Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Công an cướp giật điện thoại của người dân

Một clip dài 2.41 phút được tung lên mạng, do bạn của tài xế taxi quay lại cảnh tài xế taxi bị CSGT giật điện thoại khi đang làm việc về việc đậu đỗ xe sai quy định.

Trong clip, 2 chiến sĩ CSGT là đại úy Bùi Hữu Trí và thượng sỹ Bùi Tiến Dũng (công tác tại phòng CSGT Công an tỉnh Kon Tum) cãi vã gay gắt với tài xế taxi N.X.T, xung quanh có nhiều người dân đứng xem.

Theo tài xế taxi tên T., khi 2 CSGT đi xe chuyên dụng đến thì anh đang ngồi trong xe taxi nghe điện thoại, cửa xe đóng nên không rõ 2 CSGT nói gì.

Tài xế T. cũng xác nhận mình đậu đỗ xe không đúng quy định nên bước xuống xin 2 CSGT bỏ qua lỗi nhưng không được chấp nhận, cùng lúc đó, tại đây có nhiều taxi đậu sai mà không bị phạt, còn mình thì bị phạt nên anh lấy điện thoại ra quay lại thì bị đại úy Trí. giật điện thoại.

Sau đó 2 CSGT yêu cầu tài xế T. đưa xe về trụ sở làm việc. Vì có người dân cùng phản ứng nên thượng sĩ Dũng. vào ngồi trong xe taxi.

Lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Kon Tum cho biết đã yêu cầu 2 CSGT trong clip làm tường trình; thượng sĩ Dũng mới về công tác tại đơn vị nên chưa được cấp thẻ ngành, hôm xảy ra vụ việc 2 CSGT này đang được giao nhiệm vụ hỗ trợ trật tự lòng, lề đường.

Tài xế taxi T. bị phạt về lỗi đậu đỗ trái quy định.


Đỗ Vinh

Bình Nhưỡng nổi giận

Ngày 1-5, các quan chức ngoại giao CHDCND Triều Tiên nổi giận bỏ ra khỏi phòng họp hội thảo nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) khi Mỹ mời hai người từng đào tẩu khỏi Bình Nhưỡng lên phát biểu.

Theo AFP, Đại sứ CHDCND Triều Tiên Ri Song Chol bừng bừng giận dữ sau khi ông Joseph Kim, người từng trốn khỏi CHDCND Triều Tiên, đứng lên kể quá khứ mồ côi, vô gia cư và phải chịu cảnh đói khổ. Ông Ri định đưa ra tuyên bố phản ứng với câu chuyện này.

Đại sứ Mỹ Samantha Power ra lệnh cho các nhân viên LHQ tắt micro của ông Ri. Các nhân viên an ninh cũng được triển khai vào phòng tổ chức hội thảo.

Lập tức, đại sứ Ri và hai nhà ngoại giao khác của CHDCND Triều Tiên bỏ ra khỏi phòng họp.

Trước báo chí, họ chỉ trích việc không được phát biểu tại hội thảo. Đại sứ Ri cáo buộc Mỹ “sát hại người da đen vô tội” như các vụ cảnh sát da trắng giết người da đen ở Baltimore và Ferguson. Ông cáo buộc Mỹ là “ông vua vi phạm nhân quyền thực sự”.

Đại sứ Ri mô tả toàn bộ vụ việc ở trụ sở LHQ tại New York (Mỹ) là “màn kịch chính trị một chiều”.

Phản ứng lại, Đại sứ Mỹ Power chỉ trích CHDCND Triều Tiên “bắt nạt”. Bà giải thích trước đó các nhân viên LHQ đã thông báo với đại sứ Ri rằng ông sẽ có cơ hội phát biểu sau khi những người trốn khỏi CHDCND Triều Tiên nói xong.

“Phái đoàn CHDCND Triều Tiên cố tình tìm cách nhấn chìm tiếng nói của những người tham gia hội thảo” - Đại sứ Power nhấn mạnh.

Hội thảo bắt đầu với những lời khai của ông Joseph Kim. Ông kể rằng phải chứng kiến cha mình chết đói năm ông 12 tuổi. Mẹ ông bị đưa vào trại cải tạo vì đi đến Trung Quốc. Ông Kim sau đó trốn sang Trung Quốc và tới Mỹ 8 năm trước đây.

Một người khác là bà Jay Jo kể năm lên 10 tuổi đã cùng mẹ trốn sang Trung Quốc sau khi bà ngoại chết đói. Cha của bà cũng bị đưa vào trại cải tạo và chết tại đó.

Ông Kim kêu gọi cộng đồng quốc tế lắng nghe tiếng nói từ người dân CHDCND Triều Tiên “để chúng ta rọi ánh sáng vào những góc tối tăm nhất ở quốc gia bị cô lập nhất thế giới”.

Đại sứ Power chỉ trích “vũ khí hủy diệt hàng loạt thực sự tại CHDCND Triều Tiên là sự đối xử với người dân”.

Tháng 12-2014, Hội đồng Bảo an LHQ lần đầu tiên tổ chức cuộc họp về nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Cũng trong năm ngoái Đại hội đồng LHQ thông qua một nghị quyết kêu gọi HĐBA xem xét đưa CHDCND Triều Tiên ra Tòa án hình sự quốc tế vì vi phạm nhân quyền.

Nguyệt Phương


Nguồn gốc chữ Quốc Ngữ

Chữ quốc ngữ hội nhập vào nền văn minh của nhân loại

Trước khi các nhà truyền giáo vào Việt Nam, hàng ngàn năm qua, người Việt vẫn dùng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm trong các giao dịch. Nhưng đa số người Việt Nam mù chữ và không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì hệ thống chữ viết này quá phức tạp.

Từ thế kỷ XVI, cùng với các phát triển hàng hải, các nhà truyền giáo theo các tàu buôn đến Việt Nam, họ là người tiên phong trong việc dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Đầu năm 1625, Linh Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam, đã có một số ký âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh.

