Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Điều thật, điều bị và biển Đông

Bản dịch của Phan Văn Song
(http://www.asiasentinel.com/p…/fact-fiction-south-china-sea/)

Cựu phóng viên BBC Bill Hayton là tác giả của The South China Sea: the struggle for power in Asia,’ (Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á).

==========================

Đợi chờ tháng 7

Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc (Trung Quốc) ở Biển Đông. Nơi diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa - trong thời gian nghị án vào tháng 7 - sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Điều Trung Quốc hi vọng lớn nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lý (khoảng 50km).

Trung Quốc không chính thức tham gia vào vụ kiện, nhưng họ đã đưa ra các tranh luận gián tiếp, đặc biệt là qua ‘văn bản về lập trường’ mà họ công bố cuối tháng 12. Văn bản này lập luận rằng khi chưa có phán quyết của một tòa án khác cho tất cả các yêu sách lãnh thổ cạnh tranh đối với các đảo, đá và rạn san hô khác nhau thì tòa này không nên xét xử vụ kiện của Philippines.

Đây là vấn đề mà các thẩm phán sẽ phải xem xét trước tiên.

Chiến lược của Trung Quốc trong ‘cuộc chiến pháp lý’ trên Biển Đông là tung ra các lập luận lịch sử để đánh tạt đi các lập luận dựa trên UNCLOS. Trung Quốc ngày càng có vẻ coi UNCLOS không phải là một phương tiện trung tính trong việc giải quyết các tranh chấp mà là một vũ khí phe phái do các nuớc khác nắm lấy để từ chối các quyền tự nhiên của Trung Quốc.

Nhưng có một vấn đề lớn đối với Trung Quốc trong việc sử dụng lập luận lịch sử. Hầu như họ không có bất kỳ bằng chứng nào.

Đây không phải là ấn tượng mà người đọc bình thường thu được khi đọc hầu hết các bài báo hoặc các báo cáo của các nhóm chuyên gia (think-tank) viết về tranh chấp Biển Đông trong những năm gần đây. Đó là vì hầu như tất cả các bài báo và báo cáo này đều có căn cứ lịch sử dưa trên một số lượng rất nhỏ các bài viết và sách.

Đáng lo ngại là việc kiểm tra chi tiết những công trình này gợi ra rằng họ sử dụng các căn cứ không đáng tin cậy để từ đó viết ra những chuyện lịch sử [đuợc cho là] đáng tin cậy.

Đây là một trở ngại đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp vì việc Trung Quốc đọc nhầm các bằng chứng lịch sử là yếu tố gây bất ổn lớn nhất trong đợt căng thẳng hiện nay.

Sau nhiều thập niên giáo dục sai, người dân và lãnh đạo Trung Quốc dường như tin rằng Trung Quốc là chủ sở hữu hợp lẽ tất cả các thể địa lý trong biển này- và có thể tất cả các vùng biển ở giữa. Quan điểm này đơn giản là không được các bằng chứng từ thế kỷ 20 hậu thuẫn.


Bill Hayton


2 nhận xét: