielded a determination of compliance, then the U.S. would be obligated restore the original phaseout schedule. If the U.S. failed to respond or issued a negative compliance determination, Vietnam could then pursue dispute settlement

Minh Châu


11/10/2015 - Công an Hà Nội cần trả lời ngay

Xác em Dư đang được đưa về địa phương mặc dù biên bản khám nghiệm tử thi không có chữ ký của Luật sư Trần Thu Nam vì pháp y ghi biên bản không chính xác. Pháp y quân đội ghi những tổn thương bên ngoài mà bỏ qua những tổn thương nội tạng nạn nhân.


***

Theo công an Hà Nội, Đỗ Đăng Dư, sinh năm 1998, ở huyện Chương Mỹ, chết chiều 10/10/2015 có nguyên do bị bạn tù đánh chấn thương.

Để làm rõ sự việc này, cần thêm kết quả giám định nguyên nhân chết và một số tình tiết khác, tuy nhiên Công an Hà Nội có thể sớm trả lời gia đình em Dư và dư luận về việc bắt, tạm giam, điều tra em Dư có đúng luật hay không, cụ thể những vấn đề sau:

1/ Công an huyện Chương Mỹ đã bắt Dư trong trường hợp nào (quả tang, khẩn cấp, có lệnh bắt được phê chuẩn trước của Viện kiểm sát) và đúng luật không?

2/ Việc tạm giam đối với Dư, vị thành niên, có nhân thân và địa chỉ rõ ràng có cần thiết và đúng luật không?

3/ Cơ quan điều tra đã chỉ định luật sư cho Dư, bị can vị thành niên theo luật chưa? Nếu có, luật sư nào?

4/ Có hay không việc mẹ Dư ký vào một số giấy tờ viết sẵn nội dung mà mẹ Dư không biết, vì cho rằng làm thủ tục để đưa Dư đi trường giáo dưỡng? Như mẹ Dư kể.

PV - Trần Vũ Hải





11/10/2015 - Cần khởi tố trưởng công an và viện trưởng viện kiểm sát huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Vụ việc em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, tử vong do bị đánh tại trại giam của huyện Chương Mỹ, cho thấy khả năng cơ quan công an cùng Viện kiểm sát địa phương đã công khai vi phạm tố tụng, và cung cấp thông tin cho báo chí theo hướng sai lệch bản chất vụ việc.

Thông tin từ cơ quan công an: “Vụ việc xảy ra vào sáng 5-8-2015. Vào ngày này, công an huyện Chương Mỹ bắt quả tang Đỗ Đăng Dư có hành vi “trộm cắp tài sản” đối với một người hàng xóm.

Quá trình điều tra, Dư khai nhận ngoài vụ trộm cắp tài sản này, từ cuối năm 2014 đến thời điểm bị bắt, Dư đã gây ra 4 vụ trộm cắp khác. Bản thân Dư cũng nghiện game, thường xuyên bỏ nhà đi chơi, gia đình không quản lý được và đã kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn đối với Dư.

Từ các căn cứ trên, cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Chương Mỹ đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Dư để điều tra vụ án và phòng ngừa chung.

Ngày 7-8, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 2 tháng đối với Dư. Các quyết định này đã được viện KSND huyện Chương Mỹ phê chuẩn”.

Với các thông tin nói trên, cho thấy việc khởi tố bị can và tạm giam 2 tháng đối với Đỗ Đăng Dư là vi phạm tố tụng được nêu tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH.

“Điều 5. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra, cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Đặc biệt cần xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự, giao họ cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục nhằm giúp họ tự sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập cộng đồng”. (Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH)

“Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”. (Bộ luật hình sự)

Tình tiết vụ việc như thông tin từ công an huyện Chương Mỹ cung cấp cho báo chí, cho thấy em Đỗ Đăng Dư không có tình tiết nào gọi là “cố ý phạm tội” để dẫn đến việc phải tạm giam em 2 tháng, đưa đến cái chết tức tưởi do bị đánh như nói trên

“Điều 9. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. (Bộ luật hình sự)

Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, “Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Có thể xác định rõ rằng công an và viện kiểm sát huyện Chương Mỹ đã cố tình không thực hiện đúng quy định của pháp luật, dẫn đến cái chết của em Đỗ Đăng Dư.

Như vậy, cần thiết khởi tố vụ án về trách nhiệm công vụ của trưởng công an và viện trưởng Viện kiểm sát huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Nguyễn Gia Định


Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

10/10/2015 - Giải mã thứ bậc thầy Hai, con Tám của Sài Gòn xưa

Công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm... người lao động nghèo xếp thứ Tám, chị em ta buôn bán "vốn tự có" thứ Chín...

Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu "bỏ qua đi Tám"...

"Em chả hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết", cậu bạn thắc mắc.

Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp "thất truyền" này, biết đâu có dịp nào đó anh em có thể dùng để "buôn dưa lê" lúc "trà dư tửu hậu".

Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp... một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.

Đứng trên hết là các "quan lớn" người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, đám này thì không "được" xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.

Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, đó là các "thầy Hai thông ngôn", hay "thầy Hai thơ ký"...

Hàng thứ Ba là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống "bang hội" tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các "chú Ba Tàu" nghiễm nhiên là 1 thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn - Chợ Lớn thời đó.

Xếp thứ Tư là các "đại ca" giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và "vô thiên vô pháp" nhưng khá "tôn ti trật tự (riêng)" và "có đạo nghĩa" chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm "trẻ trâu" hiện đại. Các "anh Tư dao búa" vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.

Thứ đến là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm...

Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các "thầy Sáu phú-lít (police)", "thầy Sáu mã tà", "thầy Sáu lèo". Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các "thầy Sáu" này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn "hối lộ" của họ để "nhẩm xà" (uống trà).

Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và "quy củ" nhất ở cấp độ trung - cao khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn thời đó là các "anh Bảy Chà và", các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị "ghét", vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.

Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lục làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến "sang" hơn tí là phu xe kéo...

Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì không có hoc, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bậm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: "Bỏ qua đi Tám", bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.

Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên "kinh doanh" bằng "vốn tự có".

Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó "chơi không đẹp".

Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, "bỏ qua đi Tám"!

Phan Quốc Bảo

(Quán cà phê, nơi người Sài Gòn xả stres và "tám" đủ chuyện trên đời - Ảnh: M.C)

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

10/10/2015 - Thư gửi về Năm Căn

Hai thân thương,

Ba đi Mỹ thăm thú theo lời mời của vợ chồng con Tư. Theo như Ba biết, thì chồng con Tư bảo rằng, Ba đã có sạn trong đầu rồi, không thể thay đổi và theo kịp trào lưu văn minh tiến hóa của loài người được, phải cho Ba đi một chuyến để mở mắt ra. Ba nói riêng cho con nghe, một người có lập trường cách mạng hơn 50 năm vững vàng như Ba, làm sao mà lay chuyển được?