Trên cơ sở đó, Alexandre de Rhodes (1591- 1660) tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách diễn đạt này, để rồi năm 1651, lần đầu tiên ông cho xuất bản cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA tại Roma. Đây được coi là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Cuộc khai sinh diễn ra tại nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình. Như vậy, chữ quốc ngữ từ chỗ là công cụ truyền giáo trong các nhà thờ, đã từng bước trở thành chữ viết chính thức cho toàn dân Việt Nam.

Ngày nay, không ai có phủ nhận sự thuận tiện và văn minh của chữ Quốc ngữ, chính nó đã góp phần lớn đưa đất nước VN hội nhập với thế giới dễ dàng, đơn giản hơn nhiều ngôn ngữ khác. Những ngôn ngữ chính dùng trên thế giới như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… sẽ trở nên ít phức tạp hơn cho người học biết chữ quốc ngữ, so với người dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Nếu nguồn gốc và công lao của người sinh ra ít được người ta nhắc đến, đó là sự thiếu công bằng.

Cùng với sự xuất hiện chữ quốc ngữ, những nét văn minh phương Tây cũng dần dần được du nhập vào VN đi kèm với Công giáo. Những hủ tục mê tín, dị đoan như cúng tế, bói toán… khi có bệnh được thay vào đó là bệnh viện, nhà thương bố thí, trường học cho người nghèo… Trước đây, nơi nào có Nhà thờ, thì ở đó có thêm trường học, nhà thương cho những người không có khả năng chữa bệnh hoặc học hành.

Ngoài ra, nếp sống quan niệm về cuộc sống cũng dần dần được đưa vào một cách khoa học, thiết thực hơn bởi các sản phẩm văn minh phương Tây mà những người truyền giáo mang đến cho đất nước An Nam theo bước chân truyền đạo của họ.

Nền văn hóa làng xã, cục bộ địa phương “sau lũy tre làng” cũng dần dần được thay đổi với cách nhìn toàn diện và tổng thể hơn. Với người Công giáo, bất cứ chỗ nào có giáo dân cũng là anh em, với mọi người đều là con Thiên Chúa dù khác đạo. Điều này dễ chứng minh nếu nhìn thấy bà con công giáo khắp nơi đã đổ về Thái Hà, về Xã Đoài… khi có những biến cố mà về mặt xã hội thì không liên quan đến những người ở xa xôi.

Những hoạt động của các Dòng tu “Sống với tinh thần nghèo khó”… đã có những tác dụng thiết thực xoa dịu nỗi đau của những người nghèo khổ trong xã hội. Nhìn những cộng đồng tu hành phục vụ tại các trung tâm điều dưỡng, điều trị cho bệnh nhân AIDS, phục vụ những người đang vướng vào tệ nạn xã hội, nuôi dưỡng trẻ mồ côi… đã thể hiện rõ điều này và được xã hội công nhận.
…………………………………………………………………

* Quá trình sinh sống của giáo sỹ Alexandre de Rhodes tạI Việt Nam thuở đó:

Đầu năm 1625, Alexandre cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông viết:
- “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng luyến láy trầm bổng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé Việt.”

Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre de Rhodes, nhưng cuộc đời của ông ở đây rất bấp bênh và trôi nổi. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép.

Năm 1625 ông trở lại năm VN dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng.
Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam.
Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 ở Isfahan, Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Phản ảnh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ 17.
Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của Alexandre de Rhodes, nguyệt san MISSI, nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với tựa đề: "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước Trung Hoa đến 3 thế kỷ".

Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam.

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết Hán Tự của người Trung Hoa và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm với 4 lốI viết đã phải bó tay: LốI viết Romanji chỉ dùng để phiên âm các danh từ Âu Mỹ và đành trở về với lối viết tượng hình Hiragana, Katakana và Kanji lốI viết biểu ý của người Trung Hoa.

Trong khi đó, người Tàu thời Mao Trạch Đông đã tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ cách ký âm Latin trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc Lộ khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời cha Đắc Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự La Tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi cha Đắc Lộ đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La Tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Alexandre de Rhodes đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ Quốc ngữ này vậy.

Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:

Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và chỉ trong vòng 4 tháng đến 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.

Alexandre de Rhodes rõ ràng đã có công lớn trong việc hệ thống hóa việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La tinh một cách đầy đủ. Nhờ cuốn từ điển Việt-Bồ-La của ông, chữ Quốc ngữ đã đặt nền móng cho tất cả dân tộc Việt Nam sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
……………………..
Xin trang trọng ghi nhớ công ơn Cha Đắc-Lộ
Có một đền thờ “Lăng Cha Cả” (Cha Bá Đa Lộc) ở góc ngã tư Bảy hiền & Tân Sơn Nhứt.
Chẳng biết hiện nay còn tồn tại hay không?


ViVi Hung Vo

Hỏi

Ai dám truyền thuyết đó là chiến tranh
Mũi tên đồng han rỉ nằm chỏng chơ giữa lớp cỏ xanh 
Chỉ biết nhắm vào con nai con mễn
Cái thú vừa làm vừa chơi thuở hái lượm bẫy săn

Ai khéo tưởng tượng chuyện chiến tranh
Những khối gỗ cắm trong sóng ngược
Chắc ông bà ta nuôi thử nghiệm vài giống thủy tộc
Hùn vốn đóng cọc lập trang trại dưới nước vậy mà

Ai đồn đại đó là chiến tranh
Nằm trong tủ kính viện bảo tàng
Thanh kiếm chạm long chạm phượng
Món vũ khí chỉ dành múa may hoa bướm
Con mắt lá răm người đẹp cứ xiêu lòng

Ai đơm đặt chuyện chiến tranh
Miệng đen sì khẩu súng thần công
Chẳng qua là món trang trí
Trước cổng ngọ môn chưng đồ cổ hút du khách
Kiếm đô la thời mở cửa vậy mà

Ai đồn đại chiến tranh hay quá thể
Bầy chiến tượng bước chân thình thịch
Tiến, lui đội ngũ chỉnh tề
Có phải để hù dọa giặc Xiêm, giặc Pháp
Hay chuẩn bị lập vườn thú cho bách tính tham quan

Ai ngậm ngùi câu hát chiến tranh
Ngăn cách đôi bờ sông Gianh
Chinh phụ bồng con hóa đá
Hay bởi chàng nhạc sĩ Lê Thương hoa tay quá xá
Ba khúc Hòn Vọng Phu mấy thập kỷ thính giả khóc ròng

Ai bịa đặt là từng có chiến tranh
Trên đời làm gì tồn tại sông Bến Hải
Trường Sơn, B52 , vân vân … chỉ toàn bịa đặt
Việt cộng nã cối vào trường học
Chuyện giết chóc rùm beng ở Sơn Mỹ
Ừ, cũng nói dóc thôi mà...

