Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Dẫu sao đi nữa thì sông vẫn chảy...

Not so much a glimmer of hope. The river flows on anyhow.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Hành hung tín đồ Cao Đài


Ngày 27.5.2015 vừa qua, nhằm ngày mùng 10 tháng Tư năm Ất Mùi, là ngày Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây Ninh tổ chức lễ kỷ niệm 56 năm ngày Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc triều thiên.

Chức sắc, chức việc, tín đồ từ các họ đạo trong, ngoài tỉnh Tây Ninh kéo về dự lễ rất đông. Thế nhưng, trong ngày lễ này lại xảy ra việc tín đồ Cao Đài bị hành hung.


Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam để bảo đảm tự do hàng hải

Sáng 30-5 bên lề Đối thoại Shangri-La (Singapore) tại Singapore, thượng nghị sĩ John McCain nói với các nhà báo rằng tuần tới Thượng viện Mỹ sẽ đưa ra bản dự thảo về việc nới lỏng cấm vận vũ khí với Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đã đề xuất chính quyền Tổng thống Barack Obama rót hàng trăm triệu USD giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang các nước Đông Nam Á, vốn đang đối mặt sự bành trướng của Trung Quốc.

Đề xuất của ông McCain được đưa vào một tu chính án của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (USDAA) 2016, dự kiến thông qua vào cuối năm nay.

Theo Sáng kiến biển Đông nói trên, Washington sẽ dành đến 425 triệu USD trong vòng 5 năm để "cung cấp thiết bị quân sự, huấn luyện, xây dựng quân sự quy mô nhỏ” cho các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam,

Bản sửa đổi do Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ thông qua hôm 14-5. Tuy nhiên, nó cần sự đồng thuận của lưỡng viện Mỹ mới chính thức có hiệu lực. Các cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu Mỹ không bay vào khu vực 12 hải lý quanh các điểm đảo Trung Quốc đang lấn đất thì “sẽ là một sai lầm vì coi đó như là sự đã rồi”.


Minh Trí (lược thuật)

Bộ trưởng Carter: Mỹ có quyền can dự vào biển Đông

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La sáng nay 30-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên án hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đang làm hủy hoại an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

Ông Carter cho rằng mặc dù có một số nước cải tạo đảo ở khu vực tranh chấp, nhưng chỉ có hoạt động của Trung Quốc gây lo ngại vì những kế hoạch không lường trước được của nước này.
Ông Carter còn nói "không rõ Trung Quốc sẽ còn đi xa đến đâu”

Bộ trưởng Carter nhấn mạnh cấu trúc an ninh phải tạo nền tảng cho sự hợp tác, chứ không phải cưỡng ép. Theo ông, Mỹ muốn châu Á có một cấu trúc an ninh khu vực phục vụ cho sự vươn lên và thịnh vượng.

Theo ông Carter, các thách thức hiện nay ở châu Á - Thái Bình Dương bao gồm: Triều Tiên, tự do hàng hải, biến đổi khí hậu, khủng bố và tấn công mạng.

Về biển Đông, ông Carter khẳng định Mỹ có quyền can dự và lo ngại đối với vấn đề này. "Chúng ta đều có lợi ích cơ bản trong an ninh biển Đông" - ông nói và cho rằng Mỹ quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng ở vùng biển này cũng như phản đối bất cứ giải pháp quân sự nào và khuyến khích ASEAN cùng Trung Quốc hợp tác.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và gọi đây là chìa khóa mở ra các cơ hội kinh tế to lớn, không chỉ cho Mỹ mà còn cho các quốc gia men theo vành đai Thái Bình Dương. Theo ông, TPP là một phần của giai đoạn 2 – về kinh tế - của chính sách tái cân bằng.

Bài phát biểu của ông Carter đưa ra chỉ một ngày sau khi Lầu Năm Góc xác nhận Trung Quốc đã bố trí pháo trên một trong các đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên bồi đắp trên Biển Đông.

Thông tin này càng gây lo ngại cho an ninh khu vực, củng cố thêm cho nghi ngờ về mục đích quân sự của Trung Quốc khi tiến hành xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Trước đó, phát biểu tại một sự kiện ở Hawaii ngày 27-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng phản đối bất kỳ hình thức quân sự hóa nào đối với các khu vực tranh chấp, đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động cải tạo đảo.


Minh Trí (lược thuật)

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Thủ tướng Singapore kêu gọi cạnh tranh công bằng

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La vào tối ngày 29-5, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore Lý Hiển Long nhận định cán cân sức mạnh trong khu vực đang thay đổi với sự trỗi dậy của Trung Quốc và cạnh tranh giữa các nước lớn.
Nói về sự liên quan của các nước như Mỹ, Thủ tướng Singapore cho rằng “các nước không có tuyên bố chủ quyền không nên theo bên nào. Nhưng họ cũng có phần trong các tranh chấp hàng hải... Mỗi quốc gia có giao thương đi qua biển Đông hoặc có tàu, máy bay đi qua biển Đông đều quan tâm đến việc đảm bảo tự do đi lại và bay qua khu vực. Singapore là một trong số đó”.

Ông hối thúc các bên nhanh chóng hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Về vấn đề hợp tác khu vực, thủ tướng Singapore cho biết ASEAN đã xây dựng được một mô hình hợp tác tích cực, bao gồm khu vực Nam Á, Đông Á, Úc, New Zealand... thông qua các nền tảng như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN, giúp các nước siết chặt hợp tác, xây dựng niềm tin.

“Tuy hợp tác đang tiến triển nhưng chúng ta phải tiếp tục nỗ lực. Vẫn còn những xích mích giữa các nước cần xử lý” - ông Lý nói, nhắc đến các vấn đề hiện tại như cuộc khủng hoảng người nhập cư. Ông cũng đề cập vấn đề hợp tác chống khủng bố trong khu vực.

“Tôi hi vọng khu vực sẽ tiếp tục có một hệ thống mở về giao thương, đầu tư, hợp tác kinh tế. Nó không nên là một thế giới mà sức mạnh có quyền, kẻ mạnh có thể làm gì họ muốn và người yếu phải cam chịu. Đó nên là một nơi mà các cam kết tích cực và hợp pháp là nguyên tắc quốc tế và các nước, lớn và nhỏ, có thể cạnh tranh công bằng để thịnh vượng” - ông Lý kết thúc.

Chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh báo: chiến tranh với Trung Quốc đang chờ Việt Nam ở biển Đông

Lời người viết: Cường độ xung khích bằng lời nói giữa Việt Nam, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ với quyết tâm bành trướng lãnh thổ mau chóng của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã gia tăng hiểm họa chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

Lý do vì Trung Quốc đã đặt Hoa Kỳ vá các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Phi Luật Tân, vào “tình trạng đã rồi” qua việc họ tấp nập ngày đêm tân tạo các bãi đá ngầm thành đảo có phòng tuyến quân sự ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc còn dự tính thiết lập mạng lưới “nhận diện phòng không” để kiểm soát không lưu ở Biển Đông, sau khi dựng 2 ngọn Hải Đăng ở Gạc Ma và Châu Viên.

Việc làm của Trung Quốc không chỉ nhằm chặn đường tiến của Việt Nam ra Biển Đông mà còn đe dọa an ninh hàng hải huyết mạch của Thế giới.

Vậy Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền ?

Theo quan điểm của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason thì “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ”.

Trong cuộc Phỏng vấn riêng với chúng tôi (Phạm Trần), Giáo sư Hùng, một Học gỉa không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế nổi tiếng ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS, Center for Strategic&International Studies) còn thảo luận về mối quan hệ tay ba phức tạp trước tình hình Biển Đông giữa Việt Nam-Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cuộc Phỏng vấn này được đài Truyền hình SBTN phát sóng trên toàn Bắc Mỹ vào lúc 11:00 PM tối Thứ Sáu, 29/05/2015, giờ miền Đông Hoa Kỳ, hay 8:00 PM giờ California.

Sau đây là toàn văn cuộc Phỏng vấn:

Biển Đông căng thẳng

Hỏi: Thưa Giáo sư, là Nhà nghiên cứu, ông thấy sự gia tăng cường độ hiềm khích giữa Việt Nam và Trung Quốc về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây như thế nào ?

Đáp: Rất căng thẳng và khó chịu, khởi đầu bằng việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò năm 2009 đòi chủ quyển trên 80 phần 100 Biển Đông, và cao điểm là việc họ đem dàn khoang khổng lồ HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của VN mùa Hè năm ngoái (từ ngày 02/05 đến 15/07/2014) dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống các cơ sở thương mại của Trung Quốc tại Việt Nam.

Gần đây, họ gấp rút lấp biển, biến các đá ngầm thành các đảo nhân tạo có tiềm năng quân sự, tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát của TQ trong một vùng quan yếu tại Biển Đông và chặn đường tiến của VN ra biển. Có người gọi việc làm này của TQ là việc xây dựng một “trường thành trên biển.”

Hỏi:Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam nói với Quốc hội rằng họ rất bất bình trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ chiếm được của Việt Nam trong khu vực Trường Sa năm 1988, và đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Theo ông thì Việt Nam có thể làm được gì vào lúc này ?

Đáp: TQ biến các đá chìm thành đảo là việc đã rồi, không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ.

Riêng đối với Việt Nam, việc cần làm là cố giữ các đảo đã có, làm áp lực để TQ ngưng xây thêm, và ngăn cản không cho TQ độc quyền kiểm soát, tuần tra, và khai thác trong vùng biển tranh chấp.

Tất cà những việc này, Việt Nam không thể làm một mình có hiệu quả, mà cần có thêm sự phối hợp với các nước ASEAN có cùng quyền lợi, nhất là sự trơ giúp của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn. v.v…

Hỏi: Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius nói rằng chiến lược bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông của Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội xích lại gần nhau hơn, tiêu biểu là Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton (Ash) Carter sẽ thăm Việt Nam nay mai và sẽ có tới 5 Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN sẽ thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tôi biết Giáo sư là người theo dõi các biến chuyển này rất chặt chẽ, vậy ông đánh giá các chuyến thăm cao cấp của hai nước Việt-Mỹ như thế nào và liệu Bắc Kinh có quan tâm không ?

Đáp: Các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thường kêu gọi hai bên phải xây dựng niềm tin chiến lược. Những hoạt đông mà ông vừa kể là cốt để gia tăng niềm tin ấy, đặt căn bản cho sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sau hội nghị Đối thoại Sanghri-La (tại Tân Gia Ba từ ngày 29 đến 31/5/2015), và của một phái đoàn các nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Thượng Viện Mỹ trước khi họ đi Sanghri-La chắc chắn là để chuẩn bị cho nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư (Nguyễn Phú)Trọng.

Tiến trình này chắc chắn buộc TQ phải quan tâm.

(Chú thích: Trước khi đến dự Hội nghị Sanghri-La, Phái đòan Nghị sỹ Cộng hòa John McCain (Arizona), Chủ tịch Ủy ban Quân viện Thượng nghị Viện và thành viên cao cấp của Ủy ban, Nghị sỹ Dân chủ Jack Reed (Rhode Island) và 2 Nghĩ sỹ Cộng Hòa Joni Earnst (Iowa) và Dan Sullivan (Alska) đã gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 27/5/2015.

Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV,Voice of Vietnam,) viết tại cuộc họp này: “Thượng Nghị sỹ John McCain và Đoàn bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực nói chung và những diễn biến gần đây ở Biển Đông nói riêng; khẳng định ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.”