Những thứ phồn vinh giả tạo của xã hội tư bản bóc lột đang giẫy chết, không thể làm Ba lóa mắt xao động mà chao đảo niềm tin tất thắng của xã hội chủ nghĩa, một xã hội văn minh tiên tiến, văn minh cùng cực và tột đỉnh của loài người. Niềm tin tất thắng đó, rạng ngời trong tim Ba, có từ ngày đem con ra Bắc tập kết, rồi băng Trường Sơn gian khổ về Nam giải phóng, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào. Một lòng tin tuyệt đối vào đường lối không bao giờ sai lầm của đảng ta.

Hôm nay Ba được thằng Tư đem đi thăm thắng cảnh nước Mỹ. Theo lời thằng Tư nói rằng, những thắng cảnh nầy, được nhân dân các nước văn minh yêu chuộng hòa bình trên thế giới ghé thăm hàng năm đến có cả trăm triệu người. Từ Sạc-rờ-men-tô (Sacramanto, ghi chú của tác giả) thủ phủ của Bang Ca-Li (California), xe hành khách đón Ba và thằng Tư đi.

Hành khách trên xe, có sáu mươi hai người. Đa số là các anh cả chị cả Trung Quốc vĩ đại, còn lại hai mươi người khác, là những “ khúc ruột xa ngàn dặm” của quê hương ta. Triệt để tuân thủ đường lối đứng đắn của đảng ta, nên Ba kêu họ bằng danh từ thân thương đó, chứ theo Ba thấy, thì bọn nầy thuộc loại cực kỳ phản động, điên cuồng chống phá cách mạng.

Chúng ăn nói toàn những lời vong mạng phản động, bọn bám theo chân đế quốc tư bản, phản lại đất nước quê hương xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Ba đề cao cảnh giác tối đa khi giao tiếp với bọn ngụy nầy. Ba sẽ nói nhiều về bọn phản quốc nầy trong thơ sau cho con biết, bây giờ Ba viết về những điều chứng kiến tận mắt, và đánh giá sự việc dưới quan điểm duy vật biện chứng của một con người có bề dày cách mạng và trung kiên như Ba.

Họ đưa Ba vào thăm dinh Chủ Tịch của Bang Cali. Vào trong dinh nầy, là Ba thấy rõ cái tệ hại của tự do hỗn loạn của thế giới tư bản. Du khách đi lại lang bang trong dinh, mà không có công an theo dõi, bám sát, canh chừng chi cả. Tệ đến nỗi có thể đứng bên ngoài phòng làm việc của Đồng Chí Chủ Tịch Bang nhìn vào, mà cũng chẵng ai ngăn cản. Như thế thì còn chi là bí mật quốc gia nữa. Thật là thiếu đề cao cảnh giác tột độ. Tệ hại đến nỗi du khách chụp hình lia lịa các phòng ốc, hành lang, đường nẻo bên trong.

Chụp hình cả đồng chí Chủ Tịch Bang, mà bọn bảo vệ làm việc tắc trách trơ mắt ra, không hề biết ngăn cản, hay “ làm việc” để đưa chúng đi cải tạo tư tưởng. Đúng là sống lúc quân hồi vô phèng, không có chính quyền ư? Dinh Chủ Tịch nầy, tự nó tố cáo tính bóc lột nhân dân lao động của bọn tư sản mại bản. Không phải như Bác Ta, cần kiệm liêm chính, chỉ ở trong căn chòi tre, đi dép lốp với hai bộ áo quần kaki.

Ba nói điều nầy với thằng Tư. Nó nói với Ba rằng: “ Cho đến giờ nầy mà Ba vẫn còn tin những điều lừa mị ấu trĩ nữa sao?” Ba không chấp lời nói của nó làm chi, vì Ba đang nhờ nó nhiều chuyện. Cũng may cho nó, nếu còn ở bên nhà, thì Ba cũng “đề xuất ” cho nó đi cải tạo tư tưởng một thời gian ngắn chừng năm năm hay mười năm, để giúp đỡ nó.

Chiếc xe trực chỉ về hướng đông, đi qua những vùng đồi núi cỏ cháy vàng, băng qua thành phố bài bạc Rí-nồ (Reno), thành phố nầy của bọn tư sản bày ra để bóc lột mồ hôi nước mắt của tầng lớp thợ thuyền lao động và nông dân. Đây là âm mưu thâm độc của con bạch tuộc nhiều vòi, bám vào hút máu chính nhân dân chúng và nhân dân thế giới. Ba cũng mong xe dừng lại thành phố nầy, để Ba thấy rõ hơn cái tội ác của đế quốc Mỹ đối với chính nhân dân lao động thợ thuyền.

Nhưng xe cứ lướt đi, băng qua rặng núi Xì-Ê-Ra (Sierra Nevada), đường núi quanh co, chập chùng làm lòng Ba xúc động nhớ đến thời chân đi dép lốp băng rừng Trường Sơn, hạt gạo cắn làm tư, đi về Nam giải phóng quê hương. Thời đó có thừa gian khổ. Thế mà hôm nay ngồi trên ghế nệm êm ái của xe khách, xe lăn êm như ru trên con đường tráng nhựa phẳng phiu, xe có máy điều hòa không khí mát rượi, nhưng Ba vẫn chẳng thấy cái tính ưu việt nào, so với chuyện chân đất kéo pháo Trường Sơn ngày cũ.

Buổi chiều ghé lại thành phố Eo-cồ (Elko) thì xe đã chạy được hơn 520 đặm Anh, tức hơn 830 cây số bên mình. Phải công nhận là khẩn trương, ngày xưa đi bộ chừng đó đường trong rừng núi cũng phải hàng tháng trường, và hao hụt nhân mạng không biết bao nhiêu mà kể.

Họ đem hành khách vào một tiệm ăn, họ gọi là ăn theo lối búp-phê ( buffet). Ba đoán đây là một quán ăn quốc doanh, cho nên không có người phục vụ. Khách phải xếp hàng dài, tự lấy thức ăn. Thế mà nhân dân miền nam vẫn thường chế nhạo xã hội chủ nghĩa là “xếp hàng cả ngày”. Ở nước đại tư bản nầy cũng phải xếp hàng vậy, mà có ai kêu ca gì đâu.

Mỗi người lấy một cái dĩa, muỗng, nĩa, dao, khăn giấy, và đi dần tới, tự múc lấy thức ăn trong hơn hai chục cái nồi lớn, nồi nầy có thể nấu cho cả trung đoàn ăn. Cứ thức ăn trong nồi vơi, thì nhà bếp bưng lên thêm, châm vào đầy lại, bởi vậy Ba không phải lo khẩn trương đấu tranh vì sợ hết phần của mình.

Thức ăn dồi dào, có nhiều chất tanh, chất béo và chất tươi. Đủ loại, gà, heo, bò, tôm, cá, cua, rau, đậu, nấu theo nhiều cách khác nhau. Ban đầu, Ba không dám múc nhiều thức ăn, vì sợ họ tính nhiều tiền, nhưng sau khi nghe thằng Tư nói là ai muốn múc bao nhiêu món và nhiều bao nhiêu cũng được, thì Ba nắm bắt ngay thời cơ thuận lợi, múc lên dĩa mình đủ thứ đầy vun, vun quá nên vài thứ thức ăn chảy ra ngoài, rơi xuống sàn.