Ai nói đã từng có chiến tranh vậy cà ?
Hai gã thương binh, một nam một bắc, ngồi bệt trên lề đường
Hỏi
Đào Công Điện

Chiều 30.4.2015, Sài Gòn vẫn vắng và... cấm

Clip ghi nhận hình ảnh khu vực quanh công viên Công xã Paris, Sài Gòn.
Nhóm PV Sài Gòn Báo thực hiện.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Bắc Việt xâm lược…

“Sinh Bắc tử Nam” là cụm từ được rất nhiều gia đình miền Bắc chua chát nhắc lại trong “đại giỗ 30.4”…



Nói đến động từ xâm lược, giặc phương Bắc là đối tượng đầu tiên tôi nghĩ đến (1000 đô hộ Bắc thuộc, giặc Tàu). Sau đó là những bài học lịch sử ở trường với những cụm từ như bọn xâm lược thực dân Pháp, đế quốc Mỹ….

Hiểu một cách đơn giản, xâm lược là xâm chiếm lãnh thổ, cướp đoạt chủ quyền của nước khác bằng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn chính trị, kinh tế. Nếu thật như thế thì miền Bắc Việt Nam cũng đã từng đi xâm lược và họ đang chuẩn bị ăn mừng 40 năm thành công của sự xâm lược đó. Một đất nước, một lãnh thổ mà người dân đang sống trong bình yên, trẻ thơ đang đi học… bỗng dưng một ngày “bội tín”, tiếng pháo, khói lửa xảy ra… để rồi tự biện minh đó là giải phóng…

Là thế hệ sinh ra và lớn lên trong đất nước lấy Tư tưởng Hồ Chí Minh làm vốn quý, làm tấm gương noi theo, ngay từ nhỏ, tôi đã được nghe ra rả những bài giảng lịch sử của thầy cô về tội ác của giặc Pháp, của đế quốc Mỹ rồi bọn bán nước này nọ…. Lúc bé, 30 tháng 4, ừ thì biết là lễ đó nhưng thôi ai mà thèm… quan tâm, chỉ biết tới ngày đó được nghỉ thế là… khoái…

Lên đại học, hy vọng sẽ được học, được ủng hộ tìm hiểu sự thật của lịch sử. Nhưng không, vẫn y thế. Tôi nhớ, thầy có giảng, văn học đô thị miền Nam có nhiều cái hay, tuy nhiên, không được dạy và phổ biến với sinh viên. Lên tới năm ba, tôi đề xuất một đề tài mà nhiều người cho rằng khá nhạy cảm. Đó là nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam thời kỳ 1955-1985. Vấp phải nhiều ý kiến của giáo sư trong khoa, người thì ủng hộ nhưng do không dạy mảng đó, không muốn “đụng chạm” nên từ chối làm giáo viên hướng dẫn; người thì cho rằng đề tài đó ông Lê Đình Kỵ, ông Trần Trọng Đăng Đàn đã làm khá nhiều nên kêu tôi… từ bỏ đi thôi. Đặc biệt nhất, thầy trưởng khoa cũng từ chối với lý do… “nhạy cảm”. Bước sang năm cuối, tôi được học với một giảng viên trẻ (trước tôi mấy khóa), cô cho rằng văn học miền Nam là một kho tàng nhưng chưa nhiều người khai thác. Tôi viết mail cho cô, thể hiện niềm say mê của tôi, bày tỏ nguyện vọng muốn được thảo luận, trao đổi cũng như học từ cô nhiều điều từ mảng này. Chờ mãi, cho đến tận bây giờ, cái mail đó cô không hồi âm (dù những cái mail khác, nội dung khác, cô đều trả lời).

Thôi thì không ai chỉ, mình tự tìm hiểu. Thông qua mạng Internet, một số tài liệu còn sót lại ở trong nước, tôi dần dần nhận ra nhiều điều mà trước đây chưa bao giờ… học qua thầy cô hay sách vở.

Nhớ khi trước, “người ta” hay ca -  tụng 30.4 là ngày lễ giải phóng đất nước. Giải phóng ai khi hiệp định Paris 1973 được ký, toàn bộ quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam?

Không ít bạn trẻ (trong đó có không nhỏ là dư luận viên) ca ngợi cuộc chiến “thần thánh”; ai nói ngược lại với ý của họ thì bị gán ghép cho những từ không mấy hay ho như phản động, bọn bu càng…. Họ còn bảo cứ ngồi đó mà căm tức, oán hờn đi. Với những tư tưởng như thế, nếu người miền Nam có thể cố gắng quên, cố gắng hòa hợp – hòa giải, song có lẽ, cũng không thể. Ở đây, tôi không nói theo cảm tính, tôi chỉ nói theo sự thật của lịch sử.

Điều 15 trong hiệp định Paris (ký năm 1973) cũng ghi rõ: “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thoả thuận.

Trong khi chờ đợi thống nhất:

a) Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ ne vơ năm 1954.

b) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.

c) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lặp lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.

d) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Việt Nam quy định”.

Điều đó có nghĩa là gì? Đơn giản, hiện rõ ra đó, nếu muốn cái gọi là thống nhất đất nước thì phải có sự chấp thuận của hai phía, và sự chấp thuận đó không thể dùng vũ lực…

Người Việt Nam luôn trọng chữ tín “nhân – nghĩa – lễ - trí – tín”. Tuy nhiên, với hành động đi ngược lại những gì đã ký trong hiệp định Paris, một lần bất tín thì sau này vạn lần bất tin là lẽ đương nhiên…

Vậy phải chăng, đây là cuộc chiến đúng bản chất chính nghĩa? Hay là một cuộc xâm lược xuống miền Nam Việt Nam? Cuộc xâm lược này, cay đắng hơn so với nước ngoài xâm lược vào Việt Nam, do nó được gây ra bởi chính anh em trong nhà….