Về phía ông Trọng, VOV cho biết: “ Về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư khẳng định lập trường kiên định của Việt Nam bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trước hết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); phản đối mọi hành vi coi thường luật pháp quốc tế, phá vỡ hiện trạng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.”

DOC hay Declaration of Conduct là Thoả hiệp không có tính ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang (Kampuchia) năm 2002. Trung Quốc đã công khai vi phạn để dành phần thắng về cho mình ở Biển Đông. Và từ năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã họp nhiều lần để thảo luận đi đến ký kết Thỏa hiệp COC (Code of Conduct) có ràng buộc pháp lý, nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt. Nhưng Trung Quốc đã tìm mọi lý do để trì hõan, kể cả thi hành mánh khoé gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và lập luận rằng tranh chấp trên Biển Đông là chuyện riêng giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp mà không liên hệ đến cả tập thể 10 nước ASEAN, hay các nước ngoài khu vực, ám chỉ Hoa Kỳ.

Chiến tranh - Nguyễn Phú Trọng

Hỏi:Thưa Giáo sư, phần trên ông có nói đến tình hình "căng thẳng rất khó chịu" do những họat động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông và vị thế khó xử của Việt Nam và Hoa Kỳ, vậy ông có lo ngại sẽ xẩy một cuộc chiến tranh không ?"

Đáp: “Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây cất một cách gấp rút ở cách bờ biển TQ 600 hải lý (trên 1,000 cây số), nằm giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á, và Nam Dương. Hoa Kỳ quan tâm đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở đây sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng của Trung Quốc kiểm soát và chế ngự một tuyến giao thông quan trọng ngay giữa Biển Đông, đe dọa trầm trọng tư do hang hải và quyền lợi của Mỹ.

Hơn nữa, theo luật quốc tế, không nước nào có chủ quyền trên đá chìm khi thủy triều lên, nếu chúng nằm ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Những đảo nhân tạo mà TQ đang xây nằm rất xa ngoài vùng đặc quyền kinh tế của TQ. Khi biến đá ngầm thành đảo, TQ đã thay đổi nguyên trạng một cách trầm trọng, áp đặt chủ quyền và nới rộng vùng kiểm soát của mình trên vùng biển tranh chấp. Nếu không bị chặn lại, TQ có thể dần dần biến toàn thể vùng biển ở trong khu vực đương lưỡi bò thành vùng biển của riêng mình.

Vì thế, Mỹ phản ứng bằng cách nêu rõ quan tâm của mình với TQ trong chuyến thăm TQ của Ngoại trương John Kerry, đồng thời cho phi cơ tuần thám hải quân P-8A Poseidon bay qua đảo nhân tạo của TQ, bất kể cảnh báo của TQ, để chứng tỏ Mỹ không công nhận chủ quyền của TQ trên những đảo ấy. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn tuyên bố Mỹ dự tính gửi tầu hải quân đi sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo để xác định lập trường của mình.

Trước thái độ ấy, TQ đã chính thức đưa văn thư phản đối đòi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền của TQ và tránh những hành động “khiêu khich.” Ngoại trương TQ Vương Nghị còn xác quyết “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ của TQ vững như đá và không thể lay chuyển.”

Hai lập trường đối nghịch này khi còn trong trạng thái các tuyên bố và cảnh báo cũng đủ gây căng thẳng, nhưng nếu được thực hiên bằng hành động nó sẽ tạo ra thế đối đầu quân sự ở trên không cũng như trên biển với rất nhiều rủi ro đi quá đà và dẫn đến xung đột. Chính vì thê mà Cựu Phó Giám Đốc Trung Ương Tinh Báo Mỹ, ông Mike Morell, cho rằng tình trạng đôi đầu này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến chiến tranh Trung-Mỹ trong tương lai.

Hỏi: Cũng nhân tiện nói về các cuộc thăm nhau hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi muốn biết sự thẩm định của Giáo sư về chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên đến Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng có thể nào được coi như “một canh bạc ngọai giao và an ninh chính trị” của đảng CSVN, sau khi ông Trọng đã gặp Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 4 vừa qua hay không ?

Đáp: Chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư Đảng CSVN có tính cách lịch sử vì đây là lần đầu tiên một TBT ĐCSVN, công du Mỹ. Nó càng có tính cách lịch sử hơn nếu ông Trọng được ông Obama tiếp như lời nói úp mở của Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ hôm 19/5 tại Hà Nội rằng “TT Obama mong được tiếp TBT Trọng” ở Washington, DC, vì đây sẽ là lần đầu tiên người lãnh đạo quốc gia Mỹ tiếp người lãnh đạo một đảng cùa nước nhỏ, một biệt lệ trong nghi lễ ngoại giao của Mỹ.

Trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông và những cuộc viếng thăm Việt Nam dồn dập của các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ --cả hành pháp lẫn lập pháp-- chuyến đi của ông Trọng sẽ bị coi là một thất bại nếu ông không tạo được bước tiến quyết liệt trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ.

Nếu ông thành công, thì việc mà Việt Nam rất mong muốn là chuyến công du Việt Nam của TT Obama cuối năm nay sẽ dễ thành sự thật.

TPP và nhân quyền - công đoàn

Hỏi: Thưa Giáo sư, như ông biết là 12 nước, kể cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đang cố gắng kết thúc đàm phán về Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), nhưng có một số Dân biểu và Nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ cho biết họ chưa sẵn sàng bỏ phiếu tán thành chừng nào Việt Nam còn tiếp tục đàn áp phi pháp người dân, chưa thả tù chính trị và chưa đồng ý cho phép công nhân được thành lập nghiệp đòan để bảo vệ quyền lợi.

Ông có nghĩ rằng Hiệp ước TPP đang gặp những khó khăn chính trị khó vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam không ?

Đáp: Tình trạng nhân quyền ở VN là một nguyên nhân chống đối, nhưng nguyên nhân ấy không quan trọng bằng quyền lơi kinh tế của nghiệp đoàn lao động, một nguồn phiếu và tài chính quan trọng của các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ.

TPP không phải chỉ là một vấn đề thuần kinh tế mà nó có tầm quan trọng chiến lược lơn đối với Mỹ. Thất bại trong việc hoàn tất hiệp ước TPP sẽ là một thất bại của nước Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ở Á châu-Thái binh dương với hậu quả biến Mỹ thành một cường quốc hạng hai ở một khu vực có tầm quan trọng kinh tế và chiến lược bậc nhất thế giơi hiện nay và trong tương lai.

Tôi nghĩ rằng cuối cùng các chính trị gia Mỹ dù thiển cận, ích kỷ, và chịu áp lực cùa nhóm lơi ích đến đâu cũng nhận ra đâu là quyền lợi quốc gia quan trọng của nước Mỹ mà bỏ phiếu thông qua thủ tục phê chuẩn nhanh TPA (Trade Promotion Authority) và hiệp ước TPP.

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi với Giáo sư là vào tháng 9 tới đây, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Hoa Kỳ, vậy ông kỳ vọng gì về chuyến đi này trong bối cảnh Hoa Kỳ đã công khai khó chịu trước kế họach trang bị quân sự mới và bành trướng Quốc phòng của Bắc Kinh ở Á Châu và Thái Bình Dương ?

Đáp: Nếu không có biến cố gì làm chuyến đi bị hủy hay trì hoãn, TQ sẽ tìm cách xoa dịu và ru ngủ Mỹ và hai bên sẽ tìm cách đạt được môt số thỏa thuận trong khung cảnh xây dựng một “quan hệ đại cường kiểu mới.”

Quốc hội CSVN sẽ họp phiên đặc biệt vào ngày 5/6/2015 để nghe Chính phủ tường trình về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, nếu chỉ nói để cho Quốc hội nghe mà không có thảo luận và không công khai thì có họp cũng như không.

Chuyện họp kín về tình hình Biển Đông đã xẩy ra vài lần tại Quốc hội trong qúa khứ, cũng như chuyện Quốc hội không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc khi nước này đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5/2014 đã gây bất bình trong số đông Đại biểu Quốc hội và người dân.

Vậy liệu người dân có nên kỳ vọng gì vào phiên họp ngày 5/6 sắp tới của Quốc hội hay cứ tiếp tục cắn răng mà nghe Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai …Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi” ?

(Trích phát biểu ngày 08/03/1015 tại Bắc Kinh)

Vào cuộc bằng nước bọt
Chính phủ CSVN đã không có “ăn miếng trả miếng” với tuyên bố của Vương Nghị mà để cho một số báo và cá nhân lên tiếng chống lại quan điểm tiếm nhận chủ quyền trắng trợn của họ Vương.

Mãi cho đến chiều ngày 27/5/ (2015), trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, mới thấy Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn lên tiếng xác nhận: “ Hiện nay Trung Quốc đang công khai và ráo riết triển khai các hoạt động lấn biển, thi công các công trình với quy mô rất lớn trên tất cả các cấu trúc mà Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa của Việt Nam.”

Theo ông Tuấn: “ Đặc biệt hiện nay các hoạt động này diễn ra nhiều tại 5 địa điểm, cụ thể là Gaven khoảng 15 héc-ta, Gạc Ma khoảng 13,2 héc-ta, Châu Viên khoảng 24 héc-ta; Huy Gơ khoảng 9,2 héc-ta và lớn nhất là chữ Thập khoảng 180 héc-ta.

“Tất cả các đoàn đi Trường Sa thì đều phát hiện điều đó. Ba cấu trúc mà Trung Quốc xây dựng thành đảo là Gaven, Huy Gơ và GạcMa. Hiện nay hầu hết ở các điểm đó hầu hết họ tạo các luồng lạch để cho tàu đi vào.

Ở một số đảo họ xây công trình cao tầng, thí dụ như ở Huy Gơ và Gạc Ma có công trình cao bảy, tám tầng. Ngoài ra, họ xây dựng các công trình cao như đèn biển hoặc trung tâm hướng dẫn bay”.

Những tiết lộ của ông Tuấn không mới vì đã được một số báo chuyên về Quốc phòng của nước ngoài tiết lộ rồi.

Có khác chăng là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã vào cuộc lên án việc làm của Trung Quốc mà đảng và nhà nước CSVN từ lâu vẫn ca ngợi “vừa là đồng chí vừa là anh em”, hay “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” !

Thứ trưởng Tuấn nói: “Các hành vi xâm lấn trái phép biển đảo của Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã diễn ra trong nhiều năm nay. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khắng định: “Việc làm của Trung Quốc là bất chấp phản ứng của ta và cộng đồng quốc tế.

Có thể nói tình hình Biển Đông chưa có xảy ra đụng độ, nhưng việc làm đó là một bước đi chiến lược của Trung Quốc để nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ khống chế và kiểm soát toàn bộ phía Nam của Biển Đông. Thí dụ như vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá và cũng không loại trừ trường hợp họ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không”.

(Trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Vậy Việt Nam sẽ làm gì để lấy lại niềm tin trong dân và sự tin cậy của các nước trong khu vực hay Hà Nội cứ tiếp tục “nói cho qua cầu” với hy vọng áp lực của Quốc tế sẽ ngăn chận các bước đi tiếp theo của Bắc Kinh ?

Nên biết Trung Cộng đã chiếm Hòang Sa của Việt Nam từ năm 1974 và đánh chiếm 8 bãi đã ỡ Trường Sa từ năm 1988 mà đảng CSVN chưa làm gì để chiếm lại hay ít ra ngăn chận Trung Cộng không thể biến bãi thành đảo như đang diễn ra ở vùng Trường Sa.

Vì lãnh đạo Việt Nam đã không làm gì cả nên biển đảo Việt Nam cứ mất dần vào tay Trung Quốc như ai cũng đã thấy.