Riêng cái việc không có người phục vụ, không có người canh gác, ai muốn múc bao nhiêu thức ăn thì múc, cũng để lộ ra cái yếu kém về tổ chức, và yếu kém về ý thức bảo vệ tài sản nhân dân trong chế độ tư bản.

Ba ăn hết một dĩa đầy, và khi nghe thằng Tư nói, muốn ăn bao nhiêu dĩa cũng được, thì Ba tranh thủ ăn thêm một dĩa nữa. Ăn thêm trái cây cắt sẵn, bánh ngọt và cà-lem. Phải công nhận bánh ngọt của bọn đế quốc ngon, đáng ra thì Ba không nên khen, vì khen đế quốc, bất cứ là khen gì, cũng là mất lập trường cách mạng. Ăn xong, bụng Ba căng kềnh, phải mở nút quần và nới dây nịt ra hai lỗ.

Cho ăn thả dàn như thế nầy cũng là một thủ đoạn thâm độc của bọn tư bản, vì ăn xong, thì Ba phải chạy gấp vào nhà cầu mà tháo dạ. Chắc chi nhà cầu nầy là không phải là một hệ thống hố xí hai ngăn trá hình, bày ra để khai thác phân tươi của khách hàng? Ba còn động não suy nghĩ rằng, biết đâu chúng nó biết Ba là người cách mạng trung kiên, muốn hại Ba nên bỏ thêm chất độc vào thức ăn thức uống, mà mình không hay.

Con phải rõ bọn CIA tàn bạo ở đâu cũng có mặt, và nhúng tay vào, mưu mô và sắp đặt khắp cả thế giới.. Thế mà thằng Tư thì đổ tiệt cho Ba là tham ăn, cho nên bị tháo dạ. Ba cũng đề cao cảnh giác, không tin chi nhiều vào thằng Tư, hắn vốn là Ngụy cũ, tuy đã được cách mạng giáo hóa cho gần mười năm, học tập có tiến bộ, nên được về đoàn tụ với gia đình, nhưng biết đâu vẫn còn lén lút hoạt động cho bọn gián điệp CIA. Là người cách mạng, Ba phải luôn luôn đề cao cảnh giác.

Đêm nay ngủ lại khách sạn Hiu-Tân (Hilton), khách sạn sang trọng, phòng có hai giường ngủ, Ba một giường, thằng Tư một giường. Trong căn buồng ngủ, mà chúng thắp đến mười hai bóng đèn. Thật là phí phạm, không có quy hoạch kinh tế. Khí trời đang mùa nóng nực, mà trên giường chúng trải bốn năm lớp, nào là vải dày, vải mỏng, mền hai lớp, mền len, làm Ba nghi ngờ chúng nó có âm mưu gì đây.

Có lẽ chúng biết Ba thuộc thành phần cách mạng, bày đặt ra để khoe khoang tuyên truyền chăng. Ba biết rõ, thế nào chúng cũng đặt máy nghe lén, và đặt máy quay phim ghi lại các hành động, các câu nói của Ba. Ba đi quanh kiểm soát trên tường, góc nhà, trong hộc tủ, và thấy có nhiều máy móc, dụng cụ đáng nghi ngờ. Ba nói thầm cho thằng Tư biết, để cảnh giác nó, mà nó không tin và gạt đi, cho rằng cái gì Ba cũng nghi ngờ như người mắc bệnh tâm trí.

Người làm cách mạng, và người có một chiều dày hoạt động cách mạng như Ba, nếu không biết nghi ngờ, không biết đề phòng, thì đã không còn sống sót đến hôm nay đâu. Bởi vậy, nên Ba không nói nhiều, và chỉ nói những điều khi cần nói mà thôi.

Khi vào phòng tắm, Ba cũng tắm với cái quần lót, chứ không trần truồng như ở nhà. Bọn tư bản rất thâm độc, biết đâu chúng nó quay phim mình, rồi buộc mình làm những điều đi ngược với đường lối của “trên”. Buổi tối, thằng Tư kiếm đâu được số điện thoại của bạn nó là Phong, đang ở trong thành phố Eo-Cồ nầy. Hai đứa nói chuyện điện thoại một hồi, cười nói vui vẻ lắm. Ba nghe qua điện thoại, và đoán rằng, chúng nó rủ nhau đi hủ hóa ở ổ nhện nào đó.

Một lúc sau thì thằng Phong đến, hắn nói thẳng ra rằng, muốn Ba đi theo chúng nó, để hưởng hương vị đời, cho biết đàn bà Mỹ nó thơm tho đến mức nào. Xem có hơn đám cán bộ hộ lý trên rừng Trường Sơn bao nhiêu bực.

Nói thật với con, trong bụng Ba cũng mừng như mở cờ, nhưng đạo đức cách mạng buộc Ba phải nói lời từ chối. Nói lời từ chối, nhưng Ba cũng lo lắng là sợ chúng không mở lời nài ép Ba thêm lần nữa. Nếu chúng không đem đi, là cơ hội quý báu ngàn năm một thuở mất toi, không bao giờ có nữa. May thay, thằng Phong kéo Ba dậy, và nói: “Cái hang trê của Mỹ, còn quý hơn cái sự nghiệp cách mạng của Bác đến ngàn lần.” Ba thấy bị xúc phạm, nhưng cũng riu ríu đứng dậy đi theo. Trong đêm tối, Phong lái xe chạy như bay.

Trên xe nó trang bị cái máy như con ma xó, kêu nó quẹo phải, rẽ trái, còn xa bao nhiêu nữa, chỉ còn một trăm thước nữa thôi, và kêu dừng lại. Chừng hơn một giơ lái xe, thì đến một trang trại. Bên trong trang trí như cảnh của phim cao bồi. Ngồi trong phòng khách, thằng Phong nói chi đó, Ba không hiểu.

Một lúc sau có hai con nhỏ tóc vàng bồng bềnh, thân mình cân đối, ngực căng, eo thon, mông đầy, chân dài, đi giày cao gót, da thịt trắng nõn mền mại, mắt to, lông mi dài như riềm liễu rủ, môi mọng cớn lên khêu gợi, nhan sắc chim sa cá lặn như tiên nương, nhún nhẩy ỏn ẻn. Bây giờ thì sự nghiệp một ngàn năm cách mạng, Ba cũng bỏ, để đổi lấy một vòng ôm thơm tho sực nức kia, chứ nói chi năm mươi năm.

Thằng Phong nói gì với tên quản lý râu xồm, rồi cùng thằng Tư theo hai cô tiên thơm tho vào ngõ sau. Thằng quản lý ra hiệu cho Ba đi theo nó vào một cái phòng khác ngồi chờ. Thiệt Ba không ngờ, động nhền nhện mà sang hơn cả dinh lãnh tụ. Ba ngồi chờ chừng năm phút, thì cửa mở. Ba nhìn lên, suýt ngất đi vì sợ. Con biết chuyện gì không?