“Sinh Bắc tử Nam” là cụm từ được rất nhiều gia đình miền Bắc chua chát nhắc lại trong “đại giỗ 30.4”…


Minh Trí

Tối cuối cùng của ngày "đại thắng" sau 40 năm...

Clip do nhóm PV trẻ của Sài Gòn Báo ghi nhận vào tối ngày 29 và nửa đêm về sáng 30 tháng 4 năm 2015 tại khu vực Dinh Độc Lập - Nhà thờ Đức Bà - Đồng Khởi, Sài Gòn.




Chiều tối cuối cùng của ngày "đại thắng" 40 năm sau...

Clip do nhóm PV trẻ của Sài Gòn Báo ghi nhận vào chiều - tối ngày 29 tháng 4 năm 2015 tại xóm đạo quận 8, Phạm Thế Hiển - Sài Gòn.




Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Tội nghiệp con trâu quá...

Theo FB JB Nguyễn Hữu Vinh

Anh Chung con - Giám đốc CAHN cần chi phải xác minh ở đâu. Đây thôi.

Một đám trẻ mất gốc, mất cội nguồn, chỉ cuồng búa liềm bạo lực thì thử hỏi tương lại đất nước sẽ về đâu?
Chúng lý luận rằng Lý Công Uẩn không chỉ đạo đánh Gạc Ma nên không tưởng niệm ở tượng đài Lý Công Uẩn mà phải đến nghĩa trang liêt sĩ hoặc đến nhà.

Không biết có ai dạy cho chúng rằng Hồ Chí Minh không ngủ với cụ nội nó để đẻ ra ông nội nó sao bố mẹ nó lại thờ trên ban thờ nhà nó?



Hội nhập thì không thể tiếp tục bưng bít

Bạn đọc ký tên Người Vĩnh Long đã gửi đến SGB, bài viết liên quan đến câu chuyện của “40 năm”.

Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả SGB.

Hội nhập quan trọng hơn hòa giải?

Trên BBC, có phỏng vấn nữ nhà báo tên Nguyễn Thị Hải Phượng. Tiêu đề “Hội nhập quan trọng hơn hòa giải”, được lấy từ 1 câu trả lời của nhà báo Hải Phượng.
Có mấy vấn đề xin được trao đổi.

Người được gọi là "nhà báo" Phượng nói: "Tôi không quá đặt nặng từ đó [hòa giải] nữa. Lớp trẻ chúng tôi thiên về từ 'hội nhập'.

Ở đây cô ta nói “Tôi và chúng tôi”. Cô ta không đặt nặng từ "hòa giải", thì không có nghĩa là cô ta đại diện cho lớp trẻ Việt Nam mấy mươi triệu người.

Để dùng từ "lớp trẻ chúng tôi" ở thế hệ của cô ta trong đó có người viết bài này, cô ta dựa vào cái gì để nói "Thế hệ trẻ chúng tôi"?. Chúng tôi đây là ai, có phải là những nhà báo cùng trang lứa và cùng được đào tạo dưới mái trường báo chí nhà nước không?

Tôi không học nhiều, nhưng tôi nghĩ hội nhập là hòa mình vào với thế giới, ví dụ tham gia TPP, đó cũng là hội nhập. Nhưng nếu muốn hội nhập với cộng đồng thế giới thì phải đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, đó là phải thực thi những vấn đề mà cộng đồng thế giới xem là những tiêu chí chung.

Ví dụ phải tôn trọng quyền con người, phải đảm bảo người dân được nói những gì mình muốn nói, làm những gì mà pháp luật không ngăn cấm, được lập hội, được biểu tình ôn hòa, được tìm hiểu những sự thật bị bưng bít và chỉ ra những sự thật đó mà không bì bắt bớ, trù úm…

Thế thì ngay cái môi trường mà nhà báo Phượng sinh sống và làm việc đây, những điều đó đã được thực thi như thế nào?; và nếu rõ rằng rằng thế hệ mà cô ta nói đó chỉ quan tâm đến "hội nhập", thế thì để được hội nhập phải làm sao, thế hệ như cô ta (mà chắc chắn cô không phải là người đại diện) phải làm gì?

Còn nói về hòa hợp, tôi không dám nghĩ xa xôi. Tôi là kẻ sinh sau, khi mà chiến tranh đã đi qua, nhưng tôi muốn tìm hiểu về lịch sử, tôi muốn biết sự thật. Qua thời gian, qua tìm hiểu, với cá nhân tôi nghĩ, việc hòa hợp hòa giải vô cùng quan trọng.

Một đất nước, một dân tộc chỉ có thể ngẩng cao đầu lên khi dân tộc đó không có sự chia rẽ. Nếu những điều kiện để được hội nhập như ở trên, tôn trọng quyền con người, lắng nghe những ý kiến trái chiều, những phản biện từ các tầng lớp trí thức, không bắt bớ khi có những phản đối ôn hòa, phải tuân thủ Hiến pháp, thì cho dù không kêu gọi hòa hợp hòa giải, vẫn tự khắc những vấn đề đó sẽ trở thành nền móng để đi đến sự hòa hợp.

Tôi cũng muốn nói rõ người tên Phượng được gọi là nhà báo đó, không thể dùng từ "lớp trẻ chúng tôi", vì cô ta không có tư cách gì để đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam.

NGƯỜI VĨNH LONG


Lời vua Hùng dạy


Chùa không phải là nơi tung hô "30 tháng 4"...

Hình ảnh những thanh niên trong màu áo tôn giáo tham gia diễu hành, diễu binh ở Sài Gòn để “chào mừng 40 năm…”, ít nhiều tạo phản cảm. 

Nhà văn Trần Trung Đạo, đặt câu hỏi: “đảng Cộng Sản VN sau 40 năm vẫn còn tiếp tục trấn áp nhân dân VN bởi vì, ngoài nhà tù và sân bắn, họ cũng đã được dung túng, bao che, thờ ơ và thỏa hiệp. Và những người đã thờ ơ, dung túng cho Cộng Sản trong 40 năm qua không ai khác hơn là những người VN có quyền hạn tinh thần, có trách nhiệm xã hội, có kiến thức văn hóa, có lương tâm tôn giáo nhưng đã vì quyền lợi cá nhân, tổ chức, tôn giáo riêng mà làm ngơ trước đau thương của đất nước…”. 

Nếu chọn màu cờ - khẩu hiệu cho việc biểu hiện chính kiến, thì dịp tưởng niệm 30 tháng 4 này, theo ghi nhận của phóng viên hôm 26 và 27 tháng 4, gần như có rất ít chùa chiền treo khẩu hiệu tung hô ngày 30 tháng 4.

Minh Trí - Ngọc Thịnh















Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Học giả Trung Quốc tuyên bố: Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng trong cuộc chiến tại Việt Nam

Vì sao ông Hồ Chí Minh không cam chịu phận bù nhìn?

Trướng “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công”, Bộ Quốc phòng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tặng Bộ Quốc phòng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. (ảnh trưng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong đấu tranh thống nhất đất nước 1954 - 1975” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

Tuy nhiên, người dân VN vẫn yêu cầu TQ cút về nước...

***

Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, lúc ấy Hồ Chí Minh đã đến Trung Quốc yêu cầu được giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại người Pháp. Mao đã đồng ý giúp đỡ rất hồ hởi vì ông đang có tham vọng truyền bá công thức cách mạng của mình cho các nước láng giềng ở châu Á. Ông muốn chứng minh rằng công thức "chiến tranh nhân dân" của mình sẽ được áp dụng trong phong trào Cộng sản ở khắp châu Á.

Ngoài ra, lúc ấy giữa hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc đã có sự phân công về nghĩa vụ quốc tế. Trong những năm cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, Stalin quan tâm hỗ trợ các đảng cộng sản ở Đông Âu, còn Mao được trao trách nhiệm hỗ trợ phong trào cộng sản ở Đông Nam Á. Vì vậy, trong những năm đầu thập niên 1950, vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam là tối thiểu.

Trung Quốc công khai tham chiến

Không có bằng chứng cho thấy các cố vấn Liên Xô đã có mặt tại Việt Nam hoặc viện trợ cho Việt Nam. Ngược lại, từ năm 1950 Trung Quốc đã bắt đầu gửi các cố vấn chính trị và quân sự, vũ khí, và quân nhu cho Việt Nam để giúp họ trong cuộc chiến chống lại người Pháp.

Trung Quốc đã giúp Việt Nam đào tạo các chỉ huy quân sự; tổ chức hệ thống phòng thủ, hệ thống tài chính, bao gồm cả chính sách thuế và tài khóa; và tạo ra một nền tảng kinh tế vững chắc. Họ cũng đã giúp Việt Nam huy động nông dân hỗ trợ cuộc chiến thông qua chiến dịch cải cách ruộng đất. Nhìn chung, kinh nghiệm làm cách mạng của Trung Quốc đã được ồ ạt chuyển sang cho Việt Nam.

Phải nói là Hồ Chí Minh rất sẵn sàng học theo Trung Quốc. Ông tuân theo một truyền thống sẵn có trong những tương tác giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, có thể thấy các vị vua cũng như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn sang Trung Quốc để học hỏi mô hình làm nông nghiệp phương cách hiện đại hóa xã hội, và nhiều việc khác.

Họ sẳn sàng chấp nhận các giá trị và định chế của Nho giáo. Cũng phải nói thêm rằng mối quan hệ Trung-Việt không hề là một mối quan hệ đơn giản, theo kiểu quan hệ thầy-trò. Còn có một khía cạnh khác của bức tranh này, đầy căng thẳng và xung đột.

Giấc mộng của ông Hồ

Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho Hồ Chí Minh và các chiến dịch của ông, nhưng điều này không có nghĩa là ông là bù nhìn của Trung Quốc. Ông luôn có sự độc lập và thiết lập chương trình nghị sự của riêng mình. Đôi khi điều này mâu thuẫn với những gì Trung Quốc đã có sẵn trong tâm trí.

Ví dụ rõ ràng nhất của việc này là những gì đã diễn ra sau Hội nghị Geneva năm 1954. Sau hội nghị này, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Hồ Chí Minh ôm giấc mơ mở rộng sự thành công của mình từ Bắc đến Nam và thống nhất đất nước.

Điều này gây lo ngại cho phía Trung Quốc. Họ sợ giấc mơ ấy có thể tạo cớ cho sự can thiệp của Mỹ. Dẫu sao, Trung Quốc cũng vừa trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Triều Tiên, và điều này đã tạo ra áp lực to lớn đối với nền kinh tế của TQ. Vì vậy, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào năm 1954, Trung Quốc muốn giảm bớt các căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á. Họ không muốn lại phải trải qua một cuộc chiến tương tự như cuộc chiến tranh Triều Tiên tại Việt Nam.

Liên Xô cũng cùng quan điểm với Trung Quốc trong việc cần ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới ở châu Á. Liên Xô và Trung Quốc cùng áp lực Hồ Chí Minh phải dừng lại ở vĩ tuyến 17 [đường biên giới giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam được thiết lập tại Hội nghị Geneva].

Họ lập luận rằng nếu Hồ Chí Minh chấp nhận chờ đợi một vài năm [Hiệp định Geneva quy định rằng sau hai năm sẽ có một cuộc bầu cử trên toàn quốc], ông có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thống nhất đất nước. Nếu không, người Mỹ sẽ nhảy vào và làm cho tình hình phức tạp thêm.

Nhưng cuối cùng cuộc bầu cử được nêu trong Hiệp định Geneva đã không diễn ra. Chính phủ của miền Nam Việt Nam, với sự hỗ trợ của người Mỹ, không chấp nhận hiệp định và từ chối tổ chức bầu cử. Kết quả là đất nước tiếp tục chia cắt, với hai chính phủ thù địch nhau ở hai miền. Việt Nam sau đó đã cáo buộc Trung Quốc phản bội lợi ích của họ tại thời điểm quan trọng này.

Đây là một ví dụ quan trọng về sự bất đồng giữa hai nước. Và còn có những ví dụ khác nữa. Ví dụ, những người Trung Quốc đến cố vấn cho Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1950 đã gặp nhiều khó khăn khi làm việc cùng với các vị chỉ huy người Việt, vì những người này cho rằng các cố vấn TQ ngạo mạn và tỏ ra hạ cố với VN. Điều này tất nhiên là phù hợp với lịch sử quan hệ giữa hai nước, đó là: Việt Nam luôn mong muốn học hỏi từ Trung Quốc, nhưng cũng sợ mất đi sự độc lập của mình.

Việt Nam luôn bất an với ông hàng xóm

Quan hệ giữa hai nước là một ví dụ kinh điển của quan hệ yêu-ghét lẫn lộn. Trung Quốc luôn đứng sừng sững trước mặt Việt Nam - đó là một đất nước lớn hơn rất nhiều với một nền văn minh tiên tiến hơn - và điều này làm cho Việt Nam cảm thấy bất an; họ oán giận vì phải sống trong cái bóng của Trung Quốc.

Tôi tìm được bằng chứng của thái độ mâu thuẫn này trong các tài liệu của Trung Quốc vừa được công bố. Trong thời gian tồn tại liên minh Trung-Việt, người Trung Quốc thường phàn nàn về rằng người Việt không hoàn toàn tin tưởng chúng ta, họ quá dè dặt.

Vì vậy, hình ảnh của mối quan hệ Trung-Việt vào thời điểm này một hình ảnh phức tạp. Việt Nam yếu - nhưng không dễ bắt nạt. Họ thiết lập chương trình nghị sự riêng và cố gắng bảo vệ lợi ích của họ.

+ DiIorio: Với các chứng cứ mới từ nguồn tài liệu của Trung Quốc, ông có giúp làm sáng tỏ được những nhận thức sai lầm nào về cuộc chiến không?

- Zhai: Một nhận thức sai lầm phổ biến có liên quan đến việc Lyndon Johnson đã xử lý cuộc chiến ra sao trong những năm 1960. Những người chỉ trích Johnson cho rằng ông đã để nỗi sợ hãi đối với Trung Quốc cản trở ông trong việc xử lý cuộc chiến.

Khi Johnson leo thang chiến tranh ở Việt Nam, ông đã mở rộng các vụ đánh bom từ nam đến bắc một cách từ từ vì sợ gây ra cơn thịnh nộ của Trung Quốc. Giống như phía Trung Quốc, Johnson cũng nhớ đến cuộc chiến tranh Triều Tiên và muốn tránh đối đầu. Ông vẫn nhớ rằng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã không thèm chú ý đến lời cảnh báo của Trung Quốc sau khi MacArthur vượt qua vĩ tuyến 38, và vì vậy đã gây ra một cuộc đụng độ với Trung Quốc.

Lần này, Johnson và các cố vấn của ông rất chú ý đến vai trò của Trung Quốc. Họ sợ rằng nếu Hoa Kỳ đẩy cuộc chiến lên quá mức hoặc tấn công Bắc Việt không có hạn chế, họ sẽ diễn lại cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Những người chỉ trích Johnson sau đó nói rằng Trung Quốc chỉ dọa thôi chứ không hề có ý định can thiệp. Harry Summers và các nhà văn quân đội khác đã chỉ trích Johnson vì để cho sự lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc phá vỡ chiến dịch ném bom của mình.

Tuy nhiên, các bằng chứng mới từ Trung Quốc cho thấy rằng Mao đã nghiêm túc chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc can thiệp.

Có một thỏa thuận bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh rằng nếu người Mỹ tiến hành một cuộc đổ bộ tại miền Bắc (lúc ấy, Hoa Kỳ đã tự hạn chế trong một chiến dịch ném bom), Trung Quốc sẽ gửi binh lính vào Việt Nam và sẽ không cho phép Hoa Kỳ đánh bại Hà Nội.

Nếu người Mỹ ném bom miền Bắc, Trung Quốc sẽ có những hành động tương xứng với các hành động quân sự của Mỹ bằng các biện pháp để bảo vệ các thành phố của Bắc Việt, và tái xây dựng cầu đường. Họ cũng sẽ gửi các đơn vị pháo phòng không và kỹ sư quân đội vào Việt Nam để hỗ trợ quân đội Bắc Việt và giúp họ đối phó với áp lực ném bom của Mỹ.

In addition, there was an international division of labor between the two major Communist powers, the Soviet Union and China. In the late 1940s and early 1950s, Stalin paid attention to supporting the Communist parties in Eastern Europe, while Mao was expected to encourage the Communist movements in Southeast Asia. Thus in the early 1950s, the Soviet role in the Vietnamese struggle was minimal. There's no evidence that the Soviets had advisers in Vietnam or gave the Vietnamese materials. On the contrary, the Chinese starting in 1950 sent political and military advisers, weapons, and supplies to the Vietnamese to help them with their war against the French.

The Chinese helped the Vietnamese train their military commanders; reorganize their defense and financial systems, including tax and fiscal policy; and create a solid economic base. They also helped the Vietnamese to mobilize the peasants to support war through land reform campaigns. Overall, there was a massive transfer of the Chinese experience of making revolution to the Vietnamese.

Ho Chi Minh was very eager to learn, I must say. He was essentially following a long-established pattern of interactions between the Chinese and Vietnamese. If you look back in history, Vietnamese emperors and leaders looked to China for models of how to do farming, how to modernize their society, and so on. They readily adopted Confucian values and institutions. I should add that the Chinese-Vietnamese relationship wasn't a simple one of teacher-student. There's another side to the picture, full of tension and friction.

