Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

45 năm ngày nhập ngũ

Ngày 31/8/2015. Kỷ niệm 45 năm ngày nhập ngũ. Là một tình nguyện viên của phòng Công Lý & Hòa Bình nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. chương trình “Tri Ân TPB VNCH” chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2013, đầu tiên chỉ một danh sách chưa đến 200 người do Thầy Thích Không Tánh gởi qua, cho đến nay danh sách đã hơn 2.000 vị.

Tháng trước tiếp nhận hồ sơ của một TPB VNCH do người vợ mang đến có số quân: 72/513.011. Hơi lấy làm lạ vì rất gần với số quân của mình 72/513.070. Hỏi ra thì là bạn xuất thân cùng khóa 10/1970 HSQ/TB. Hơi bất ngờ vì khóa 10/70 HSQ/TB của mình gần như tất cả đều về các đơn vị ngành, tôi nhớ chỉ một người duy nhất là Thạch Nérie được nhận về đơn vị viễn thám Dù.

Tôi nhớ rõ vì người bạn này trình diện nhập ngũ chung tại Trung tâm 4 tuyển mộ nhập ngũ (Cần Thơ). Hôm trước có một nick hải ngoại nhận là cùng khóa 10/70 HSQ/TB nhưng nói là binh chủng Dù và tôi đã chất vấn ngay, cuối cùng được biết bạn này sau thời gian mấy năm làm ở đơn vị truyền tin thấy chán bèn xin chuyển qua nhảy Dù. Nay hơi bất ngờ khi gặp lại người bạn cùng khóa sau 45 năm, Trung sĩ Nguyễn Trọng Kim tiểu đoàn 220 Pháo binh thuộc sư đoàn 22. Năm 1972 căn cứ bị pháo kích và Trung sĩ Kim bị trúng thương vùng đầu, bay mất một mảnh xương sọ, làm ảnh hưởng đôi mắt bị mờ…

Vào những ngày cuối tháng tám bỗng nhớ về kỷ niệm 45 năm trước.

Trở lại thời điểm năm 1970, theo thông báo của Nha Tổng động viên, ngày 31/8/1970 là thời hạn cuối cùng phải trình diện nhập ngũ đối với những SVHS sinh năm 1952 không còn được hoãn dịch vì lý do học vấn (thi rớt hoặc không lên lớp).

Ngày 31/8/1970 trình diện nhập ngũ chuyển đến Trung tâm 4 tuyển mộ nhập ngũ (Cần Thơ). Sau khi khám sức khỏe được cấp thẻ bài căn cước số quân 72/513.070 và lãnh quân trang chuyển đến Trung tâm huấn luyện Quang Trung thụ huấn giai đoạn 1.

Trong cuộc thi tác xạ M16 được cấp bằng thiện xạ hạng nhất năm 1970, đến giai đoạn 2 thụ huấn tại trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH (Đồng Đế Nha Trang). Tốt nghiệp khóa 10/1970 HSQ/TB ám số chuyên môn 111.2 (tiểu đội trưởng), vì nhập khóa cuối năm nên đến đầu năm 1971 mới ra trường (ăn Tết trong quân trường Đồng Đế).

Sau khi ra trường nhóm 19 tân trung sĩ lại học tiếp khóa HSQ chiến xa ám số chuyên môn 356.2 và cầm sự vụ lệnh trình diện bộ chỉ huy 4 tiếp vận được phân bồ về đơn vị 844 yểm trợ trực tiếp.

Mùa hè đò lửa năm 1972 sau khi mất Quảng Trị cùng với 3 quân nhân công tác ở quân đoàn 1 trong chương trình chia vai sát cánh, toán trưởng là Chuẩn úy Nguyễn Trí Tuệ đơn vị 841 Mỹ Tho. Cuối năm 1972 biệt phái đến tổng kho Long Bình nhận bàn giao bãi xe từ quân đội Mỹ. Năm 1973 học khóa B1 quân xa tại lục quân công xưởng với ám số chuyên môn 535.3. Tốt nghiệp trở về đơn vị, đầu năm 1974 đương nhiên thăng cấp sau 3 năm quân ngũ…

Huỳnh Công Thuận




Tỉnh Lâm Đồng đang trong tình trạng mất an ninh

CSGT, cơ động và an ninh chìm bám theo ra tới Đức Trọng, đợi đoàn Linh mục ăn trưa xong bám theo tiếp. Lý do công an không cho xe của đoàn di tiếp là “vùng này đang mất an ninh!”.