Ba thấy một con nặc nô hiện ra trong khung cửa, nó mang mặt nạ che đôi xanh lè như mắt mèo, ngực trần thổn thện hai trái mướp hương, lưng thắt đai da to bản, đi ủng da màu đen cao, và giữa hai chân là một cái khố mỏng như sợi dây rộng chừng hai lóng tay con nít. Nó mang bao tay màu đen, và cầm một con roi da to dài quất vun vút nghe đến lạnh xương sống.

Con roi da nầy, mà nó quất cho một phát, thì cả con bò mộng cũng lăn ra, chứ nói chi đến người, mà Ba lại ốm yếu già cả vì bao năm lặn lội nơi rừng sâu nước độc cho sự nghiệp cánh mạng của đảng ta. Con nặc nô đứng chàng hảng hai chân, ngoác miệng ra nói câu gì đó Ba không hiểu, và nó vút roi xuống.

Ba hết hồn, nhưng nhờ ơn Bác và Đảng đã dạy cho Ba nhuần nhuyễn bài học chém vè. Xưa, Ba đã từng chém vè hàng trăm trận mà thoát chết. Không lẽ B52 trút bom như mưa, không chết, nay lại chết vì ngọn roi da của con nặc nô nầy. Không lẽ sự nghiệp cách mạng năm mươi năm chấm dứt nơi dây?

Với tính “cơ động” cao, Ba phóng ra, luồn mình giữa hai chân con nặc nô mà chạy thoát ra bên ngoài. Nhờ dày kinh nghiệm trận mạc, Ba khẩn trương chui ngay xuống gầm xe nằm im, như ngày xưa nằm trong hầm kín địa đạo Củ Chi. Tháng tám tiết trời nóng nực, mà mồ hôi Ba đổ ra lạnh ngắt, miệng khô đắng nghét.

Ba thực sự run sợ, hai hàm răng đánh nhau cầm cập, không còn anh hùng như ngày xưa khi xông pha trận mạc hiểm nguy. Ba chợt động tâm cơ, e rằng thằng Tư và bạn nó toa rập hại Ba, trả mối thù cách mạng đã cải tạo nó trong nhiều năm, định nhờ tay con nặc nô đế quốc đưa Ba về gặp Các Mác Lê Nin và Bác Hồ vô vàn kính yêu chăng.

Thằng Tư là con rể, hắn có thể âm mưu hại Ba, thì cũng không có chi là lạ. Ba biết rõ, trong cách mạng, có khi phải hy sinh chính cả cha mẹ ruột, cả con cái mình cho sự nghiệp của Đảng và Nhà Nước, thì thằng Tư nó hy sinh ông già vợ cho bọn tư bản cũng không có gì là lạ cả.

Quần Ba ướt nhẹp, Ba biết vì quá sợ, nên không cầm được nước tiểu, chuyện nầy cũng thường thôi, Ba nhớ ngày xưa đã từng vãi phân cả quần nhiều lần, mỗi khi ôm đầu chịu trận mưa bom B52 của địch. Ba nằm yên chừng nữa giờ, thì nghe có tiếng thằng Tư kêu Ba, và nghe có tiếng chân người đi sục sạo tìm kiếm. Với tất cả đề cao cảnh giác, Ba nằm yên không động đậy. Nhưng rồi chúng cũng tìm được Ba, lôi Ba ra, Ba tưởng đâu lần nầy chết thật.

Ba định chém vè thêm lần nữa, nhưng chém vè xong rồi thì không biết đi đâu. Thằng Tư cự nự Ba, hỏi tại sao khi không lại chui xuống gầm xe mà nằm. Ba vừa sợ, vừa giận, nói liều với hai thằng Ngụy: “Chúng bay muốn giết tao thì cứ giết đi, bày trò làm chi?”.

Bạn thằng Tư cười ha hả, và giải thích cho Ba biết rằng, vì hắn nói không rõ ràng, thằng quản lý tưởng Ba có bệnh “khổ dâm”, nên gọi con nặc nô kia ra để Ba hủ hóa với nó. Cây roi da cầm trên tay, là để đánh đập hành hạ cho đổ máu trước khi thực sự đi vào cuộc truy hoan. Ba không tin được lời giải thích chung chung đó, và nghĩ, vì chúng còn muốn lợi dụng khai thác ở Ba một vài bí mật nào đó của cách mạng, nên còn để Ba sống.

Tuy giận lắm, nhưng Ba đã triển khai tính ưu việt của đảng ta, là khi ta yếu thế, thì phải tạm thời thỏa hiệp, để chờ cơ hội mạnh, thì vùng lên, thẳng tay dùng bạo lực cách mạng mà trấn áp không khoan nhượng. Hai thằng phản động đưa Ba về lại khách sạn, cả đêm Ba đề cao cảnh giác, chỉ ngủ một con mắt mà thôi.

Sáng hôm sau dậy sớm, ra xe khi trời đất còn tối đen, nhiều người cằn nhằn, than vãn vì còn buồn ngủ. Bọn tiểu tư sản thành thị khi nào cũng hèn yếu và ưa hưởng thụ, mới có thế mà đã than van. Ngày xưa Ba đi trong rừng thâu đêm, tháng nầy qua tháng nọ, mà chẵng ai mở miệng kêu than một tiếng. Đó cũng nhờ lòng tin tuyệt đối vào đảng, vào cách mạng, vì kêu than là mất lập trường, là chao đảo.

Xe đi về hướng Bắc, dọc theo rặng núi Đá Vôi, mà thằng Tư kêu là Rốc Kỳ Mao Tần (Rocky Mountain). Hai ven đường, đất đai cằn cỗi khô khan, cây lúp xúp, ruộng đất nghèo nàn như Nghệ Tĩnh bên mình. Khi xe chạy vào Bang Ai Đa Hồ (Idaho) thì Ba thấy có con sông, mà người ta kêu là sông Rắn (Snake River), từ đây thấy cây cối xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn.

Ba thấy hệ thống thủy lợi của chúng mà tức cười, làm sao mà so sánh với tính ưu việt của hệ thống thủy lợi bên ta. Chúng nó tưới ruộng bằng những ống nước dài có chích lổ, máng trên dàn sắt cao có bánh xe, di chuyển dọc theo ruộng. Nước bơm vào ống, xì vung ra như mưa trải rộng. Ba không biết chúng làm sao mà kéo nổi những giàn ống dài nặng như vậy được. Có lẽ dùng trâu bò. Thật là vụng về, bất tiện, kém tính sáng tạo.

Buổi trưa, xe ghé lại một tiệm ăn Trung Quốc, có lẽ cũng là tiệm quốc doanh, vì khách hàng phải tự đi lấy đồ ăn. Cũng xếp hàng, cũng chờ đến phiên mình. Tiệm nầy, thì thức ăn khá dồi dào, phải công nhận là ngon, bên ta không có tiệm quốc doanh nào mà so sánh được.