The Chinese gave Ho Chi Minh and his movement a lot of support, but this didn't mean he was China's puppet. He was his own master and set his own agenda. Sometimes this conflicted with what China had in mind. The clearest example of this occurred following the Geneva Conference of 1954. After that conference, the French withdrew from Vietnam. Ho Chi Minh had the dream of expanding his success from north to south and unifying the country.

This worried the Chinese. They feared it might trigger an American intervention. After all, China had just fought the Korean War against the Americans, and this had placed enormous stress on its economy. So when the French withdrew from Vietnam in 1954, the Chinese very much wanted a relaxation of tensions in Southeast Asia. They didn't want to fight another Korean War in Vietnam.

The Soviets shared the Chinese instinct for preventing another war in Asia. The Soviets and Chinese together pressured Ho Chi Minh to stop at the 17th parallel [the dividing line between North and South Vietnam established at the Geneva Conference]. They argued that if Ho Chi Minh would be willing to wait a couple of years [the Geneva Conference agreement said there would be a national election in two years], he could win the election and reunify the country. Otherwise, the Americans would jump in and complicate the picture.

As it turned out, the national election promised at the Geneva Conference did not take place. The government in South Vietnam, supported by the Americans, ignored the agreement, refusing to hold elections. As a result, the country remained divided, with two mutually hostile governments. The Vietnamese later accused the Chinese of betraying their interests at this critical juncture.

This is a major example of the friction between the two countries. There are other instances, too. For instance, the Chinese who came to advise the Vietnamese in the early 1950s had trouble getting along with Vietnamese commanders, who saw them as arrogant and condescending. This of course fits the historical pattern -- Vietnam is eager to learn from China but is also afraid of losing its independence.

The two countries have a classic love-hate relationship. China towers over Vietnam -- it's a much bigger country with a more advanced civilization -- and this makes the Vietnamese feel insecure; they resent living in China's shadow. I found ample evidence of this ambivalent Vietnamese attitude in the newly released Chinese documents. During that period of Sino-Vietnamese alliance, the Chinese often complain about the Vietnamese, saying, they don't trust us fully, they're too guarded.

So the picture of Sino-Vietnamese relations at this time is complex. The Vietnamese were weak -- but not meek. They set their own agendas and tried to protect their interests.

DiIORIO: Were there any misconceptions in particular that you were able to clear up in examining the new Chinese evidence?

ZHAI: One common misperception has to do with Lyndon Johnson's handling of the war in the 1960s. Critics say that Johnson allowed his fear of China to impede his handling of the war. When he escalated the war in Vietnam, he gradually expanded the bombing from south to north as he was afraid of incurring China's wrath. Like the Chinese side, Johnson remembered the Korean War and wanted to avoid another confrontation. He remembered that during the Korean War, the U.S. had failed to heed Chinese warnings after MacArthur crossed the 38th parallel, thus triggering a clash with China.

This time, Johnson and his advisers paid close attention to the Chinese role. They were afraid that if the United States pushed too hard or attacked North Vietnam without restraint, they would have a replay of the Korean War. Johnson's critics later said that China was just bluffing, that the Chinese weren't serious about intervening. Harry Summers and other military writers criticized Johnson for allowing his fear of Chinese intervention to undermine his bombing campaign.

However, the new evidence from China suggests that Mao was seriously prepared to intervene. There was a secret agreement between Hanoi and Beijing that if the Americans launched a ground invasion of North Vietnam (at that time, the United States had restricted itself to a bombing campaign), China would send ground troops into North Vietnam and would not allow the United States to defeat Hanoi. If the Americans bombed North Vietnam, China would match the American military action by taking measures to protect North Vietnamese cities and to rebuild roads and bridges. They would also send anti-aircraft artillery units and army engineers to support North Vietnamese troops and help them deal with the air bombing pressure.

Trương Hùng dịch




Học giả Trung Quốc tuyên bố: Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng trong cuộc chiến tại Việt Nam

Hai Đảng cộng sản Việt - Trung: môi với răng?

Theo một tài liệu của Đài Á Châu Tự Do, thì trong số các tài liệu đã được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc.

Ông Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch… Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.

Ở một tài liệu khác, cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – do Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành – tại trang 53, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: “Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người... Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”.

“Mao đã đồng ý giúp đỡ rất hồ hởi vì ông đang có tham vọng truyền bá công thức cách mạng của mình cho các nước láng giềng ở châu Á. Ông muốn chứng minh rằng công thức "chiến tranh nhân dân" của mình sẽ được áp dụng trong phong trào Cộng sản ở khắp châu Á”. (Mao was eager to oblige because he had the ambition of spreading his formula for making revolution to neighboring countries in Asia. He wanted to demonstrate that his formula for a "people's war" would apply within the pan-Asian Communist movement).

“China Contributed Substantially to Vietnam War Victory, Claims Scholar” qua bản dịch của Trương Hùng, sẽ góp phần làm rõ hơn câu chuyện “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta”.

Xin được giới thiệu đến quý bạn đọc SGB.

***

Trong nhiều thập kỷ qua, chiến tranh Việt Nam là chủ đề được săm soi nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Phim tài liệu, hồi ký của các cựu binh, đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam đầy xúc động do Maya Lin thiết kế - tất cả đều gây ra các cuộc tranh luận về ý nghĩa của cuộc chiến đầy tranh cãi này.

Tuy nhiên, người Mỹ rất ít khi xem xét cuộc chiến này dưới quan điểm nào khác hơn là quan điểm của chính họ. Vậy quan điểm của châu Âu về cuộc chiến này là gì? Và hai cường quốc Cộng sản lớn là Nga và Trung Quốc đã tham chiến đến mức độ nào?

Gần đây, nhà sử học Qiang Zhai (Khương Trại) có đến thăm Trung tâm Woodrow Wilson để trình bày về cuốn sách mới của ông với tựa đề là “Trung Quốc và các cuộc chiến tranh tại Việt Nam, giai đoạn 1950-1975”. Zhai đã viết nhiều về Trung Quốc và sự tham gia của nước này trong Chiến tranh lạnh. Tác phẩm mới nhất của ông cung cấp những thông tin mới về vai trò của Trung Quốc tại Việt Nam dựa trên những tài liệu đã được chính phủ Trung Quốc công bố trong thời gian gần đây.