Lúc 10g, sáng nay1-9, tại ngã ba Sơn Hà, huyện Lâm Hà, khoảng hơn 70 người mặc sắc phục cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát đường phố, an ninh, và nhiều côn đồ, đã chặn xe các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và giáo dân đi thăm Paolo Trần Minh Nhật.

Họ lao lên xe đòi hành hung, nhưng bị cản lại, và đẩy xuống xe.

Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại yêu cầu các lực lượng cảnh phục và thường phục về đồn công an làm việc, nhưng công an từ chối, đòi lên xe.

Các thành viên trong đoàn yêu cầu những lực lượng này giấy phép hợp pháp để chặn xe và kiểm tra hành chánh người ngồi trên xe, nhưng công an không đưa ra được.

Một người sắc phục an ninh gào chỉ đạo phải kiểm tra, với lý do "chúng tôi có trách nhiệm". Linh mục Thoại không làm việc với ông an ninh này vì không đủ tư cách.

Công an buộc xe phải quay về Sài Gòn. Họ chạy xe theo sát xe.

Tại vùng Đức Trọng có 4-5 xe an ninh chìm và 1 xe mô tô cảnh sát giao thông (CSGT) bám theo. Tới vùng Di Linh thay bằng xe ô tô 7 chỗ của CSGT bảng số 49B 1169 vẫn bám theo sau, lúc này là 12g15.

CSGT huyện Lâm Hà tên Ngô Hữu Chí, tầm ngoài 50, nhưng thái độ rất côn đồ. Khi Linh mục Thoại yêu cầu văn bản cho phép công an kiểm tra hành chính xe đang lưu thông không có dấu hiệu vi phạm, thì ông ta quát: anh không có quyền hỏi tôi!

Với tư cách công dân, Linh mục Thoại cảnh cáo ông ta: "Yêu cầu anh nói năng nhỏ nhẹ. Làm việc với dân với thái độ hùng hổ thế à?". Ông ta chữa thẹn: "tôi quen nói to vậy đó".

Linh mục Thoại yêu cầu các công an làm việc đúng pháp luật, nhưng đã bị lực lượng này từ chối.

CSGT, cơ động và an ninh chìm bám theo ra tới Đức Trọng, đợi đoàn Linh mục ăn trưa xong bám theo tiếp. Lý do công an không cho xe của đoàn di tiếp là “vùng này đang mất an ninh!”.

(tường trình trực tiếp từ Lâm Đồng)


Tập Cận Bình sẽ lên gân cơ bắp

Bloomberg ngày 31/8 đưa tin, ngày 3/9 tới ông Tập Cận Bình sẽ chủ trì lễ duyệt binh hoành tráng ở Thiên An Môn kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II và sẽ có bài phát biểu cam kết bảo vệ hòa bình thế giới. Nhưng đó sẽ là một tin "khó nuốt" đối với các nước láng giềng khi Trung Quốc ra sức bành trướng cơ bắp, sức mạnh quân sự từ Hoa Đông, Biển Đông cho tới Ấn Độ Dương, Bloomberg bình luận.
Việc đầu tiên thông qua cuộc duyệt binh này Tập Cận Bình muốn cho công luận thấy sức mạnh quân sự trung tâm của "giấc mơ Trung Quốc" với 12 ngàn binh lính, gần 200 máy bay hiện đại nhất cùng các bệ phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân được cho là có thể bắn sang tận nước Mỹ.

Ông Rory Medcalf, người đứng đầu trường Cao đẳng an ninh thuộc Đại học Quốc gia ÚC ở Canberra bình luận: "Có một tín hiệu khá thô bạo đối với cộng đồng quốc tế (từ cuộc duyệt binh này) rằng Trung Quốc là một cường quốc hiện đại không thể cợt nhả với nó. Nhưng điều này không hay ho gì lắm so với sự lo lắng đã tồn tại lâu nay trong khu vực".

Tập Cận Bình muốn thông qua cuộc duyệt binh này để hiển thị sức mạnh, kích thích "tự hào quốc gia" trong khi nền kinh tế vốn là nền tảng duy trì quyền lực cho đảng Cộng sản Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.