Trong khi ăn, Ba nói với thằng Tư, là bên mình ăn phở quốc doanh không người lái ở Hà Nội cũng rất ngon, và đầy tính cách sáng tạo của dân tộc. Thằng Tư nói rằng, vì hồi đó Ba đói, nên ăn cái gì cũng ngon cả. Nó nói thêm là vợ nó khi ra Bắc thăm, khi nó đang cải tạo tại trại Cổng Trời, có ghé Hà Nội ăn phở quốc doanh, và cho rằng, phở nầy chỉ ớn hơn nước vo gạo một chút mà thôi. Ba biết bọn nầy chỉ bôi bác cách mạng là giỏi.

Trong tiệm nầy, có nồi xúp thịt gấu thật lớn, mọi người chen nhau xếp hàng múc vào chén đầy vun, họ tin tưởng thịt gấu ăn vào bổ âm, bổ dương, và tăng cường sức mạnh. Tin như vậy thì cũng tốt thôi. Ba tranh thủ ăn luôn hai tô xúp thịt gấu có mùi thuốc bắc nồng nồng. Có cả một nồi đầy vi cá mập, tuy bụng đã căng kè, Ba cũng tiến công làm thêm bốn năm miếng lớn. Lần nầy, ba cũng bị tháo dạ, nhưng giữ bí mật không cho thằng Tư biết. Người làm cách mạng, phải luôn luôn giữ kín mọi bí mật như giữ gìn con ngươi.

Buổi xế chiều, thì xe đến thành phố cao bồi Giắc Xơn (Jackson), thành phố nhỏ, dân cư chỉ mấy trăm người, đa số là du khách. Ở đây đặc biệt có cái công viên, mà bốn cỗng vào làm bằng hàng ngàn cái sừng nai gài lên nhau. Bốn cái cỗng cao nghệu. Rồi xe tiếp tục đi lên miền Bắc, từ đây là cây cối xanh tươi phủ núi rừng. Rồi xe đến vùng công viên quốc gia Đá Vàng (Yellow Stone), đây là một vùng đất rộng lớn mỗi chiều chừng vài chục cây số ngàn nằm trùm lên ba Bang: Oai-Ô-Minh (Wyoming), Mông-Ta-Na (Montana) và Ai-Đa-Hồ (Idaho).

Đa số đất đai đều nằm trong Oai-Ô-Minh, rẻo hẹp phía tây thuộc Ai-Đa-Hồ, rẻo mỏng phía bắc thuộc Mông-Ta-Na. Cái công viên quốc gia nầy là một vết nhơ, một bằng chứng hùng hồn tố cáo tội ác của bọn địa chủ trong chế độ tư bản đối với giai cấp bần nông. Chúng nó cướp đất nông dân làm công viên mà chơi.

Để biện minh cho hành động tàn ác nầy, chúng phao vu lên là nhân dân lao động ở đây, đại đa số là dân da đỏ nguyên thủy, thấy khói bốc lên từ đất, thấy nước nóng phụt lên thành vòi lên trên cao, nên sợ cái thiêng liêng của trời đất mà không dám ở lại, phải di dân đi nơi khác sinh sống.

Hướng dẫn viên du lịch cho biết rằng, vùng nầy nguyên là cái miệng núi lửa, đã phì ra nham thạch bao phủ một vùng rộng 30 dài 45 dặm Anh (chừng 50×70 cây số ngàn). Núi lửa phun ba lần, lần thứ nhất cách đây hai triệu năm, lần thứ hai cách một triệu ba trăm ngàn năm, lần thứ ba cách sáu trăm bốn mươi ngàn năm. Lần cuối nầy phun ra được 530 tỷ mét khối nham thạch.

Theo Ba, thì toàn bố láo cả. Bọn tư bản thường hay bịp bợm, nói điều không thật. Làm sao mà chúng biết được chuyện cả trăm ngàn năm trước? Khi đó chúng đã sinh ra đâu, mà nói như thật. Chúng cho biết rằng công viên Đá Vàng nầy là một trong vài ba nơi đặc biệt trên thế giới, có núi lửa đang liên tục hoạt động với tầm mức nhẹ. Bởi vậy cho nên có những cái miệng, lâu lâu nước sôi và khói phọt lên cao, những đồng bùn lầy nước sôi lục bục như nồi cháo nóng, và những miệng nước nóng có thể thả cá vào luộc chín mà ăn được.

Sau bữa ăn chiều, Ba được đem đến một quảng trường, có ghế gỗ thấp vòng quanh một khu đất trống cho du khách ngồi, chờ xem hiện tượng nước phụt ra từ miệng một cái hố, mà khói hơi nước đang bốc lên um tùm. Họ bảo là đúng 5 giờ 59 sẽ có nước phun lên cao bằng tòa nhà lầu năm sáu từng. Du khách đông đảo ngồi chờ xem hiện tượng lạ nầy.

Ban đầu, cái hố xịt ra hơi nước từng hồi, khói mù um, rồi bỗng hơi nước phụt cao vào không trung, sau đó thì một cột nước phun thẳng lên trời, cao chừng vài ba chục thước, cột nước kêu phì phì, khi cao khi thấp, rồi lụn dần, cho đến khi chỉ có khói bay ra. Thế là hết màn. Tưởng gì, chứ vòi phun thì ngoài Bắc ta thiếu gì, cả nước. Chỉ có khác là ở đây phun nước nóng bốc khói. Ba nghĩ rằng, đây cũng chỉ là trò bịp bợm để thu tiền của bọn tư bản mà thôi. Có thể chúng đào hầm bên dưới, nấu một nồi nước sôi, rồi cho xịt lên đúng giờ. Chúng lừa bịp được thiên hạ ngây ngô, chứ không thể qua mặt được một con người cách mạng như Ba.

Tối nay, chúng cho Ba ngủ tại khách sạn Bét-Vét-Tẹc (Best Western) cũng hai giường rộng và tiện nghi đầy đủ. Cho ngủ tại những khách sạn sang trọng nầy, Ba biết rõ, cũng là âm mưu từ tòa nhà trắng, để tuyên truyền cho đế quốc tư bản. Nhưng lòng trung kiên với Đảng ta của Ba chưa bao giờ sờn. Buổi sáng, du khách được khách sạn đãi ăn điểm tâm, chúng gọi là “điểm tâm đại lục” (continental breakfast), có cà phê, sữa tươi, cốm rang đường dát mỏng, bánh ngọt, bánh mì mềm, bơ, mứt trong gói giấy, và có một rổ táo.

Ba xốc tới, tiến lên dành thế chủ động, đoạt được ba trái táo cùng một lúc, gói vào khăn cất đi để dành trưa ăn. Cái thằng Ngụy đứng sau Ba ganh tị nhíu mày có vẻ bất bình. Đâu có quy định nào là mỗi người chỉ được lấy một trái táo? Vì mỗi người một trái, thì cái rổ táo nầy cũng không đủ sáu mươi trái cho sáu mươi du khách. Ba cướp lấy thời cơ, ăn luôn năm sáu cái bánh ngọt cho no bụng mà còn đi xem phong cảnh suốt ngày.

Chiếc xe chở du khách đi vòng trong công viên, Ba thấy đồi núi đã cháy đen thui, từ núi nầy qua núi nọ, hàng trăm quả đồi đã bị cháy, cây thông đen điu trơ trụi chỉa thẳng lên trời như những rừng chông khổng lồ, liên tiếp cả hàng chục cây số. Hướng dẫn viên du lịch cho biết vùng công viên nầy đã bị cháy từ năm 1988, cháy liên tục từ tháng năm cho đến tháng mười một. Không chữa cháy được, cả nước chịu thua, và bó tay dương mắt nhìn thôi. Cuộc hỏa hoạn nầy được trời dập tắt do trận mưa vào tháng mười một. Cháy hết bốn mươi lăm phần trăm công viên.

Theo Ba nghĩ, thì cuộc hỏa hoạn nầy có bàn tay của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhúng tay vào, để trừng phạt bọn đế quốc Mỹ hiếu chiến hung hăng. Là một thắng lợi lớn lao của chủ nghĩa ưu việt xã hội chủ nghĩa. Đây là một bằng chứng vĩ đại minh chứng ai thắng ai.

Nhìn trăm đồi núi của đế quốc hoang tàn mà lòng Ba phất phới ngọn cờ hồng tung bay. Ba được đưa đến một cánh đồng bùn trắng, trên đó nhiều nơi khói bốc hơi từ dưới lòng đất. Ba nghĩ đây cũng là cảnh giả tạo, họ bắt chước sáng tạo của nhân dân ta trong kỹ thuật lò Hoàng Cầm, dẫn khói đi qua các vùng khác nhau. Bên dưới, có nhiều nơi bùn sôi lục bục.

Có chi lạ đâu. Cứ chôn dây điện nấu lò ở dưới đất và châm đều nước vào, thì sôi thôi. Có những cái hố miệng tròn, bên trong nước nóng làm khói bốc mù, người ta nói, câu cá đem nhúng vào nước sôi nầy, thì cá chín, kéo ra ăn được. Bố láo cả. Ba đã từng thấy các anh nuôi, chị nuôi nấu cơm cho cả trung đoàn ăn, cái lò của ta, còn lớn hơn mấy cái hố nước nóng nầy nhiều. Trên cánh đồng bùn lầy nầy, có cầu gỗ bề ngang rộng, bắc vòng vèo chạy quanh, không chừng dài cả cây số, cho du khách đi xem chơi.

Đây là một sự phí phạm tài sản nhân dân, phục vụ cho bọn tiểu tư sản thành thị, không màng chi đến nỗi khổ cực của nhân dân lao động, làm việc từ mười hai tiếng đến mười lăm tiếng mỗi ngày trong các cơ xưởng sản xuất, làm theo lối dây chuyền, của bọn tư bản bóc lột.

Chúng nó đem Ba đến một nơi gọi là Miệng Rồng, đó là một cái hang lớn, bên trong có tiếng kêu sòng sọc, hơi nước từ miệng hang phà ra nghi ngút, mà hơi nầy thối hoắc còn hơn cả hơi người đau bụng xì hơi. Theo Ba nghĩ, thì đặt cho nó cái tên là Đít Núi thì đúng hơn, vì đó là một cái hang tối tăm, có tiếng sòng sọc bên trong như người bị sôi bụng, và xả hơi ra mịt mù thối tha.

Đám du khách chịu không nổi mùi hôi, đều nhăn mặt. chun mũi. Thế mà cũng đi xa cả ngàn dặm đường để đến xem cho được. Rồi xe chở Ba đi xem thác nước, Ba cũng chẳng tha thiết gì cái thác nầy, bên ta chán kho gì thác mà phải tốn thì giờ đi xem. Trên đường đi, Ba thấy có hai con bò rừng đang đi dọc đường, chúng đi trên lề, và bên tay phải, dáng thong dong. Có người khen là con vật ở đây cũng hiểu biết và tôn trọng luật đi đường. Ba nghĩ đó là bò máy, chính quyền địa phương bày ra để hù họa và mà mắt du khách thôi.

Sau đó, thì đi thăm hồ, đây là cái hồ có diện tích 350 cây số vuông ( 136 dặm vuông Anh) và chu vi bờ hồ 170 cây số (110 dặm) chiều dài hồ 32 cây số, chiều rộng 9 cây số. (20×14 dặm). Nước xanh ngắt, nghe đâu hồ sâu khoảng một trăm hai mươi thước. Bên bờ hồ, Ba thấy mấy người dân đứng câu cá. Thì ra dân Mỹ cũng có những người mò tôm bắt ốc lam lũ, dầm mưa dãi nắng bên sông rạch kiếm cơm qua ngày, chứ giàu có cái nỗi gì. Nhưng Ba thấy họ đi câu, mà mang ủng, và áo quần thì sang trọng như các đồng chí trung ương đảng đi họp đại hội. Ba không muốn so sánh với hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu bên mình. Hồ mình tuy nhỏ hơn, nhưng theo Ba thì đẹp hơn thân thương hơn.

Trên đường Ba cũng thấy nhiều bầy nai nhởn nhơ ăn cỏ, không sợ gì con người cả. Giá như Ba ở đây, Ba sẽ mở một quán thịt rừng, mỗi ngày giết vài con nai bán thịt, thì kiếm được bộn tiền. Nói thế, chứ con người như Ba, không có quyền phe phẩy, làm việc buôn bán, mất đạo đức cách mạng.

Buổi trưa, du khách được đem đến quán ăn. Ba không ưa ăn loại bánh mì mềm lạt lẽo, thằng Tư mua bánh xèo Mỹ cho Ba với hắn ăn. Chưa bao giờ mà Ba ăn bánh xèo dở như hôm nay. Chúng nó không biết làm bánh xèo mà cũng bày đặt bán. Bánh xèo của chúng dày cộm, mềm bủn nhủn, có nước xốt cà chua đỏ lòm, bên trên có rắc lạp xưởng, ớt, nấm cắt mỏng, rau. Ăn rất béo. Thằng Tư kêu loại bánh xèo nầy là “pi-dà” (pizza).

Dù đói bụng, nhưng thứ nầy rất khó nuốt. Ráng ăn cho qua bữa, ăn xong uống nước ngọt. Ăn miếng bánh xèo đó mà thằng Tư trả tiền đắt như bữa cơm Tàu ăn đầy bụng. Lấy kinh nghiệm buổi trưa, chiều hôm đó đám du khách vào cửa hàng bách hóa tổng hợp mà mua thức ăn tối đem về phòng.