Bằng chứng, như chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh giác về việc Trung Quốc hình thành các đảo nhân tạo “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ, mà Thứ trưởng Trương Minh Tuấn vẫn cứ đề nghị hoang tưởng: “Trong thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền về chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020, tuyên truyền về mô hình phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển.”

Ông nói: “ Tôi rất mong các cơ quan báo chí có những tin bài sắc bén, có lý lẽ và thuyết phục để đấu tranh với Trung Quốc trước những hoạt động lấn biển vi phạm DOC và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”. (trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Đề nghị của ông Tuấn sẽ như khua trống thùng rỗng chỉ đủ nghe cho Bộ Thông tin và Truyền Thông và Ban Tuyên giáo đảng. Nhà nước “bành trướng và bá quyền” Bắc Kinh ở cách xa thủ đô Hà Nội tới 2,322 cây số, và phải mất 4 giờ bay thẳng mới tới nơi thì làm sao Lãnh tụ Tập Cận Bình nghe thấu ?

Rõ là chuyện chỉ biết “nói cho xong chuyện” mà quên rằng kẻ thù đã đến sau lưng. -/-

Phạm Trần


Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Chuyện hôm nay



Báo Telegraph (Anh) ngày 26-5 cho biết Trung Quốc gần đây phô trương hoạt động quân sự cả không quân lẫn hải quân, dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột tại khu vực.

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 26-5 nói rằng hải quân và không quân nước này sẽ tiếp tục là lực lượng triển khai tầm xa vượt xa biên giới để bảo vệ chủ quyền hàng hải. Và cũng trong ngày này Trung Quốc còn tăng thêm căng thẳng khi khởi công xây trái phép 2 ngọn hải đăng ở Đá Gạc Ma và Đá Châu Viên chiếm của Việt Nam.

Tuần lễ trước đó, vào ngày 20-5, máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đã làm ngơ trước các lần cảnh báo xua đuổi của hải quân Trung Quốc khi bay tuần gần các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sau đó nhiều báo Trung Quốc, đặc biệt là Hoàn Cầu thời báo, hùng hổ nói Trung Quốc nên chấp nhận một cuộc xung đột với Mỹ, với tuyên bố: “Nếu Mỹ bước qua giới hạn cuối cùng khi ép Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động của mình, thì một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung Quốc là không thể tránh khỏi ở Biển Đông”.

Tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không có dấu hiệu lùi bước, và có nguy cơ một sự cố nhỏ ở không phận xung quanh các đảo nhân tạo sẽ leo thang căng thẳng nhanh chóng.

"Tôi nghĩ rằng mối lo ngại có thể là Trung Quốc đã đánh giá sai tình hình", ông Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á đương đại tại Đại học Temple của Nhật Bản nhận xét.

Ông Robert nói rằng không bên nào muốn một cuộc chiến tranh nếu có thể tránh được, nhưng luôn có những giới hạn đỏ cho cả hai bên. Ông đã lo rằng Bắc Kinh xem Mỹ là một cường quốc đang suy yếu và giả định Washington sẽ lùi bước nếu Trung Quốc bắn hạ một máy bay quan sát của Mỹ.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào tháng 4-2001, Washington đã chọn cách xuống thang để tránh một cuộc khủng hoảng lớn, sau khi một máy bay chiến đấu Trung Quốc va chạm với một máy bay trinh sát tình báo EP-3 của Hải quân Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam.

Tuy nhiên, ông Robert nói rằng bây giờ Mỹ sẽ có phản ứng khác vụ việc năm 2001 nếu một sự cố tương tự xảy ra tại nơi Washington khẳng định là không phận quốc tế trên Biển Đông.

Trung Quốc gần đây đưa hải quân đi xa bờ, như điều tàu chiến đến tận vịnh Aden để bảo vệ tàu bè chống cướp biển. Nhưng Nhật Bản và các đồng minh của Mỹ tin rằng Trung Quốc còn có ý định gia tăng sự hiện diện của lực lượng hải quân trên toàn khu vực Thái Bình Dương.

Trong một diễn biến khác, Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nhân vật có mặt tại Hà Nội và Sài Gòn vào cuối tuần này, đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa là vi phạm luật pháp quốc tế, tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông 2002 (DOC). Hành động khiêu khích của Trung Quốc đang đe dọa làm suy yếu hòa bình, ổn định trong khu vực. Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng Trung Quốc cần phải trả giá về những hành vi bất hợp tác của họ.

Thượng nghị sĩ John McCain, nói: “Có lẽ hiệp định hợp tác hạt nhân Mỹ - Trung không nên được gia hạn; Hoặc chúng ta nên xem xét tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan; Hoặc chúng ta có thể thực hiện một sáng kiến giúp xây dựng năng lực cho quân đội Philippines”, Thượng nghị sĩ John McCain và các đồng nghiệp trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện cũng lưu ý Trung Quốc đã bồi lấp đến 2000 héc ta nhân tạo ở Trường Sa.

McCain nói rằng ông muốn có hình ảnh công khai hơn về hoạt động xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của người Trung Quốc và kêu gọi tiếp tục công bố các tài liệu tình báo Hoa Kỳ để chứng minh mức độ dự án xây dựng, bồi lấp của Trung Quốc ở Trường Sa.

Tuy nhiên, mặc dù kỳ họp Quốc hội của VN đang diễn ra, song người dân vẫn chưa thấy một phản ứng nào từ phía Quốc hội, về các diễn biến cố tình xâm lược các đảo thuộc chủ quyền của VN ở biển Đông. Dư luận đặt vấn đề có phải do người đứng đầu đảng cộng sản VN vừa qua đã ký kết gì đó liên quan đến vấn đề này với chính quyền Tập Cận Bình, nên không thể há miệng vì sợ mắc oai.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Chính sách Nhà nước tạo bất công cho người lao động

Giữa thời vật giá leo tháng, bữa cơm chính của gia đình chị Lê Thị Ngọc Thủy - anh Phạm Văn Thanh (huyện Hóc Môn - TPHCM) trở nên đạm bạc. (Ảnh: Thu Hồng)

"Hai người lao động cùng tốt nghiệp như nhau, cùng làm việc như nhau, cùng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) như nhau và sau 30 năm đóng BHXH thì người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực quốc doanh lĩnh lương gấp 2 lần người làm ở khu vực ngoài nhà nước. Điều đó là không thể chấp nhận được”- Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng phát biểu trước Quốc hội sáng ngày 27-5-2015.

Còn theo đại biểu QH Nguyễn Thị Quyết Tâm, nếu thấy công nhân, NLĐ ghé vào chợ lề đường chỉ dám mua mớ rau, vài miếng đậu hũ... thì sẽ hiểu vì sao họ phản ứng điều 60 Luật BHXH. Bà nói:

"Tôi đi tiếp xúc NLĐ, không NLĐ nào nói rằng điều 60 là sai mà họ chỉ nói là còn thiếu. NLĐ nói thiếu ở 3 điều sau:

Thứ nhất, có những ngành nghề như dệt may, da giày, điều kiện lao động rất khắc nghiệp, phải tăng ca liên tục. Đặc biệt, NLĐ ngoài 40 tuổi rất khó đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người sử dụng lao động có nhiều lý do để cắt hợp đồng lao động với NLĐ. Ở cái tuổi 40, khi bị mất việc làm, NLĐ rất khó xin việc khác.

Thứ 2, đa phần NLĐ ở các khu công nghiệp đi ra từ nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề thâm dụng lao động. Với lao động nông nghiệp, họ khó sống nên tìm được một công việc để có tiền trang trải cuộc sống là rất quý.

Mặc dù trong thời gian vừa qua, NLĐ được nhà nước chăm lo nhiều chính sách, chế độ song thực tế đồng lương hiện nay là rất thấp, nhưng NLĐ phải chi rất nhiều khoản: Tiền điện, nhà trọ, tiền gửi con (trung bình 1-1,2 triệu đồng/tháng) hoặc nếu không đem theo con, NLĐ phải tằn tiện để gửi tiền về nhà phụ giúp gia đình.

Tôi gặp nhiều chị em công nhân, tôi thấy họ rất xanh xao, mệt mỏi. Nếu chúng ta có điều kiện thấy họ ghé vào chợ lề đường chỉ dám mua mớ rau, vài miếng đậu hũ, một quả trứng hoặc ít thịt, cá nhưng không còn tươi nguyên thì chúng ta sẽ hiểu được công nhân vì sao đặt ra vấn đề này.

Có thể, đối với người có tiền, có điều kiện thì vài triệu đồng là ít nhưng đối với NLĐ, đặc biệt là NLĐ từ nông dân mà ra thì rất khó khăn cho nên vài triệu đồng là cả một tài sản mà NLĐ phải làm việc cật lực mới có được. Cho nên vấn đề NLĐ chúng ta phải phân tích có tình, có lý và thấu đáo.

Thứ 3, còn rất nhiều những bất trắc trong thị trường lao động có thể đến với họ bất kỳ lúc nào.

Chính vì vậy, NLĐ có yêu cầu được nhận BHXH một lần khi cần thiết trang trải cuộc sống trước mắt. Và đây là lựa chọn bất đắc dĩ nếu không có sự lựa chọn nào có lợi hơn với họ. Nói lựa chọn nào có lợi hay không có lợi phải xét ở điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của NLĐ.

Với những lý giải đó, rõ ràng NLĐ có lý do để yêu cầu Chính phủ, QH xem xét, sửa đổi điều 60 theo hướng linh hoạt hơn, tôn trọng quyền lựa chọn của NLĐ.

Vấn đề NLĐ đặt ra sự an toàn cho mình là điều chính đáng, được luật bảo vệ. NLĐ đề nghị nhận BHXH một lần không có nghĩa là tất cả mà họ nhận chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ. NLĐ nói rằng nếu được như vậy, NLĐ sẽ yên tâm điều đó.

Thật sự khi gặp và nghe NLĐ trình bày nguyện vọng của mình, tôi thấy khi xem xét điều luật này, tôi chưa thật sự hiểu đầy đủ nguyện vọng của một bộ phận NLĐ. Cứ nghĩ mình làm luật như vậy là tốt, là có lợi cho NLĐ nhưng NLĐ trong những hoàn cảnh cụ thể, họ thấy điều 60 là còn thiếu thực tiễn.

Nghiên cứu kỹ điều 60, tôi thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, hợp lý. Hợp lý vì phải để cho NLĐ có quyền lựa chọn. Hơn nữa, Nhà nước ta hiện nay chưa đủ khả năng lo đầy đủ cho NLĐ.

Chính vì vậy, tôi đề nghị là nên sửa điều 60 theo hướng bổ sung một khoản, đó là để NLĐ có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần hay bảo lưu để hưởng lương hưu ngay trong kỳ họp này.

Còn nếu chưa sửa được điều 60 thì QH nên có Nghị quyết riêng cho phép tiếp tục thực hiện c khoản 1 Điều 55 Luật BHXH cũ (năm 2006) cho đến khi sửa luật BHXH năm 2014".

“Hai người lao động cùng tốt nghiệp như nhau, cùng làm việc như nhau, cùng đóng BHXH như nhau và sau 30 năm đóng BHXH thì người lao động làm việc trong khu vực quốc doanh lĩnh lương gấp 2 lần người làm ở khu vực ngoài nhà nước” - Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nói và ông nhắc đi nhắc lại rằng đó là điều “không thể chấp nhận được”, "đó là bất công".

Bất công này trước mắt người lao động có thể chưa ý thức được nhưng 10-15 năm sau, khi lĩnh lương hưu họ sẽ thấy điều đó.