Tim Dilorio, phóng viên thực tập tại trang mạng của Wilson Center đã có cuộc phỏng vấn sau đây với ông Zhai trong chuyến thăm của ông đến Trung tâm.

+ DiIorio: Với tư cách là một học giả Trung Quốc, điều gì đã khiến ông đã quan tâm đến chủ đề chiến tranh Việt Nam?

- Zhai: Tôi đã quan tâm đến chủ đề này trong một thời gian dài. Bất cứ cuốn sách nào viết về chiến tranh Việt Nam mà tôi đã đọc đều nói về cuộc chiến này chủ yếu theo quan điểm của Mỹ, và rút ra những bài học về sai lầm của Mỹ. Các học giả Mỹ có suy đoán về vai trò của Trung Quốc, nhưng một phần do thiếu các tư liệu về phía Trung Quốc, họ đã không hình dung được về mức độ tham gia của nước này trong cuộc chiến.

Người Việt Nam cũng không nói về vai trò của Trung Quốc vì họ muốn có được niềm tự hào dân tộc. Họ thích nghĩ rằng họ đã tự mình dành chiến thắng trong cuộc chiến ấy mà không cần có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc.

Cuốn sách của tôi là cuốn sách đầu tiên viết bằng tiếng Anh có đưa ra cái nhìn về chiến tranh Việt Nam từ phía Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc vừa công bố một số tài liệu về vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến. Điều này đã cho tôi một cơ hội để điền vào các khoảng trống kiến thức.

Các học giả Trung Quốc cũng đã viết một số sách về lịch sử quân sự liên quan đến chiến tranh Việt Nam, nhưng cuốn sách của tôi là nỗ lực đầu tiên nhằm cung cấp những  thông tin như vậy đến các độc giả phương Tây.

Hiện nay các học giả Mỹ và độc giả nói chung ngày càng quan tâm đến những gì đã xảy ra trên cái gọi là "phía bên kia" trong chiến tranh Việt Nam. Trung Quốc đã nghĩ gì? Chỉ khi có đầy đủ kiến thức về phía bên kia thì mới có thể đánh giá đúng chính sách của Mỹ mà thôi.

+ DiIorio: Ông vừa nói rằng ông đã xem xét các tư liệu từ kho lưu trữ vừa được công bố của Trung Quốc cũng như một số các tư liệu khác. Các tư liệu này đã cung cấp thêm những hiểu biết mới như thế nào -- nói cách khác, cuốn sách của ông đã giúp thay đổi nhận thức về mối quan hệ Trung -Việt trong Chiến tranh lạnh ra sao?

- Zhai: Trước hết, cuốn sách đã làm sáng tỏ các mối quan hệ thực sự giữa hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên cứu của tôi cho thấy mối quan hệ của hai bên rất gần gũi.

Cuốn sách bắt đầu với các sự kiện của những năm cuối thập niên 1940, khi những người Cộng sản Việt Nam đang tiến hành chiến tranh chống Pháp. Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, lúc ấy Hồ Chí Minh đã đến Trung Quốc yêu cầu được giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại người Pháp.

Mao đã đồng ý giúp đỡ rất hồ hởi vì ông đang có tham vọng truyền bá công thức cách mạng của mình cho các nước láng giềng ở châu Á. Ông muốn chứng minh rằng công thức “chiến tranh nhân dân” của mình sẽ được áp dụng trong phong trào Cộng sản ở khắp châu Á.

China Contributed Substantially to Vietnam War Victory, Claims Scholar
For the past several decades, the Vietnam War has been the subject of intense scrutiny in the United States. Documentary films, best-selling books by veterans, Maya Lin's moving Vietnam Veterans Memorial -- all have spurred the debate over how to interpret this controversial war. Seldom, however, have people in the United States ever examined the war from anything other than their own standpoint. How did the Europeans view the war? And what was the extent of the involvement by the two major Communist powers, Russia and China?

Recently, historian Qiang Zhai visited the Woodrow Wilson Center to talk about his new book China and the Vietnam Wars, 1950-1975. Zhai has written extensively on China and its participation in the Cold War. His latest work gleans new insights on China's role in Vietnam from documents that were recently released by the Chinese government.

Web intern Tim DiIorio conducted the following interview with Zhai (below) during his visit to the Center.

DiIorio: As a Chinese scholar, how did you get interested in the topic of the Vietnam War?

ZHAI: I've been interested in the Vietnam War for a long time. Whenever I read existing books on the Vietnam War, they mostly talk about it from an American perspective, drawing lessons about American mistakes. American scholars speculate about the Chinese role, but partly because of a lack of Chinese documents, they have no idea about the extent of China's involvement.

As for the Vietnamese, they don't talk about the Chinese role because of their nationalist pride. They want to think that they won the war on their own, without any help from China.

My book is the first English-language volume to look at the Vietnam War from the Chinese perspective. The Chinese government recently released some materials about China's role in the war. This gave me an opportunity to fill in the knowledge gap. Chinese scholars have produced some military histories that cover the Vietnam War, but my book is the first attempt to make this kind of information accessible to Western readers.

Nowadays there's growing interest among American scholars and the reading public about what was happening on the so-called "other side" of the Vietnam War. What did the Chinese think? Only when you have a better knowledge of the other side can you evaluate American policy.

DiIorio: You said you examined newly released Chinese archival sources and other documents. What new insights did these documents yield -- how does your book change the perceptions of Chinese-Vietnamese relations during the Cold War?

ZHAI: First and foremost, the book sheds new light on the actual relationship between Chinese and Vietnamese Communists. My study revealed that their relationship was very close. The book begins with the events of the late 1940s, when the Vietnamese Communists were fighting the French. The Chinese Communists came to power in 1949, and Ho Chi Minh went to China asking for help with his war against the French. Mao was eager to oblige because he had the ambition of spreading his formula for making revolution to neighboring countries in Asia. He wanted to demonstrate that his formula for a "people's war" would apply within the pan-Asian Communist movement.

Trương Hùng dịch