Ba thấy mấy “khúc ruột xa nghìn dặm” mua về nhiều con gà quay, bánh mì, rượu chát, rượu bia, trái cây, rau sống, dưa chua, đem vào phòng ăn khách sạn mà liên hoan ồn ào cho đến khuya, để lộ ra cái bản chất của bọn tiểu tư sản thành thị bao giờ cũng sa đọa, chỉ nghĩ đến hưởng thụ vật chất và sợ gian khổ.
Sáng hôm sau, xe lại khởi hành sớm, cũng ra đi khi trời còn mờ sương. Xe xuôi về hướng Nam, hình như quay lại đường cũ, Ba không rõ lắm, xe chạy quá mau.

Đi chừng vài tiếng, thì xe dừng lại xem một trại nuôi gấu, chó sói và nai rừng. Du khách phải đóng tiền để xe chở vào trại xem. Ngồi trên xe, đi qua trại gấu, thấy chúng thong thả ung dung trong khuôn viên có hàng rào. Ba nghĩ nơi đây họ cũng nuôi gấu để hút mật gấu, bán ra cho dân nhậu hòa với rượu mà uống như bên mình. Thế mà bên ngoài giả nói đạo đức là bảo tồn giống thú hiếm quý.

Xe tiếp tục đi, rồi ghé lại xem một thác nước thủy điện nằm vắt ngang thành phố. Đó là thành phố có tên Thác Ai-Đa-Hồ (Idaho Fall City). Thác dài rộng, không cao, nằm xuyên qua thành phố. Đối với Ba, đã lăn lộn nhiều năm trong rừng Trường Sơn, thì thác nước cũng chẳng có gì xa lạ quyến rũ để đi xem. Ba ngồi lại im lặng trên phiến đá, còn du khách thì xôn xao chụp hình, nói nói, cười cười, tấm tắc khen.

Xe ghé lại một nơi mà nhìn xuống là thung lũng sâu thẳm. Bên dưới có nhà cửa, có đường xá. Bên kia là vách đá dựng đứng cao ngất. Không biết họ đi xuống bằng đường nào. Bên trên cao, có cây cầu mà Ba nghĩ là họ bắt chước cầu Hàm Rồng của mình. Cầu cong bắc qua mõm đá cao. Có năm sáu thanh niên mang dù, đứng trên cầu nhảy xuống vực sâu. Chúng nó lái dù cũng khá giỏi, vì khi đáp xuống đất, thì đáp đúng vào cái điểm mà chúng làm dấu bằng hai miếng vải màu bắt chéo hình chữ thập. Bọn nầy ăn no, rững mỡ, không làm những việc sản xuất ra của cải vật chất, mà chỉ lo vui chơi, chơi thứ nguy hiểm.

Buổi chiều, thì xe đến bang U-Tà (Utah), du khách được dẫn đi xem mỏ đồng, chúng nó đào sâu xuống đất hình phểu, sâu nhiều cây số. Chúng cho biết là mỏ đồng nầy lớn nhất thế giới. Họ khoan đất, nhồi mìn, nổ tung đáy núi, rồi dùng xe xúc đất đá đem vào máy xay vụn, đem lọc, rồi nấu ra đồng.

Chiếc xe xúc đất có bánh xe với đường kính của nó, gấp hai lần chiều cao của Ba. Không biết Liên Xô vĩ đại của chúng ta, có thứ xe nầy hay không. Theo Ba nghĩ, thì nơi đây thợ thuyền lao động bị bóc lột tận xương tủy, và thặng dư giá trị do tư liệu sản xuất đều vào tay bọn tư bản gian ác. Đây mới thật là cảnh dời non lấp biển.

Ba khám phá ra một điều nữa, là bọn tư bản tuy gian ác không lường, nhưng vô cùng ngây ngô, không những chúng cho ta đi xem, mà còn cắt nghĩa, giải thích từng chi tiết về việc khai phá cái mỏ đồng nầy. Sau nầy về nước, Ba sẽ đề xuất lên trên, xin phái người bí mật qua đây thu thập hết tài liệu, để về khai thác mỏ đồng của xứ ta cho có hiệu quả hơn.

Thủ đô của Bang nầy tên là thành phố Hồ Muối, (Salt Lake City) vì ở đây, có cái hồ nước mặn, ở độ cao hơn mặt biển gần một cây số, nồng độ muối mặn hơn muối biển đến năm lần. Làm sao tin được mà lại gạt gẫm Ba. Lục địa xa biển đến non ngàn cây số, làm chi mà có nước biển tràn vào đây được. Lại dấu đầu lòi đuôi, làm chi có chuyện mặn hơn nước biển đến năm lần? Bày đặt ra để chứng tỏ nước Mỹ có nhiều điều khác thường mà lòe bịp thiên hạ thôi.

Ở Bang nầy, có nhiều người theo đạo Mọt Mông (Mormon), Bang U-Tà là trung ương cục của đạo nầy. Nghe nói, đồng chí khai sáng và lãnh đạo ngày xưa có trên năm chục bà vợ. Có lẽ vì vậy, nên những kẻ thiếu vợ ganh ghét, đánh đuổi và giết chết. Đồng chí lãnh đạo kế nhiệm, đem tông đồ chạy, đi bộ băng qua nước Mỹ, đến U-Tà thì kiệt sức, dừng lại mà xây dựng hội Thánh tại đây.

Chuyện nhiều vợ, nhiều đàn bà vây quanh, là chuyện bình thường của những vị lãnh đạo tối cao. Bác Mao vô vàn kính yêu bên Trung Quốc vĩ đại, bác Xít Ta Lin ngàn năm cây đại thụ bên Xô Viết, tổ quốc của xã hội chủ nghĩa chúng ta, Bác Hồ đời đời kính yêu trong quần chúng ta, đều có rất nhiều người đàn bà đã kề vai sát cánh để làm nên sự nghiệp cách mạng tuyệt vời cho khối xã hội chủ nghĩa thêm quang vinh quang sáng lạng ngàn năm.

Khi đi thăm nhà thờ, cả đoàn du lịch được tiếp đón để giảng giải về nguồn gốc đạo Mọt Mông. Ba là con người đã thấm nhuần lý tưởng cách mạng, cho nên bỏ ra ngoài tai mọi điều. Vì theo cách mạng vô sản, thì các thứ tôn giáo đều là thuốc phiện ru ngủ nhân dân. Rồi Ba được đi thăm dinh đồng chí chủ tịch nhà nước Bang U-Tà.

Cũng cơ ngơi cao rộng, xa xỉ trên nỗi đau thương của bần dân lao động, không thể sánh với Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta. Thằng Tư lại trổ giọng cực kỳ phản động, gọi Bác là cáo già gian manh, lừa mị. May nó là con rể, nếu không thì Ba đã cho mấy tát tai cho đỡ giận. Ba định bụng về sẽ báo cáo với vợ nó, chuyện nó vào ổ nhện tìm vui để trả thù.

Đêm nầy, Ba lại được vào ngủ khách sạn Hiu Tân khác. Rõ là hệ thống tư bản, đâu đâu cũng thả vòi bạch tuộc của chúng đến để hút máu nhân dân làm giàu cho bọn bóc lột. Tối nay du khách được đem đến một quán ăn Trung Quốc gốc Việt. Quán nầy mặt bằng lớn, sơn phết đỏ lòm, bàn ghế cũ kỹ. Đám du khách người Việt Nam được ngồi riêng trong một phòng do lòng ưu ái của chủ quán.

Đi mấy ngày ăn toàn thức ăn Tàu, Mỹ, nên mọi người đều hoan hỉ kêu phở. Giờ nầy mà có tô phở thì không có chi bằng. Chỉ có một thứ phở tái chín mà thôi, không phải ai muốn kêu phở gì cũng được. Một người hỏi anh bồi bàn rằng phở đây có ngon không, anh cười toe toét và nói: “Ăn một tô, nhớ một đời”. Chờ rất lâu phở mới được bưng ra. Đúng như lời anh bồi bàn phán, ăn một tô phở nầy thực khách nhớ một đời.

Có người nói: “Hình như nhà hàng dọn lộn thức ăn. Đây là bánh cuốn chan nước thịt trong lon, chứ không phải phở.” Người khác bàn rằng: “Món nầy người ta kêu là phở U-Tà không giống phở Việt Nam chút nào.” Người khác bàn thêm: “Nhà hàng có gọi là phở đâu mà các anh chị cứ chê bai, trong thực đơn ghi là xúp thịt bò, theo tiếng Anh rõ ràng kia mà.” Theo Ba, thì phở ở đây có thể sánh với phở quốc doanh ở trái tim tổ quốc Hà Nội của chúng ta dạo nào.

Sáng hôm sau, xe lại khởi hành sớm, khi trời đất còn tối mù. Đi du lịch, mà hối hả như chạy giặc, sơ tán. Hướng dẩn viên du lịch khuyên du khách nên ngủ tiếp cho khỏe. Tiếng ngáy đều đều trên xe. Rồi xe đến nơi mà người ta gọi là Bờ-Rai Ca- Nồng (Bryce Canion). Cảnh trí thật hùng vĩ lạ lùng. Dù có mang tiếng là mất lập trường cách mạng, Ba cũng phải khen nơi đây quá đẹp, quá lạ, và quá hùng vĩ.

Đứng trên triền đá cao nhìn xuống cái lũng rộng bao la, thấy như một thành phố tiên cảnh, có hàng ngàn tiên nga đang múa lượn, có hàng ngàn tượng Phật đứng ngồi, có hàng ngàn hình dáng thú vật linh hoạt, có đền đài cung điện. Từ núi nầy qua núi nọ tiếp nối nhau trùng trùng, trùng trùng ngút mắt. Không nơi nào trên tổ quốc xã hội chủ nghĩa mến yêu của ta có được cảnh vĩ đại nầy. Du khách được đi xuống dưới đáy vực, một số không dám leo xuống vì sợ không đủ sức leo lên.

Ba tuy tuổi già, nhưng với niềm tự hào cao ngất, và với nhiều kinh nghiệm băng rừng Trường Sơn, Ba leo băng băng xuống đáy vực mà xem cho rõ hơn. Ba thầm nghĩ, nếu có đánh du kích, thì nơi đây là một chỗ dấu quân tuyệt hảo, chấp cả máy bay B52 của địch, chấp máy bay Con Ma, Thần Sấm, cũng không động được đến dép râu của bộ đội du kích ta.

Trên đường về, Ba được đưa đến thăm một căn cứ không quân của bọn đế quốc Mỹ. Có đủ tất cả các loại máy bay từ thế chiến thứ nhất đến nay. Có chưng bày đủ loại như Con Ma, Thần Sấm, Chuồn Chuồn, Nòng Nọc, vận tải lớn, và có cả máy bay Mig 21 của Liên Xô vĩ đại, máy bay của Đức Quốc Xã. Bây giờ Ba mới thấy rõ và sờ mó được những loại khí giới giết người của đế quốc tư bản.

Thật đúng như những bài học chính trị mà Ba đã nhuần nhuyễn, xe tăng, máy bay của địch cũng rất ọp ẹp, chẳng khác chi bìa giấy bồi. Nhìn tận mắt mới thấy và tin hơn. Căn cứ không quân nầy rất lớn, chưng bày đủ thứ, mà canh gác đơn sơ. Mai sau có chiến tranh, thì đặc công ta cứ mang bộc phá mà xông vào, thì phá hủy không còn một chiếc. Ba ghi nhận thật rõ vào trí nhớ, để về làm báo cáo lên trên.

Khi xe đi ngang qua những vườn cây trái xanh rờn ngút mắt hàng ngàn mẫu, Ba hỏi thằng Tư vườn cây trái nầy thuộc hợp tác xã nông nghiệp nào, thì nó cười và bảo là của tư nhân. Thì ra nơi đây còn rất nhiều bọn địa chủ bóc lột nông dân. Mai mốt có cách mạng về đây, bọn địa chủ sẽ không thoát được cảnh đấu tố thanh lọc.

Khi về đến nhà, Ba triển khai thao tác lý sự, phát huy tính chất tiền phong của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Mao trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh, gây nên cuộc đấu tranh giai cấp cục bộ giữa hai vợ chồng thằng Tư, bằng cách tố giác, báo cáo với con Tư hành động hủ hóa của chồng nó, có quan hệ giao lưu với ổ nhền nhện. Con Tư nổi máu ghen, điên lên, to tiếng xỉ vả thằng Tư như tát nước. Hai vợ chồng nó rất căng, đấu tranh gay gắt.

Kết cục chúng đòi đem nhau ra tòa li dị. Thằng Tư xỉ vả Ba là cộng sản phản thùng bội bạc. Ba cũng không giận, vì Ba đi đúng chính sách của đảng ta, sử dụng tất cả mọi phương tiện, miễn sao đạt được mục tiêu cuối cùng thì thôi.

Trong bảy ngày đi theo thằng Tư tham quan phong cảnh nước Mỹ, Ba đã ghi nhận học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm để đấu tranh cách mạng, và vững tin hơn vào đường lối đứng đắn của Đảng ta, người lãnh đạo cuộc cách mạng chung thế giới, đưa nhân loại đến công bằng, ấm no, hạnh phúc, làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu.

Thằng Tư đưa Ba đi, nhưng Ba nghi có bàn tay lông lá của bọn tư bản và CIA nhúng vào. Vì thằng Tư thì làm thợ, con Tư thì làm nghề dũa móng tay, con của chúng còn đi học, phải đi bỏ báo mỗi sáng sớm kiếm thêm tiền, thì làm chi có dư tiền nhiều, đem Ba đi chơi cả ba ngàn cây số đường, ăn ở những nơi sang trọng, và cho xem những thắng cảnh danh tiếng nước Mỹ. Nhưng chúng lầm, làm sao mua chuộc được lòng trung kiên của Ba với cách mạng. Ba hẹn khi về sẽ nói cho con nghe nhiều hơn.

Cách mạng Việt Nam muôn năm.

Ba của con,

Sáu Ruộng.