Theo ông Đặng Ngọc Tùng, nếu chúng ta thông qua một luật BHXH chứa đựng sự bất công như vậy thì chính Quốc hội chúng ta sẽ mang tiếng.

“Chúng tôi kiến nghị ngay tại kỳ họp này Quốc hội ra nghị quyết để người lao động có thể lựa chọn lĩnh BHXH một lần hoặc tiếp tục bảo lưu đến lúc nghỉ hưu".

Nguyễn Gia Định



Trộm hay cướp?

Chị Lê Thị Thanh Trang (38 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Xuân B, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) cho biết: Khoảng 24 giờ hôm đó, chị và chồng cùng 2 đứa còn đang ngủ say trên giường phía trong buồng, bất ngờ có một bàn tay lạnh ngắt chạm vào cổ chị và giật mạnh sợi dây chuyền vàng 18K, trọng lượng khoảng 1,5 chỉ.

Chị chưa kịp hoàn hồn thì đối tượng đạp tung cửa trước bỏ chạy. Chị Trang cùng chồng tri hô và đuổi theo nhưng tên cướp đã nhanh chân chui vào vườn thanh long và mất hút...


Điều gì đằng sau các đảo di động của Trung Quốc?


Đáp lại những lo ngại của thế giới về quy mô và tốc độ cải tạo các bãi ngầm thành các đảo nhân tạo ở biển Đông, Trung Quốc lại có thêm một bước tiến mới khi loan tin chuẩn bị triển khai các đảo di động ở Trường Sa.

Các đảo di động được thiết kế và thi công bởi hai công ty Trung Quốc là Tập đoàn Phát triển Ký Đông (JDG) và Công ty Công nghiệp Hải Nam Hải. Chúng sẽ có kích cỡ 400.000 đến 1,5 triệu tấn, và có thể di chuyển với vận tốc 16 km/h.

Với chiều dài 300, 600, 900 thậm chí 2000 m và rộng 120 m, các đảo này có khả năng chở nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và một phi đội máy bay tiêm kích, tấn công. [1]

Không nghi ngờ gì các đảo di động là một vũ khí mới trong nỗ lực áp đặt đường 9 đoạn và chủ quyền Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông.

Các công trình nhân tạo trên biển có nhiều, phục vụ những mục đích dân sự và nghiên cứu khoa học chuyên biệt. Song có lẽ đây là lần đầu tiên có các đảo di động nhiều chức năng và phục vụ mục đích quốc phòng với quy mô lớn như vậy.

Đảo di động là công trình nhân tạo trên biển hay tàu biển. Nếu là công trình nhân tạo, theo Điều 60 của Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), chúng được hưởng một vùng nước an toàn 500 m xung quanh.

Nếu là tàu biển chúng được hưởng quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải 12 hải lý của quốc gia ven biển (Điều 17-19 UNCLOS). Luật quốc tế chưa có những quy định điều chỉnh thích hợp cho những phát triển mới của công nghệ.

Việc so sánh chúng với tàu sân bay, dàn khoan di động hay các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang sử dụng trong cuộc chiến chủ quyền ở Biển Đông có thể làm sáng tỏ phần nào ý định đằng sau việc đóng các đảo di động này.

Khác với các công cụ trên, đảo di động ít nhất có những ưu thế sau:

- Chúng có tính cơ động cao. Với tốc độ 16 km/h, các đảo di động này là những con tàu có tốc độ trung bình song đủ linh hoạt hơn tàu sân bay và dàn khoan. Về lý thuyết chúng cũng không đòi hỏi một lực lượng tàu hộ tống mạnh và tốn kém như với tàu sân bay và dàn khoan.

Chúng hơn hẳn các đảo nhân tạo vốn chỉ nằm một chỗ. Các đảo di động có thể thay đổi vị trí, đồng nghĩa với việc triển khai răn đe từ nhiều hướng khác nhau, mở rộng khả năng khống chế biển, trời. Chúng hỗ trợ mạnh mẽ cho ý định lập các vùng nhận dạng phòng không trong khu vực.

- Chúng có tính tiếp cận cao. Tàu sân bay và dàn khoan là các biểu tượng đe dọa an ninh và tài nguyên trong khi các đảo di động với quy chế của một tàu biển dân sự có thể tiếp cận bờ biển các nước xung quanh biển Đông một cách dễ dàng và vào sâu trong lãnh hải 12 hải lý, đe dọa trực tiếp đến an ninh trật tự của quốc gia ven biển mà các quốc gia đó không dễ đối phó cấm đoán.

Điều này không khác gì mở rộng đường lưỡi bò vào sát bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

- Chúng có tính an toàn cao. Với thiết kế module, các đảo di động rất khó bị đánh chìm trong khi đảo nhân tạo khó tránh khỏi bị tiêu diệt chỉ bằng một tên lửa hạm đối đất.

- Chúng có tính thích ứng cao. Các đảo di động có khả năng tự tiếp tế. Chúng có khả năng chuyên chở, cung ứng xăng dầu, nước, nhu yếu phẩm mà không phải phụ thuộc nguồn cung như các đảo nhân tạo. Điều này làm tăng thời gian và không gian hoạt động trên biển.

- Chúng có tính đa năng cao, phục vụ vừa mục đích dân sự vừa quân sự, vừa được coi là đảo công trình thiết bị trên biển, vừa được coi như tàu biển, chúng có khả năng tận dụng những lỗ hổng của luật biển quốc tế.

Các quốc gia khác sẽ khó phản đối hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp ngăn chặn hoạt động của loại đảo - thuyền này.

Các đảo di động lắp ráp theo module gợi lại hình ảnh các chiến thuyền của Tào Tháo liên kết trong trận Xích Bích, tạo sức mạnh quân sự vượt trội Ngô, Thục. Thế liên hoàn này tất yếu sẽ hình thành một thế trận hợp tung đối nghịch. Luật quốc tế chỉ mạnh khi có sự đồng thuận quốc tế.
Các hoạt động cải tạo, bồi đắp bãi ngầm và xây dựng các đảo di động ở Biển Đông đi ngược với Điều 5 của Tuyên bố Ứng xử của các bên (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Chúng gây quan ngại không chỉ các nước xung quanh Biển Đông mà còn cả hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và bảo vệ môi trường trong Biển Đông.

Đã đến lúc lãnh đạo các nước cần có một cuộc họp chung về Biển Đông, một hội nghị luật biển về Biển Đông. UNCLOS là một văn kiện quản lý biển quan trọng nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ.

Khoa học kỹ thuật phát triển khác nhiều so với các quy định của 33 năm trước. Vấn đề không còn chỉ là tranh chấp chủ quyền giữa một số nước. Cộng đồng quốc tế đang đứng trước môi quan tâm chung: môi trường biển và tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông đang bị đe dọa.

[1] Jeffrey Lin and P.W. Singer, “Chinese Shipyard Looks To Build Giant Floating Islands 1,000,000 Ton Battlestations”, xem tạihttp://www.popsci.com/chinese-shipyard-looks-build-giant-fl…; Zachary Keck, “Danger: China Is Building Massive Mobile Islands”, 20/4/2015, xem tại http://nationalinterest.org/…/danger-china-massive-mobile-i…


Nguyễn Hồng Thao


Tôi mơ về một lớp trẻ được trao quyền tự quyết

Khi tôi 15 tuổi, tôi đã ước mơ mình được sống trong môi trường mà cha mẹ, thầy cô cùng trao chìa khóa thành công cho chính con em của họ.

Bây giờ, 26 tuổi, tôi cũng chỉ đau đáu trong mình ước mơ đó.

Tôi kỳ vọng trong 20 năm tới, đất nước tôi sẽ có nhiều ngôi nhà, ngôi trường nuôi dưỡng nhân tài.

Ở đó, ngay từ bé những đứa trẻ được tự ý thức mình phải trở thành người như thế nào, còn cha mẹ và thầy cô chỉ là người cung cấp cho chúng những điều kiện cần thiết để phát triển, chứ không phải ép chúng vào những khuôn khổ định sẵn.

Những chiếc nôi tuyệt vời

Có lẽ không còn gì tuyệt vời bằng việc mỗi gia đình đều trở thành cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, mỗi trường học đều trở thành chốn đi về để những nhân tài thể hiện khả năng sáng tạo của mình.

Không còn gì tuyệt vời bằng con trẻ có thể tự làm nên những thứ con thích, tự nói lên tiếng nói của mình; học sinh nào cũng nghĩ về ngôi trường của mình một cách thích thú nhất.

Không còn gì tuyệt vời bằng việc phụ huynh thôi chạy đôn chạy đáo trước mỗi kỳ chiêu sinh, mỗi kỳ thi lớn nhỏ; thay vào đó họ thoải mái để con tự đến ngôi trường mơ ước, tự thể hiện năng lực và vui vẻ nhận kết quả mình làm dù thành công hay thất bại.

Không còn gì tuyệt vời bằng việc giáo viên hết lo nghĩ về chỉ tiêu, về thành tích bắt buộc phải có được; thay vào đó là việc chuyên tâm nâng cao năng lực và kỹ năng của chính mình để truyền dạy cho các em những điều cần thiết nhất.

Và dĩ nhiên, không còn gì tuyệt vời bằng việc sinh viên ra trường không còn lo nghĩ về chuyện xin việc, bởi vào bất kỳ thời điểm nào sinh viên ấy cũng ý thức được khả năng của mình, có thể tự mình kiếm tiền khi cần thiết, tự tin nuôi sống bản thân và cống hiến cho xã hội.

Tôi đã mơ về một đất nước tương lai như thế. Tôi đã không thôi nghĩ về những lớp thế hệ tuyệt vời - những con người dám nghĩ khác.

20 năm - một chặng đường không ngắn nhưng không hề dài để đào tạo nên những người tài, có ích cho xã hội, và dĩ nhiên nó phải bắt đầu ngay từ hôm nay.

Học cách phát hiện và phát triển nhân tài

Đừng nghĩ nhân tài là điều gì đó quá đỗi cao siêu, người tài thời nào cũng có, ở đâu cũng có, nhà nào cũng có; quan trọng là tài năng ấy có được phát hiện và phát triển hay không.

Hãy nuôi con như nuôi một nhân tài thực thụ ngay từ khi người mẹ mang thai. Không phải chuyện đùa khi mà những nhà khoa học lại khuyên người mẹ đang mang thai nên làm gì để con thông minh hơn.

Hãy chắt lọc những kiến thức khoa học, áp dụng một cách phù hợp nhất với bản thân và gia đình mình, từ việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, cách cho bé nghe nhạc, nói chuyện với bé và cả tinh thần của mẹ để con phát triển trí não, thể chất hoàn thiện nhất ngay từ trong bụng mẹ.

Trong quá trình nuôi con khôn lớn, mỗi bậc cha mẹ nên học cách tôn trọng con - ngay từ khi con chỉ vài tháng tuổi. Hãy để bé tự học lấy những gì bé cần. Hướng dẫn cách bé tìm hiểu thế giới xung quanh chính là bước đầu tiên đào tạo nên những nhà sáng chế, nhà khoa học.

Cha mẹ nên chú ý và phát triển năng khiếu của con. Khi bé bắt đầu có thể nêu sở thích, hãy hỏi con thích gì, muốn học hay làm gì. Phát triển ngay từ đầu con sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Ở góc độ nhà trường, cần đổi mới hệ thống giáo dục bằng việc hệ thống hóa lại kiến thức giáo khoa, gạt bỏ bớt những thứ không phổ biến, để một nửa chương trình cho học sinh học kiến thức phổ thông, một nửa chương trình dành đào tạo kỹ năng và phát triển năng khiếu. Nhà trường cần thực hiện khẩu hiệu “Hãy để người ta tự học khi gặp vấn đề”.

Theo đó, không nhất thiết phải ôm đồm dạy hết mọi thứ cần cho cuộc sống bởi kiến thức là vô lượng vô biên nên chẳng biết bao giờ mới đủ. Hãy mở rộng thời gian tìm hiểu, để mỗi học sinh tự thấy được mình đang cần bổ sung vấn đề gì. Những kỳ thi cần thay đổi thành hoạt động tìm kiếm tài năng, phát hiện và rèn luyện kỹ năng ngay từ nhỏ.

Tại các trường đại học, thay vì chỉ nhồi nhét kiến thức có sẵn trong giáo trình, hãy truyền cảm hứng cho sinh viên để mỗi sinh viên là một nhà hùng biện, nhà sáng chế, tự biết rõ khả năng của mình và lên tiếng bảo vệ ước mơ, thuyết phục những nhà đầu tư về khả năng thành công của họ, để khi ra trường họ thấy rõ con đường tương lai rộng mở.

Lê Hồng Mận



Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Chợ quê

Đọc “Chợ quê” làm nhớ lại hình ảnh má tôi đi chợ sớm, để bán mướp và đậu bắp ở cái chợ nằm cạnh kinh Chợ Gạo, đến khoảng mặt trời mọc lên khoảng chừng cây sào là về tới nhà. Hai đầu thúng của cái gánh khi về chứa đủ thứ, nào là khô, mắm… và tất nhiên là không thiếu những món bánh cho đám con ở nhà.

Lúc đó, ở chợ quê có nhiều loại bánh làm từ bột gạo, nếp, đậu xanh… đều do bà con xay bột, chế biến chứ không có bột làm sẵn như bay giờ. Những cái bánh bèo nho nhỏ có nhân đậu xanh ăn với nước dừa, miếng bánh da lợn với ba lớp màu (xanh, đỏ, tím) dai dai, béo béo, đòn bánh tét nếp với nhân chuối ngọt lịm… là những món quà xem như vô giá đối với tụi con nít chúng tôi lúc bấy giờ!

Sau này, nghề nghiệp đưa tôi đến nhiều vùng miền, thưởng thức nhiều sơn hào, hải vị, nhưng với tôi, mãi mãi các món ngon trên thế gian này vẫn thiếu một vị của ngày xưa, đó là vị mặn mồ hôi của má tôi! (Minh Tâm)

===============================

Những phiên chợ quê có từ rất lâu, nó như một nét đẹp văn hóa cho từng vùng miền Việt Nam.

Sự nhộn nhịp, ồn ào tất tả của những người chạy chợ, họ không ngại trời gió mưa thức khuya dậy sáng tảo tần, cần mẩn như những con ong chăm chỉ.

Hai giờ sáng.

Phiên chợ nhóm ở một nơi sân đình hay một bãi đất trống, hoặc bến sông. Bắt đầu một ngày mới bằng việc mở cửa các sạp hàng, hay trải những tấm nhựa san sát nhau để bày hàng. Tiếng cười nói, tiếng động cơ chở gia súc nghe thật náo nhiệt.

Những chú heo con gào to eng ét, tiếng gà vịt nghe thật vui tai, những người bán hàng ăn cũng bắt đầu nhóm bếp bày hàng các chiếc nồi to cũng bắt đầu sôi. Mùi nước lèo tỏa ra hấp dẫn những cái bụng đang đói meo vì thức khuya.

Những gian hàng bán xoong nồi chén bát được các cậu thanh niên bày biện trong thật thích mắt. Gian quần áo may sẳn vải vóc được mọi người sắp xếp theo từng mẫu giống nhau. Họ tất bật như con ong chăm chỉ.

Ở gian bán thịt cá người ta người cho các loại cá đồng còn sống vào trông chậu nước. Tiếng quẫy đạp và nước văng tung tóe lên người bán bàng. Họ vẫn xem như không và cần mẫn làm những công việc hàng ngày của họ.

Quầy thịt, sạp rau cải củ quả được trưng bài trong thật tươm tất và tươi ngon tiếng cười nói chào mời, trả giá.

Trời hửng sáng. Chợ đã đông đúc ở một bến sông trên miền quê.

Và từng vùng các chợ nhóm có một nét đặt trưng khác nhau. Người nội trợ đến chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn giao tiếp với xung quanh. Những câu chuyện được truyền tai nhau, từ chuyện ông A. ngoại tình bị vợ bắt gặp, đến nhà chị B. tối qua bị mất trộm, chuyện con cái lên Sài Gòn học v.v…

Có nơi nhóm chợ từ lúc hai giờ khuya và tan chợ lúc sáu giờ sáng. Nơi thì từ bốn giờ sáng cho đến 7-8 giờ sáng v.v… và khác biệt nhau ở chở là có chợ chuyên bán về thịt Dê, hay có chợ chuyên về thịt Ngựa.

Có những mặt hàng được bày bán từ sáng sớm,và có những món hàng đến tận trưa mới dọn ra bởi cách nghĩ tinh tế của người bán.

Anh Quân, một người chuyên bán nữ trang xi mạ cho biết:

- Bán những mặt hàng đôi lúc mình phải nói là làm từ đồng hoặc bạc có chất gì đó để trị bịnh cho người cao huyết áp, hay đeo chiếc vòng tay này hạ đường chẳng hạn. Còn những bộ vòng xi-men hay bông tai, nhẫn, kiềng là phải bày bán lúc tận trưa vì những món đồ này mình bán cho bạn hàng và một ít khách hàng mà họ biết.

Cái tế nhị là không ai muốn người khác biết mình mua vàng giả đeo, nên mặt hàng này phải bán khi tan chợ, bạn hàng trong chợ họ mua nhiều lắm. Một số mua đeo để dễ mượn tiền, tạo uy thế cho công việc làm ăn…

Nói chung bán một mặt hàng nào đó cũng phải có chút kỹ xảo, dù mình không lường gạt người khác, nhưng đó là tâm lý chung cho những ai đã có lần mua “Vàng sề” (tức vàng đựng trong cái tràng –sề-tiếng địa phương).

Nhìn những chiếc lắc vàng, dây chuyền bông tay được gia công một cách khéo léo, sang trọng được bày biện không ai có thể quay đi bởi vẻ đẹp của nó, và khó có ai có thể nhận biết thật, giả bởi vẻ tinh xảo chạm khắc của nó qua bàn tay của những người thợ.

Những phiên chợ mang đậm chất bình dị thôn dã, những chiếc bánh giá nóng hổi vừa chiên được ăn ngay với rau sống, với bún và nước mắm tỏi ớt, hay những tô hủ tiếu mực bốc mùi thơm lừng. Gian bán bánh tằm nước cốt dừa, xôi vò cơm rượu, cùng những ly chè đậu đen nóng trong chén xoong bóng láng hấp dẫn những người hay ăn vặt.

Giỏ cua được dăm con, cá rô đồng được một rổ, mẹt rau của bà già ăn trầu móm mém, hay buồng chuối xanh được những người thôn quê mang ra chợ bán, hay những thúng rau từ vườn nhà vài con gà đất, vịt xiêm người bán và người mua đều, thân thiện.

Chợ quê dung dị như chính người miền đất sinh ra nó bao đời… Dù ngày nay tiếp thị vào tận ngách bán từng chai dầu gội hay bịch tăm xỉa răng thì chợ quê vẫn tồn tại…
Kiều Phạm


Bộ trưởng cũng nghèo như Thủ tướng!?

Theo báo cáo gửi Quốc hội (QH) của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, mức lương cơ sở hiện hành của bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.

Từ năm 2011 đến nay đã 3 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở). Tính chung cả ba lần điều chỉnh, lương tăng thêm 57,5%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng của tháng 12/2014 so với tháng 12/2010 do Tổng cục Thống kê công bố là 36,3%.

"Tôi không biết con số chính xác lương Thủ tướng là bao nhiêu, nhưng không quá 14 lần hệ số lương cơ bản (mức lương dành cho lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước). Theo hệ số mức lương tối thiểu mới điều chỉnh là 1.150.000 đồng thì có thể tính ra mức lương của Thủ tướng chắc chắn dưới 15 triệu đồng/tháng".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nói.

15 triệu đồng/ tháng là mức lương quá cao nếu so với con số được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người/năm. Tính theo tỷ giá hiện nay, thu nhập trung bình của 1 người Việt Nam vào khoảng 40,8 triệu/năm.

Nói thêm, trước khi được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai như sau:

Về bất động sản: Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2. Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10-15 triệu đồng/m2 - PV).

Ngoài ra, ông Khánh còn là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân hàng Quân đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Ximăng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng; tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7,18 tỷ đồng.

Không rõ vì đâu mà quan chức VN lãnh lương cao lắm cũng chỉ tầm 15 triệu đồng/ tháng, song vẫn "thắt lưng buộc bụng" để sắm biệt thự tận... bên Mỹ (!?) - Bởi nói như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nếu chỉ trông vào lương, người nghèo đừng nghĩ đến nhà thu nhập thấp, vì "lương cỡ Bộ trưởng cũng phải 40 năm mới đủ tiền mua".

Nguyễn Gia Định


Hôm nay, Trung Quốc xây hải đăng ở Gạc Ma

Tân hoa xã đưa tin, ngày 26-5-2015, Bộ Giao thông Trung Quốc chủ trì lễ động thổ xây dựng 2 ngọn hải đăng ở đá Châu Viên và đá Gạc Ma.

Theo Tân hoa xã, thì các ngọn hải đăng cao 50m với ngọn đèn có đường kính 4,5m này được xây dựng để “cải thiện an toàn hàng hải trên biển Đông” nhưng không nói rõ chi tiết. Hai ngọn hải đăng có tầm chiếu ánh sáng 22 hải lý.

Cũng hôm nay 26-5, Bắc Kinh lần đầu tiên công bố sách trắng về chiến lược quân sự, nhấn mạnh “phòng vệ chủ động” và cam kết hợp tác an ninh quốc tế chặt chẽ hơn.

Sách trắng có lên “Chiến lược quân sự Trung Quốc” với 9.000 từ nói Trung Quốc “sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công, nhưng chắc chắn sẽ phản công trong trường hợp bị tấn công”.

Sách trắng này cũng nhấn mạnh 4 lĩnh vực an ninh trọng yếu bao gồm biển, không gian, mạng và lực lượng hạt nhân.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Time trước khi nhậm chức Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ vào ngày 27-5 tới, Đô đốc Harry B. Harris Jr. tiếp tục chỉ trích những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông thời gian qua hoàn toàn đi ngược với luật pháp quốc tế khiến các nước láng giềng lo ngại, hủy hoại sự ổn định và hòa bình trong khu vực.

Chính ông Harris, với tư cách chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, cảnh báo Trung Quốc có ý đồ xây dựng “Vạn lý trường thành” bằng cát trên biển Đông thông qua hoạt động xây đắp đảo nhân tạo rầm rộ bằng cách phun cát lên các rạn san hô sống tại một hội thảo về hải quân tại Úc hồi cuối tháng 3.

Minh Châu

(Đô đốc Harry Harris chỉ trích mạnh mẽ hành động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: Reuters)

Trung Quốc lũng đoạn thị trường hồ tiêu ở Tây Nguyên

Tricks of Chinese traders are confirmed that only occurs for a short time. It makes market manipulation. It causes damage to people, agents and businesses in the province.

Tin từ Phòng an ninh kinh tế của Công an tỉnh Đắc Lắc cho biết, từ khoảng tháng 4-2015 đến nay, xuất hiện một số thương lái Trung Quốc đã đến địa bàn tỉnh thu gom hồ tiêu, tiêu lép, các tạp chất của tiêu từ các hộ nông dân với số lượng lớn, giá cao hơn giá thị trường từ 3.000 đồng đến 10.000 đồng.

Sau khi thu gom, thương lái Trung Quốc tiếp tục đặt cọc tiền, ký hợp đồng với các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh nông sản với giá rất cao, mục đích tạo sự khan hiếm nguồn hàng trên thị trường.

Cùng thời điểm này, nguồn hàng trong dân không còn, các doanh nghiệp và đại lý không còn hàng để giao nên các thương lái Trung Quốc thông qua thương lái người Việt dùng lượng hàng đã thu gom trước đó bán lại cho các doanh nghiệp, đại lý và cuối cùng hủy hợp đồng đã ký.

Những thương lái đến từ Trung Quốc còn tiến hành thu mua hàng nông sản với nhiều dấu hiệu bất thường, như mua lá điều khô tại tỉnh Bình Dương, lá mãng cầu xiêm tại Hậu Giang, lá khoai lang tại Vĩnh Long, hoa thanh long tại Bình Thuận…

Thủ đoạn của thương lái Trung Quốc được xác nhận là chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, làm lũng đoạn thị trường, gây thiệt hại cho người dân, đại lý và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.

Sở Công thương tỉnh Đắc Lắc đề nghị các hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn khi cảm thấy nghi ngờ về thương lái Trung Quốc hoạt động ở Đắc Lắc, hãy liên hệ theo địa chỉ số 49 Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột, hoặc số điện thoại 0500.3968.777.

(Nhiều doanh nghiệp ở Đắc Lắc đã mua hàng chục tấn bụi tiêu, giờ không biết bán cho ai. (Đ.T.K))

Đỗ Vinh - Nguyễn Tuấn

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Việt Nam tôi giàu có quá?

Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế của Việt Nam còn kém (câu quen thuộc mỗi khi nhắc tới hai chữ kinh tế là: một năm kinh tế buồn. Hình như năm nào cũng buồn). Thế nhưng, với những “thành quả” đạt được trong những năm gần đây, ai bảo Việt Nam nghèo?

Từ những công trình như “tượng hoành tráng” mẹ Thứ ở Quảng Nam, phố đi bộ Nguyễn Huệ… cho đến bức tượng vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc mới được khánh thành và công bố đã chứng minh một điều là Việt Nam đâu phải là không có tiền?

Thế nhưng (hình như đất nước này có quá nhiều thế nhưng…), một câu hỏi đặt ra: tại sao đổ lượng tiền lớn vào những công trình, tôi xin phép được tạm gọi là vô tri vô giác; trong khi đó, ở ngoài xã hội, vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời cơ cực.

Tôi nhớ, có một ý kiến trên mạng cho rằng: tiền đổ vào mấy cái công trình đó, tuy nói bạc tỉ nhưng để đầu tư, quy mô của tỉnh thì có sá gì? Tiền ấy có thể là nhỏ so với những dự định, kế hoạch để xây dựng, phát triển tỉnh, thành. Chắc là mãi suy nghĩ vào những cái “vĩ mô”, những cái gọi là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc, có vẻ như họ đã quên mất những con người bình dân, đang sống cùng với họ: những đồng bào. Không biết là, các lời dạy của cha ông ngày xưa (lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng – tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…) họ đã đánh mất ở đâu rồi? Hay là họ chưa một lần… nghe đến?

Không cần phải đi đâu xa, cũng có thể nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn. Trường hợp làm biếng hơn nữa, ngồi ở nhà coi truyền hình, cũng có thể thấy và cảm nhận. Giữa hình ảnh của các công trình bạc tỷ với hình ảnh của những con người nghèo khó, chấp nhận làm những việc nguy hiểm chỉ để nuôi sống gia đình, bản thân. Chợt cảm thấy sao… bùi ngùi quá…

Minh Trí – Ngọc Thịnh




(Vì cuộc sống mưu sinh, gian khổ như thế nào cũng phải làm… Mình đã trải qua, ngàn lần không cho con mình thử tới… (Quay lại truyền hình tối 17-05-2015))

Coi chừng tin tặc Trung Quốc

Nhóm tin tặc APT30 đã tấn công nhằm vào cơ quan chính phủ, báo chí và các tổ chức kinh tế tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam suốt 10 năm qua để đánh cắp thông kinh tế, chính trị, quân sự, tranh chấp lãnh thổ... FireEye phỏng đoán nhóm tin tặc này xuất phát từ Trung Quốc và được một chính phủ tài trợ.

FireEye đã liệt kê sáu nhóm nhà báo mà APT30 nhắm tới, đó là những người chuyên tìm hiểu và đưa tin về tình trạng nền kinh tế Trung Quốc, lĩnh vực công nghệ cao (hi-tech), tham nhũng, nhân quyền, vấn đề biển Đông và quân sự, quốc phòng.

FireEye nhận định có khả năng Bắc Kinh đứng đằng sau tổ chức này bởi nhóm tin tặc này nhắm đến những mục tiêu cụ thể, phần mềm sử dụng bàn phím tiếng Trung...

Để tìm hiểu thêm về nhóm tin tặc APT30, hoạt động và mục tiêu của họ, có thể xem toàn văn báo cáo của FireEye tại: https://www2.fireeye.com/WEB-2015RPTAPT30.html.

Đối với các công ty và các chuyên gia an ninh mạng thông tin, chuyên sâu về APT30 được FireEye chia sẻ tại: https://github.com/fireeye/iocs.


Ngọc Thịnh

Từ ngày 28 tháng 5 năm 2015: tỉnh Kiên Giang "mạnh tay" cấm đoán tôn giáo

Kể từ ngày 28-5-2015, Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, có hiệu lực thi hành. Quyết định này có tên khá dài: “Về thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Lê Văn Thi ký quyết định này và tự trao cho mình loạt quyền “không chấp thuận” rất rộng về tôn giáo.

+ Các hoạt động sau đây của tôn giáo nếu không được sự đồng ý của ông chủ tịch tỉnh, thì không được phép làm:

1. Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

2. Tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Người nước ngoài có nhu cầu tập trung để sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo hợp pháp tại Kiên Giang.

+ Trưởng ban tôn giáo tỉnh Kiên Giang được trao quyền “không cấp đăng ký”, “không chấp thuận” các việc sau:

1. Hội nghị, đại hội của tôn giáo diễn ra trên địa bàn tỉnh.

2. Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động nhiều huyện trong tỉnh.

3. Dòng tu, tu viện và tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động nhiều huyện trong tỉnh.

4. Mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

5. Phong chức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc và nhà tu hành các tôn giáo, gồm:

- Thành viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, chức vụ trụ trì, Ban trụ trì chùa, tịnh xá; các phẩm trật từ đại đức, sư cô (Phật giáo);

- Hạt trưởng, chánh xứ, phó chánh xứ; linh mục (Công giáo);

- Thành viên Ban Đại diện tỉnh, trưởng ban, phó trưởng ban, thư ký và trị sự viên ban trị sự xã, phường, thị trấn (Phật giáo Hòa Hảo);

- Thành viên ban đại diện Cao đài tỉnh, đầu họ đạo (chánh cai quản), ban cai quản họ đạo; các phẩm trật lễ sanh, giáo hữu, giáo sư (các chi phái Cao đài);

- Thành viên Ban Trị sự Tỉnh hội và thành viên các chi hội xã, phường, thị trấn (Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam);

- Thành viên Ban Đại diện tỉnh, quản nhiệm chi hội; mục sư, truyền đạo của các hệ phái đạo Tin lành được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức;

- Thành viên hội đồng Tôn giáo Baha’i cơ sở;

- Những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.

6. Việc di dời địa điểm sinh hoạt tôn giáo của ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã, phường, thị trấn.


Minh Tâm


Bản tin video với story maker

Với Story Maker, bạn có thể kể lại 1 câu chuyện bằng cách sử dụng hình ảnh có sẵn, hình chụp trực tiếp từ máy và bổ sung nhạc nền, hiệu ứng để câu chuyện thêm sống động.

Bạn cũng có thể thực hiện chỉnh sửa nhạc nền, nội dung (thay đổi hình ảnh mà bạn sử dụng làm nội dung) hay tiêu đề - thông tin của đoạn video bạn vừa làm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM STORY MAKER

Bước 1:
- Dowload phần mềm Story maker 2 về điện thoại.

Bước 2:
- Bấm vào ký tự ba gạch trên màn hình điện thoại bên góc trái ≡ màn hình sẽ hiện ra:
• Nhà
• Xuất
• Tài khoản
• Thiết đặt

Các bạn bấm vào “ Thiết đặt” màn hình sẽ xuất hiện nhiều lệnh, các bạn kéo xuống bấm vào phần “ Chọn ngôn ngữ”, lúc này sẽ xuất hiện nhiều loại ngôn ngữ, chúng ta chọn “ Vietnamese” để sử dụng phần mềm bằng tiếng việt.

Bước 3:
Để ứng dụng phần mềm vào việc quay các clip bằng phần mềm, các bạn nhìn lên phá trên màn hình bên góc phải ta sẽ thấy chữ “Mới”.

3.1 . Chọn bấm vào chữ “ Mới”, màn hình sẽ hiện ra một khung gồm bốn ô là câu hỏi:
• Phóng sự này về việc gì ?
+ Một sự kiện
+ Một con người
+ Một vấn đề

Lưu ý: Đây chỉ là những câu hỏi để dẫn dắt ta sử dụng phần mềm dễ dàng thôi, ta chọn không nhất thiết theo thứ tự. Ta chọn mục nào cũng được.

3.2. Ví dụ chọn Một sự kiện, các bạn bấm vào “ Một sự kiện”, màn hình sẽ hiện ra như sau:

• Một sự kiện
• Bạn muốn nói về điều đó như thế nào?
+ Hãy nói với mọi người về điều đó
+ Sử dụng một câu hỏi cho nhiều người
+ Đưa ra một tổng kết chính xác
+ Hãy ghi lại những bước dược tiến hành
+ Thu thập nhiều bức hình của nhiều người
+ Đưa ra những khoảnh khắc đẹp nhất

Lưu ý: Trong câu hỏi màu xanh “Bạn muốn nói về điều đó như thế nào?”, các bạn có thể chọn bất kỳ câu trả lời nào cũng được.

3.3. Ví dụ chọn câu thứ 3, Đưa ra một tổng kết chính xác, các bạn bấm vào

“ Đưa ra một tổng kết chình xác”, màn hình sẽ hiện ra như sau:
• Một sự kiện
• Đưa ra một tổng kết chính xác
• Chọn phương tiện truyền thông
+ Âm thanh
+ Video

3.4. Ta bấm chọn Video, màn hình sẽ hiện ra như sau:

• Một sự kiện
• Đưa ra một tổng kết chính xác.
• Video

Âm thanh là một nửa thông tin trong video, và hãy cân nhắc về điều đó về mỗi lần quay.

Lúc này phía dưới màn hình điện thoại sẽ hiện ra nhiều khung mẫu, chủ đề để người quay chọn và bắt đầu việc quay phim của mình.

3.5. Những ô chủ đề chúng ta sẽ gặp là:

Địa điểm
Cho xem nơi sự kiện xảy ra
+ Nhập
+ Thâu

Kết quả
Cho xem quá trình chuẩn bị cho sự kiện
+ Nhập
+ Thâu

Chữ ký
Cho xem một điều đặc biệt về sự kiện
+ Nhập
+ Thâu


Nhân vật
Mời một người giới thiệu sự kiện
+ Nhập
+ Thâu

Hành động
Cho xem việc gì đã xảy ra ở sự kiện
+ Nhập
+ Thâu

Và nhiều ô khác nữa, thực ra những ô này chỉ, chỉ là mẫu ta chọn ô nào cũng được, có thể chọn tất cả, lần lượt quay, hoặc chọn một vài ô để quay clip.

Lưu ý là ta bấm vào chữ “Thâu” trong những ô hướng dẫn để quay.

3.6. Khi bấm vào chữ “Thâu” màn hình sẽ ở chế độ quay phim, ta bấm vào ký tự máy quay ở phía dưới màn hình để bắt dầu quay.

Sau khi quay xong đoạn clip, các bạn muốn ngừng quay thì bấm vào ký tự hình vuông màu trắng nằm trên nền đỏ ngày góc trái phiá dưới màn hình để dừng lại.

Sau đó bấm vào dấu tít để lưu lại đoạn phim vừa quay.

Cứ như vậy, lần lượt các bạn muốn quay bao nhiêu đoạn clip thì cứ tiếp tục bấm vào chữ thâu của các ô hướng dẫn còn lại để quay và thực hiện tương tự như đoạn đầu.

Để quay lại đoạn clip các bạn có thể bấm vào dấu mũi tên ngược lại nằm phía trái dưới màn hình đối diện dấu tít. Chúng ta sẽ quay lại clip..

3.7. Sau khi quay xong các đoạn clip, chúng ta sẽ biên tập lại, ghép nối các đoạn clip vừa quay thành một một clip hoàn chỉnh.

Bước 4. Biên tập clip

Để thực hiện bước biên tập này các bạn phải kéo hết màn hình điện thoại xuống tới cùng ta sẽ gặp dòng chữ “Đám đông và đường phố đông đúc tạo ra nhiều tiếng ồn. Không nên ghi lại phỏng vấn trước đám đông hoặc trên đường phố đông người”.

Phía dưới dòng chữ này sẽ là đoạn clip mà ta vừa quay, sau doạn clip là những mục:

Thứ tự
Tường thuật
Xuất bản

Ba bước này ta phải lần lượt hoàn thành để biên tập clip.

4.1.Ta bấm vào thứ tự:

Các đoạn clip ta vừa quay sẽ hiện ra theo thứ tự trước sau. Tùy ý người biên tập có thể thay đổi thứ tự mỗi đoạn clip, để sắp xếp lại.

Để duy chuyển các đoạn clip lên trước hoặc xuống dưới ta chỉ cần bấm vào ký hiệu ba gạch ≡ nằm bên phải clip giữ và kéo. Như thế sẽ duy chuyển được các đoạn clip theo ý muốn.

Sau khi sắp xếp xong ta bấm vào chữ “ xong” trên góc phải màn hình để hoàn thành công đoạn này.

4.2. Tường thuật

Tiếp theo ta bấm vào tường thuật để thâu âm lời thoại cho đoạn clip. Khi chọn tường thuật xong màn hình sẽ hiện ra đoạn clip dã được sắp xếp xong. Và cuối clip có dòng chữ BẮT ĐẦU THÂU.

Ta bấm vào BẮT ĐẦU THÂU để thu âm. Trong lúc thâu sẽ có vạch đỏ đứt ngang chạy theo clip là ta biết mình đang thâu.

Nếu muốn ngừng thâu ta sẽ bấm vào chữ NGỪNG THÂU.

Sau khi thâu âm xong ta bấm chọn chữ Xong nằm góc phải trên màn hình.

Lưu ý: Trong quá trình tường thuật các bạn có thể ngừng đọc ở những đoạn mình không muốn thu âm.

Ví dụ: trong đoạn clip, tôi muốn thu âm tường thuật đầu clip, tôi sẽ đọc ngay lúc đầu, đến giữa clip tôi không muốn tường thuật chỗ này, tôi sẽ im lặng để cho clip chạy. Đến cuối clip tôi lại muốn tường thuật tiếp sẽ đọc tiếp theo mạch của clip.

4.3. Cuối cùng là xuất bản clip

Bấm vào xuất bản sẽ hiện ra ký hiệu Play và mũi tên ngay trên clip
Dưới clip sẽ có:

+ Tường thuật sự kiện
+ Mô tả phóng sự của bạn
+ Thẻ tên

Các bạn lần lượt điền vào những yêu cầu này, sau đó bấm vào ký tự lưu trên màn hình góc phải.

Sau cùng bấm vào ký hiệu play để hoàn thành tác phẩm.

Một vài lưu ý chung:

- Sau khi quay tất cả các đoạn clip xong, ta có thể bấm vào nhập để chọn lại những đoạn clip mình muốn ghép lại, biên tập.
- Mỗi clip quay các bạn có thể chỉnh sữ âm thanh, hay cắt xen trước khi sắp xếp. Chỉ cần bấm vào đoạn clip là ta có thể chỉnh sửa theo hướng dẫn có sẵn.

Đây là phần hướng dẫn sử dụng phần mềm Story Maker để quay clip.

Tải về tại đây: https://play.google.com/store/apps/details…


Ngọc Thịnh

Ngày mai 26.5.2015 nhà báo Trương Duy Nhất hết hạn tù

Nhà báo Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26-6-2014 (Ảnh: Hữu Khá).

“Những ngày mình bị bắt, Phượng - vợ Trương Duy Nhất – luôn gọi điện động viên vợ mình. Hôm nay được tin ngày 26/5, Nhất hết hạn tù, mình gọi điện cho Phượng. Cô nói em đang về quê chịu tang bà nội, mai mới bay ra Vinh đón anh Nhất. Thật thương Phượng quá. Bất kì bi kịch nào thì phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều nhất”.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết như vậy trên trang fb của mình.

Xin được giới thiệu lại với quý bạn đọc lá thư cảm ơn của của gia đình nhà báo Trương Duy Nhất, sau phiên xử sơ thẩm.

=====================

Đà Nẵng ngày 10 tháng 3 năm 2014

Kính gửi các anh chị!

Phiên tòa sơ thẩm xét xử nhà báo Trương Duy Nhất tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã kết thúc được một tuần. Trước, trong và sau phiên xét xử, gia đình chúng tôi đã nhận được nhiều lời động viên, thăm hỏi của các anh chị từ khắp nơi trong và ngoài nước.

Đặc biệt, trong ngày phiên tòa diễn ra, nhiều anh chị từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nhiều địa phương khác đã có mặt tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng với mong muốn được vào tham dự phiên tòa.

Và mặc dù bị ngăn cản, các anh chị vẫn ở bên ngoài chờ đợi cho đến khi phiên xét xử kết thúc để động viên gia đình và bày tỏ thái độ ủng hộ anh Nhất. Tình cảm của các anh chị khiến gia đình chúng tôi rất xúc động. Thay mặt anh Nhất và gia đình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh chị.

Tại phiên tòa, anh Nhất xác nhận đã viết và đăng tải 12 bài viết trên website truongduynhat.vn như cáo trạng đã nêu, nhưng không thừa nhận đó là hành vi phạm tội. Phần tự bào chữa của anh rất thuyết phục.

Phân tích các bài viết trong sự liên hệ với thực trạng xã hội, với những quan điểm tiến bộ của các bậc tiền bối, kết hợp viện dẫn các phát biểu ấn tượng của một số lãnh đạo cấp cao, anh đã đưa ra những lập luận xác đáng khẳng định anh không nói sai sự thật.

Anh không bôi nhọ để làm giảm uy tín các vị lãnh đạo mà anh thực hiện trách nhiệm của một công dân là đánh giá, phê bình với hy vọng họ sẽ dần hoàn thiện, ngày càng đẹp hơn trong mắt dân chúng. Anh không xâm phạm lợi ích nhà nước.

Những phân tích, mổ xẻ về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên các bài viết của anh là tâm huyết, trách nhiệm của anh với mong muốn qua đó các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại trách nhiệm của mình, khắc phục khuyết điểm, làm tốt hơn vai trò quản lý và điều hành đất nước, đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện tại.

Kết thúc phần tự bào chữa, anh nói: “Để đất nước thay chuyển theo chiều hướng tích cực cần nhiều tiếng nói góp bàn, phản biện như tôi, cần nhiều, nhiều hơn nữa những nhà báo như tôi”.

Tòa tuyên án anh Nhất 2 năm tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án không thuyết phục.

Vì vậy, ngay sau phiên xét xử, anh Nhất đã gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm ngày 4/3/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Gia đình chúng tôi tin tưởng ở quyết định của anh.

Xin được chia sẻ cùng các anh chị niềm tin đó và lòng biết ơn chân thành.

Cao Thị Xuân Phượng (Vợ nhà báo Trương Duy Nhất).

===============================

Khác với phiên sơ thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm (26-6-2014), các phóng viên được Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng cho mang theo các thiết bị tác nghiệp vào bên trong phòng tác nghiệp và được theo dõi phiên xử qua màn hình.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trương Duy Nhất cho rằng mình không phạm tội, nói tòa sơ thẩm tuyên phạt ông 2 năm tù là oan sai. Blogger này nói ông viết nhiều bài đưa lên trang cá nhân có nội dung góp ý, có khen, có phê phán nhưng đều nhằm mục đích xây dựng.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng hành vi của ông Nhất đã xâm phạm đến lợi của Nhà nước bởi thông tin ông Nhất nêu ra trong các bài viết là sai sự thật, làm mất lòng tin trong nhân dân… Vì vậy, tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông Nhất và tuyên y án sơ thẩm.

SGB


Trung Quốc âm mưu "dắt trâu qua rào"

Dự kiến ba hướng triển khai của các hạm đội Hải quân Mỹ (màu xanh lam) và hướng đối phó của quân đội Trung Quốc (màu gạch) trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa 2 nước vì căng thẳng ở Biển Đông - Đồ hoạ: FPRI

Có vị trí địa - chiến lược quan trọng và lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do và an ninh hàng hải, hàng không tại biển Đông, Việt Nam ủng hộ và hợp tác với các bên bảo vệ các quyền lợi chính đáng ấy

Từ hơn 1 năm nay, Trung Quốc đẩy mạnh với tốc độ phi mã việc bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo trên những đảo đá họ chiếm ở Trường Sa. Tại đó, họ xây dựng các tổ hợp quân sự để kiểm soát biển Đông với các sân bay, quân cảng, đặt các trạm ra-đa, tên lửa, căn cứ hậu cần, doanh trại...

Các đoạn phim quay từ máy bay trinh sát điện tử của Mỹ hôm 20-5 cho thấy một đường băng dài đã hình thành để tiếp nhận các loại máy bay quân sự của Trung Quốc.

Nhận diện quan hệ Mỹ - Trung
Một khi các máy bay ném bom chiến lược tầm trung của Trung Quốc triển khai tại Trường Sa, “cán chổi” quân sự của Trung Quốc sẽ quét một khu vực rộng lớn ở tây bộ Thái Bình Dương, bao gồm toàn bộ Đông Nam Á hải đảo, đảo Guam - nơi đặt các căn cứ không quân chiến lược, tàu ngầm tác chiến nhanh và tàu ngầm nguyên tử của Mỹ, tới tận các vùng biển phía Bắc Úc - nơi đặt trạm ra-đa tầm xa, sân bay ném bom chiến lược cùng căn cứ lính thủy đánh bộ quan trọng của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương.

Các căn cứ quân sự mới mà Trung Quốc thiết lập ở Trường Sa sẽ kiểm soát các tuyến hàng hải và hành lang quốc tế, nơi một phần ba sản lượng hàng hóa thế giới chuyên chở ngang qua. Thời bình, các căn cứ này tạo sức ép thường trực lên các nước sử dụng tuyến hàng hải này; khi có xung đột quân sự, chúng có thể gây gián đoạn các con đường biển quốc tế.

Giới quân sự phương Tây cho rằng chỉ cần 11 quả tên lửa là có thể vô hiệu hóa 7 cứ điểm quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, trong khi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo 120 quả tên lửa. Nhưng điều ấy chỉ có thể xảy ra khi các bên xung đột vũ trang.

Điều Mỹ lo ngại là Trung Quốc đang thực hiện cuộc xâm chiếm hòa bình và “không tiếng súng” hay “không đánh mà người chịu khuất”, bào mòn ảnh hưởng của Mỹ; về dài hạn là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á - Tây Thái Bình Dương.

Theo phương hướng đó, Trung Quốc đang thực hiện cuộc đại điều chỉnh “chính sách ngoại giao chu biên” để ngăn chặn Mỹ tiếp cận khu vực xung quanh Trung Quốc; đồng thời tạo ra những “không gian phi Mỹ hóa”, như kiểu “Nhất đới Nhất lộ” (1).

Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục lợi dụng các khoảng trống quyền lực chính trị, kinh tế để phân chia lại các khu vực ảnh hưởng bằng các biện pháp thương mại, “ngoại giao tín dụng”, “ngoại giao cơ sở hạ tầng”, phát huy quyền lực mềm nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra khu vực đại chu biên (lục địa Á - Âu, Tây Á - Trung Á - Nam Á, châu Phi)… mà không gây xung đột quân sự với Mỹ. Các chính sách ấy về trung hạn còn nhằm đối trọng với chiến lược xoay trục và tái cân bằng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Cạnh tranh Mỹ - Trung là lâu dài, mang tính chiến lược và ngày càng gay gắt. Việc Mỹ và Trung Quốc có hơn 90 cơ chế hợp tác đã không thể khắc phục được sự thiếu tin cậy chiến lược giữa hai bên.

Trung Quốc đề ra chủ trương “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới” và ráo riết theo đuổi chủ trương này là để ràng buộc Mỹ, trì hoãn xung đột và kéo dài kiểu quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh như hiện nay, muốn cùng với Mỹ hình thành một kiểu khuôn khổ quan hệ có thể dự báo được, để có đủ tự tin hành động trong những lĩnh vực quan trọng khác.

Mỹ điểm huyệt Trung Quốc

Ngoại giao Trung Quốc còn nhằm làm cho Mỹ chập chững trong vấn đề biển Đông. Cấp tập xây dựng các căn cứ quân sự, thay đổi nguyên trạng biển Đông… nhằm đặt Mỹ trước “sự đã rồi” trước cuộc gặp Washington giữa Tập Cận Bình - Barack Obama vào tháng 9 tới.

Nếu Mỹ phản ứng “mềm” thì năm 2015 này xem như Trung Quốc sẽ căn bản hoàn thành “dắt con trâu lớn qua rào” trong vấn đề biển Đông, biến thay đổi nguyên trạng thành thực trạng mới.

Mỹ là cường quốc duy nhất vào lúc này có khả năng kiềm chế và đối trọng với Trung Quốc tại biển Đông. Phía Mỹ đang hình thành sự “đồng thuận Washington” về mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ cũng như về chủ trương đối phó cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Quốc hội Mỹ đang gây sức ép mạnh lên chính quyền Obama, đòi hỏi có hành động cứng rắn đối phó với Trung Quốc tại biển Đông.

Chưa bao giờ mối lo ngại của Mỹ về Trung Quốc và “mối đe dọa Trung Quốc” đối với lợi ích Mỹ lại hiện hữu rõ nét như vậy trong giới nghiên cứu chính sách và hoạch định chính sách ở Washington.

Quan hệ Mỹ - Trung bước vào trạng thái căng thẳng mới do những nguyên nhân sâu xa nhưng tiêu điểm là biển Đông. Đây là trạng thái cọ xát chiến lược giữa hai cường quốc.

Gần đây, Mỹ thực hiện các đòn điểm huyệt Trung Quốc: Hôm 11-5, cử chiến hạm tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi đắp ở Trường Sa; hôm 20-5, một máy bay trinh sát điện tử của Mỹ hoạt động tại khu vực này.

Các hoạt động này có thể được tiến hành thường xuyên nhằm thách thức tính hợp pháp và những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo, thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải và quyền tự do bay qua khu vực, qua đó buộc Trung Quốc bộc lộ bằng hành động liên quan quyền tự do hàng hải ở biển Đông.

=====================

(1) Là một vành đai kinh tế trên bộ, còn gọi là “Con đường tơ lụa mới” (NSR), xuyên qua lục địa Á - Âu và một “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua biển Đông, tiến vào Ấn Độ Dương - biên giới mới trong nỗ lực của Trung Quốc muốn trở thành cường quốc.

TS Nguyễn Ngọc Trường (Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quốc tế)


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Trước khi làm Tổng bí thư, họ đã làm... cách mạng

Đó là ở Việt Nam. Còn tại Hoa Kỳ, trước khi làm Tổng thống Mỹ, họ đã làm gì?

Công việc đầu đời của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama là phục vụ và xúc kem. Bảy cựu tổng thống còn lại cũng đã nếm trải nhiều công việc khác nhau trước khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng.

Trong khi một số Tổng thống Mỹ như Franklin D. Roosevelt, George W. Bush, John F. Kennedy được xem là tương đối khá giả so với mặt bằng chung của người dân Mỹ, nhiều tổng thống khác lại từng trải qua thời gian làm việc khó khăn và nhận mức lương thấp.

1. Tổng thống đương nhiệm Barack Obama

Tổng thống Obama mới đây trả lời phỏng vấn một tạp chí cho hay công việc đầu đời của ông là nhân viên xúc kem ở cửa hàng Baskin-Robbins, thợ sơn và người chạy bàn.

Ông chỉ được trả mức lương tối thiểu hoặc rất thấp cho những công việc này. Ông còn từng làm công việc dọn dẹp công trường ở khu Upper West Side thuộc thành phố New York khi còn là sinh viên Trường đại học Columbia.

2. Cựu Tổng thống Ronald Reagan

Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng là người lau rửa bát và cứu hộ. Ông Reagan làm việc này vào mùa hè, khi còn học trung học ở quê nhà là thành phố Dixon, bang Illinois. Ông cho hay mình đã cứu 77 người suốt thời gian làm công việc đó.

Khi đến học tại Đại học Eureka ở bang Illinois bằng học bổng bóng đá một phần, cựu Tổng thống Mỹ trang trải phần còn lại bằng cách đi rửa bát đĩa.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1932, ông trở thành một bình luận viên thể thao tại kênh radio WOC ở Davenport, bang Iowa. Ông nhận được 10 USD cho mỗi trận khi đó.

3. Cựu Tổng thống Gerald R.Ford

Cựu Tổng thống Mỹ Gerald R.Ford từng giúp việc tại cửa hàng sơn của cha mình và nướng bánh burger ở một nhà hàng địa phương khi còn học trung học.

Ông cũng từng chơi bóng đá ở vị trí trung tâm tại Đại học Michigan. Câu lạc bộ Green Bay Packers và Detroit Lions từng đề nghị ông Ford ký hợp đồng nhưng cuối cùng ông lại chọn học luật.

Song Gerald R.Ford không được nhận vào học ngay lập tức. Ông phải làm huấn luyện viên bóng đá tại trường Yale, kiếm được 2.400 USD vào năm 1935.

Ông cũng làm huấn luyện viên môn quyền anh để trả nợ và trang trải chi phí vào trường luật Yale, nơi ông được nhận vào năm 1938.

4. Cựu Tổng thống Richard Nixon

Cựu Tổng thống Richard Nixon không được sinh ra trong nhung lụa. Vấn đề tài chính của ông Nixon bắt đầu khi các trại chanh của cha mẹ ông thất bại vào năm 1922.

Sau đó, Tổng thống Mỹ thứ 37 phải đến Los Angeles để kiểm tra sản phẩm trước khi đi học. Năm 1930, ông được nhận vào Đại học Whittier và sau đó giành được học bổng vào trường luật của Đại học Luke.

5. Cựu Tổng thống Lyndon Johnson

Sau khi kết thúc trung học vào năm 1924, cựu Tổng thống Mỹ thứ 36 có vài năm mà các nhà sử học gọi là “những năm mất phương hướng” trong cuộc đời ông.

Ông mua một chiếc xe chạy từ bang Texas đến California cùng vài người bạn rồi làm vài công việc kỳ lạ ở đây trong vòng một năm. Sau đó, ông về lại Texas và làm việc như một người lao động bình thường.

Năm 1927, Johnson vào học Trường Southwest Texas State Teachers. Ông đã là một học sinh kiêm giáo viên tại một trường nói tiếng Tây Ban Nha ở một khu vực nghèo khó.

Khi ông tốt nghiệp vào năm 1930, công việc đầu tiên ông làm là dạy học với mức lương 1.530 USD/năm. Ông làm việc này cho đến khi đến với chính trị.

6. Cựu Tổng thống Jimmy Carter

Tổng thống Mỹ thứ 39 làm việc tại nông trại lạc của cha mẹ ở bang Georgia. Năm 10 tuổi, ông đã chở hàng vào thị trấn để bán.

Ông rời Georgia để vào Học viện Hải quân Mỹ. Sau khi phục vụ trong Hải quân vài năm, ông quay lại trang trại khi cha ông mất.

Trận hạn hán vào năm 1954 tàn phá nông trại của gia đình ông và ông chỉ còn lại 187 USD lợi nhuận vào năm đó. Ông Carter sau đó đã thay đổi mô hình nông trại một cách thành công trước khi bước chân vào con đường chính trị.

7. Cựu Tổng thống Bill Clinton

Cựu Tổng thống Bill Clinton học Đại học Georgetown, được nhận học bổng và sự hỗ trợ từ cha mẹ mình. Cha dượng của ông là chủ một đại lý Buick và mẹ ông là y tá.

Clinton viết trong tự truyện của mình rằng ông cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được công việc bán thời gian là một thư ký của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, vị trí mà ông được trả 3.500 USD/năm. “Tôi chưa từng tiết lộ với ai khi đó rằng tôi sợ phải rời Georgetown để trở về nhà, dù ở quê nhà thì học đại học ít tốn kém hơn”.

8. Cựu Tổng thống George H.W. Bush

Vị Tổng thống thứ 41 không hề thiếu tiền. Theo lời của chuyên gia về tổng thống Barbara Perry, “ông ấy hoàn toàn thuộc tầng lớp quý tộc New England nhưng muốn thử tự kiếm tiền”.

Sau khi phục vụ trong Thế chiến thứ hai và kết thúc học tập tại Trường Yale, Tổng thống Bush (cha) cùng gia đình chuyển về Texas với hy vọng có thể kinh doanh dầu.

Công việc đầu tiên của ông là nhân viên bán hàng tại một công ty khoan dầu thuộc sở hữu của một người bạn của cha ông. Hằng tháng, ông kiếm được 375 USD.

Song công việc này không kéo dài lâu. Năm 1950, ông cùng một người bạn lập công ty dầu riêng. Công ty này sau đó được sáp nhập vào Zapata Petroleum và ông Bush trở thành chủ tịch một trong những công ty con của hãng.

Thu Thảo