"Ông ấy đã thổi lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc từ những ngày đầu tiên, đó là nền chính trị Trung Quốc trong kỷ nguyên Tập Cận Bình. Các đời lãnh đạo Trung Quốc thường cần một cuộc duyệt binh quy mô lớn để chứng minh họ là nhà lãnh đạo tối cao", Willy Lam, từ Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, bình luận.

Minh Châu




Công an "bảo vệ" người dân?

Lúc 10g, sáng nay 1.9.2015, tại ngã ba Sơn Hà, huyện Lâm Hà, khoảng hơn 70 người mặc sắc phục cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát đường phố, an ninh, và nhiều côn đồ, đã chặn xe các linh mục DCCT và giáo dân đi thăm Paolo Trần Minh Nhật.

Họ lao lên xe đòi hành hung, nhưng bị cản lại, và đẩy xuống xe.

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại yêu cầu về đồn công an làm việc, nhưng công an từ chối, đòi lên xe.

Các thành viên trong đoàn chất vấn giấy phép hợp pháp để chặn xe và kiểm tra hành chánh người ngồi trên xe, nhưng công an không đưa ra được.

Anh an ninh gào chỉ đạo công an sắc phục phải kiểm tra, với lý do "chúng tôi có trách nhiệm". Cha Thoại không làm việc với anh an ninh này vì không đủ tư cách.

Công an buộc xe phải quay về Sài Gòn. Họ chạy xe theo sát xe.


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những câu chuyện nhỏ

Ở Sài Gòn, thường giữ xe miễn phí ở mấy quán café, quán ăn, quán nhậu… Miễn phí là không thu tiền giữ xe, dĩ nhiên ở đâu cũng miễn phí.

Có những thứ, ở Sài Gòn, rất nhỏ, nhỏ quá không thành chuyện, nhỏ nhặt đến mức không ai để ý, ai cũng coi là chuyện lình bình hằng ngày, như nắng như mưa, như cái cây cụt ngọn như đèn đường vàng vọt lúc tối trời, nhỏ bé và nhẹ nhàng đâu đó như một tiếng một cái phủi tay, như lóc cóc tiếng mì gõ, như một vốc trái cây bốc thêm… Nhỏ lắm, vậy mà khi xa người ta mới nhớ, mới thương, mới lật đật ra vô coi ngó, thầm thỉ với mình, ủa ở đây hổng giống Sài Gòn, ủa vậy là mình nhớ Sài Gòn sao, kỳ vậy cà.

1. Ở Sài Gòn, thường khi dừng đèn đỏ ngã tư, nếu trời nắng người ta sẽ dừng ở bóng cây gần nhứt, cho dù cái chỗ dừng xe còn cách cái đèn đỏ chừng chục mét, mà không ai thấy phiền, xe sau nối xe trước, chen chúc trong cái bóng mát nhỏ nhoi đề chờ lao tiếp vào dòng người khi đèn xanh bật sáng, trong ầm ĩ tiếng động cơ phố xá, rồi cô gái ngồi sau bất chợt hỏi: “Cây gì bông tím đẹp ghê ta”, tiếng đáp từ một người đàn ông nào đó, xa mãi phía sau: “Bằng lăng”.

2. Ở Sài Gòn, khi đừng đèn đỏ, nếu đường không quá đông, người ta vẫn luôn chừa một lối nhỏ, ngay bên phải sát lề, để dành cho những chiếc xe máy quẹo phải, nếu quên chừa thì người cần quẹo cứ nhích tới xin, hoặc một người khác tự động nhắc, bà con xích qua chút cho người ta quẹo phải, chỉ vậy thôi, chút nhường nhịn giữa phố phường lộn xộn, hổng ai nhớ, không ai làm ơn cho ai cũng không ai cần luật lệ làm chi, chỉ là một thứ vô hình, mà người ta hay gọi là, biết điều.

3. Ở Sài Gòn, khi đi ngoài đường lỡ làm rớt món đồ nào đó. V í dụ như cái nón, cái áo, cái mạng che mặt, cái cặp sách… mấy anh chở hàng làm rớt bịch hàng, nếu không sợ xe khác cán phải món đồ thì chỉ cần dừng lại, quay đầu nhìn về hướng món đồ mình làm rớt, rồi lát tự động có người đi sau lượm đưa lại, đôi khi đưa tận tay, cũng có khi vội vã người ta lấy cái chưn móc món đồ lên, chạy tới rồi đá qua cho bạn, y như làm xiếc, coi kỳ lắm.

Cũng có khi bạn làm rớt mà không biết, người ta cứ lượm, rồi lạch đạch chạy theo để đưa cho bạn, nhiều khi món đồ không bao nhiêu nhưng mà bạn vui, vậy rồi người ta cũng tất tả đi, không kịp nhìn mặt bạn để nhận một nụ cười, một tiếng cảm ơn

4. Ở Sài Gòn, thường giữ xe miễn phí ở mấy quán café, quán ăn, quán nhậu… Miễn phí là không thu tiền giữ xe, dĩ nhiên ở đâu cũng miễn phí, mà Sài Gòn miễn phí có tặng kèm nha, kèm nụ cười, dù có thẻ hay không thẻ. Mấy anh bảo vệ giữ xe quán thường rất dễ thương, bạn chỉ cần chạy xe tới quán, đá chống rút chìa khóa cầm thẻ rồi cứ vậy lững thững vô quán, anh bảo vệ sẽ tự động dắt xe bạn, xếp vô hàng, khéo léo để không làm trầy xe bạn, nếu trời nắng anh kiếm tấm bìa che lên yên xe, trời mưa anh phủ bạt cho khỏi ướt, mà rủi có ướt, lát nữa dắt xe ra anh sẽ lau khô cho bạn.

Bạn ăn uống thoải mái nha, lúc bạn lục đục tính tiền thì anh bảo vệ nọ đã đẩy xe bạn ra khỏi hàng, cầm cái đuôi xe vừa cười vừa hỏi: “Anh Hai đi hướng nào để em dẫn”, bạn hất mặt hướng nào thì anh sẽ dẫn xe ra hướng đó, bạn đưa thẻ và đi, có dư tiền lẻ bạn cho anh năm ba ngàn, không thì thôi, hổng sao, có khi bạn cho người ta còn hổng dám nhận, vẫn tiễn khách vui vẻ: “Cảm ơn anh Hai ủng hộ, mơi mốt ghé nữa anh Hai”… Anh bảo vệ kiêm dẫn xe đó, lương cũng năm ba triệu, đứng ngoài nắng ngoài mưa, có cười một trăm lần một ngày, có dẫn mấy chục chiếc xe cũng không thêm mấy đồng bạc, đừng nghĩ người ta làm vì tiền mà mang tội.

5. Ở Sài Gòn, mấy người đi xe máy chở hàng nặng hay cồng kềnh, thường chở yên sau cột bằng dây, đa phần là xe ôm làm thêm việc giao hàng hoặc mấy anh chuyên lấy hàng ở chợ đầu mối, nhiều khi đi lặc lè ngoài đường mà có tới mấy chục người theo nhắc: “Em ơi tuột dây kìa”, “Ê sao nó nghiêng bên này dữ vậy mày”, “Anh ơi coi chừng rớt cái bịch bên này”… Rồi tỷ như rủi mà có tuột dây, có rớt hàng, thì tự động người ta dừng lại, khiêng lên xe phụ, tấp vô lề cột lại giúp… Chớ mình anh giao hàng sao làm được, nên người đi giao hàng ở Sài Gòn thường không sợ chở hàng nhiều, không sợ đi một mình, bởi có gì nhờ bà con người ta phụ.

Đàm Hà Phú


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Tường trình phái đoàn USCISF tiếp khối nhơn sanh





Thứ ba 25/08/2015 lúc 15 giờ Phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã mời Khối Nhơn Sanh (KNS) đến tại Khách sạn Sofitel, 17 Lê Duẩn, quận 1, Sài Gòn để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam nói chung; Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) nói riêng và những vi phạm về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam mà người đạo Cao Đài gốc (độc lập) đang là nạn nhân...
Phái đoàn USCIRF giới thiệu các thành viên gồm ông Charles Sellers Trưởng phòng chánh trị Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Quận I TPHCM. Bà Mary Ann Gledon (Cựu Đại sứ hiện là Giáo Sư Đại Học Harvard), Dr. Daniel I. Mark (Giáo Sư Đại học Philadelphia), Linh Mục Thomas Freerl, Cô Tina L. Mufford, Cô Tường Nhi phiên dịch.

Ông Charles Sellers mở lời giới thiệu phái đoàn USCIRF là cơ quan giám sát tự do tôn giáo trên toàn thế giới và kiến nghị chính sách cho Tổng Thống Mỹ, Ngoại Trưởng, và Quốc Hội.... Phái đoàn đến Việt Nam lần nầy để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo từ 2007 trở lại đây có gì đáng lưu ý. Quí vị nhận định thế nào về dự thảo 4. Quí vị có khó khăn gì trong việc thực hiện tự do tín ngưỡng...

Phái đoàn: Quí vị nhận xét thế nào về Dự thảo 4?

KNS: Dự thảo 4 về tín ngưỡng, tôn giáo được thiết kế theo kiểu xin cho. Tự do tôn giáo là quyền phổ quát và tất yếu của nhân loại đã bị Dự thảo 4 tiêu diệt. Quyền tự do tôn giáo của con người trở thành lệ thuộc vào sự cấp phát, ban ơn của nhà nước. Nó là bước lùi...

Phái đoàn: Dự thảo 4 là bước lùi cụ thể ở đâu?

KNS: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng tôn giáo. Chương VI: Ðiều Khoản Thi Hành. Ðiều 38.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 38 có chiều hướng tiến bộ để hội nhập, nó mở ra hành lang pháp lý để nhân sự và tổ chức tín ngưỡng tôn giáo được MỞ MIỆNG. Đó là nói về nguyên tắc.

Dự thảo 4: Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 5. Quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Dự thảo 4 chuyển điều khoản áp dụng thành quan hệ quốc tế. Như vậy nhân sự và tổ chức tôn giáo tại Việt Nam không có phần trong đó.

Đó là một trong những bước lùi cụ thể

Phái đoàn: Về Dự thảo 4 quí vị muốn đề nghị điều gì đến chính phủ?

KNS: Dự thảo 4 thiết kế trên cơ chế xin cho nên sai từ căn bản. Phải hủy bỏ cơ chế xin cho để soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và tiến bộ; phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Dự thảo phải có điều khoản cho tôn giáo (đã có pháp nhân từ trước 30/04/1975 hay chưa có pháp nhân) không cần đăng ký hay xin phép vẫn được hoạt động tôn giáo và được pháp luật bảo vệ.

Phái đoàn: Đạo Cao Đài độc lập có khó khăn gì?

KNS: Đạo Cao Đài năm 1926 là gốc (Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức quốc tế gọi là Cao Đài độc lập) hiện nay bị tổ chức tôn giáo lập năm 1997 chiếm dụng cả danh hiệu và cơ ngơi. Cái khó là chính quyền Việt Nam áp dụng luật pháp tùy tiện, không minh bạch và không công bằng. Hằng loạt vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo của Đạo Cao Đài 1926 (về việc thượng tượng để thờ cúng) mà chính quyền chưa từng xữ lý là chứng cứ mạnh mẽ.

Phái đoàn: Tại sao chính phủ gây khó cho Đạo Cao Đài như vậy?

KNS: Từ trong căn bản Đạo Cao Đài chủ trương xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Đạo dùng 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân trí, dân đức, dân sinh. Đạo dùng phương pháp cách mạng ôn hòa, dùng đạo đức để nâng đở người nghèo khó, dốt nát lên thành người có của cải cả về vật chất lẫn tinh thần (nâng vô sản lên hữu sản; không chủ trương lấy của cải hạng hữu sản để chia cho vô sản). Đạo chủ trương dùng công lý đánh đổ cường quyền. Điều nầy làm cho chính quyền độc tài không thích nên họ tìm cách diệt đạo.

Phái đoàn: Có phải quí vị nói rằng nhà nước muốn dân dốt nát để dễ cai trị hay không?

KNS: Đúng vậy chủ trương của Đạo là đoàn kết; lấy đạo đức làm căn bản để xây dựng con người và xã hội. Đạo Cao Đài có phương pháp lập quyền cho nhân loại; làm cho người đạo mạnh mẽ trong tôn giáo (lập quyền cho nhơn sanh) từ đó họ áp dụng ra xã hội để lập quyền cho chính họ (lập quyền dân). Đó là xã hội hòa bình chung sống, tự do trong đạo đức, dân chủ có nhân quyền.

Phái đoàn: Chiến lược tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của quí vị như thế nào?

KNS: Chúng tôi tranh đấu cho tự do tôn giáo trong môi trường hết sức khó khăn nên phải đi từng bước: Thứ nhứt: Tồn tại. Thứ hai: phát triễn và tiến đến mục đích. Chúng tôi lấy sự chơn thật làm căn bản, tranh đấu bằng phương pháp ôn hòa nên đã đoàn kết được với nhiều địa phương... KNS đã đủ mạnh để tồn tại.

Chúng tôi phát triển bằng cách liên kết trong nước và ngoài nước lập ra Ban Đối Ngoại KNS (là những công dân Hoa Kỳ) giao thiệp với các tổ chức như BPSOS, VETO... họ đã giúp đỡ Ban Đối Ngoại trình bày thực trạng Đạo Cao Đài bị đàn áp và giải pháp cho Đạo Cao Đài được sinh hoạt tôn giáo là phải có Đại Hội Nhơn Sanh trước Quốc Hội Mỹ ngày 18 và 19 tháng 09 năm 2014.

Ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2015 thành viên KNS cũng đã đến thủ đô Washington trình bày về Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 bị chi phái 1997 và chính quyền phá hoại. Chúng tôi cũng đã hội nhập với các tổ chức xã hội dân sự trong nước để tạo sức mạnh buộc chính quyền phải lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của chúng tôi.

Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 chưa đạt mục đích là công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài. Nên chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi mở được ĐHNS.
Phái đoàn: Các bạn thực hành tôn giáo có khi nào bị bắt giam, bị bỏ tù hay không?

KNS: Chính tôi (Dương Xuân Lương) là cựu tù nhân lương tâm năm 1996 (bị Tòa kêu án 30 tháng tù giam) vì yêu cầu thực hành đúng Điều số 04 Đạo Lịnh 01 ban hành ngày 01/03/1979 để xây dựng tôn giáo.

Năm 2008, tôi tranh đấu cho sự thật là danh hiệu và cơ ngơi ĐĐTKPĐ bị chi phái 1997 chiếm dụng, công an đã vây nhà tôi để bắt (nhưng tôi đi vắng nên họ bắt hụt); sau đó họ đã chụp mũ tôi để ra lịnh truy nã. Tôi đang sống trong lịnh truy nã là bằng chứng cho việc thực hành tín ngưỡng theo Đạo Cao Đài bị đàn áp.

Phái đoàn: Với những thông tin quí vị cung cấp nếu chúng tôi trình bày với chính phủ Việt Nam thì quí vị có e ngại gì không? Liệu rằng quí vị có bị khó khăn hơn không?

KNS: Chúng tôi rất cám ơn phái đoàn đã quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo cho dân tộc Việt Nam. Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thông hiểu nhau hơn từ nghĩa cử cao đẹp của quí vị. Tranh đấu cho tự do tôn giáo là tranh đấu theo lương tâm nên chúng tôi không từ chối việc khó khăn hay nguy hiềm nào hết. Những điều chúng tôi đã trình bày chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẳn sàng đối chất với chính quyền Việt Nam.

KNS đã tặng phái đoàn huy hiệu Đại Hội Nhơn Sanh, chụp hình lưu niệm và chào ra về sau hơn 90 phút hội kiến.

Trần Văn Tân





Tội nghiệp cho dân tộc Việt

Bạn đọc Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội chuyển tiếp đến hộp thư của biên tập viên Sài Gòn Báo một email “trào lộng” đầy chua chát cho những người lính miền Bắc đổ máu cho màu cờ Đỏ Sao Vàng của Trung Quốc.

Xin được gửi đến quý bạn đọc.

***

Anh Việt thân kính,

Sắp đến ngày giỗ Ông Nội chúng ta rồi anh Việt nhỉ? Em rất muốn về Nho Lâm để tham dự với họ hàng, nhưng ngặt vì em bị cộng sản quy vào thành phần "phản động" nên ngại về nước rất có thể bị tai nạn lưu thông.

Năm 2011 về nước, em có buổi "làm việc" với hai anh cán bộ Công An Văn Hóa. Họ đe em rằng nếu em về Mỹ mà còn viết những bài viết chống Nhà Cầm Quyền thì lần tới mà về nước thì họ không bảo đảm an ninh tính mạng. Em không thể ngưng viết để vạch trần cái ác, cái xấu của cộng sản, nên em thà không về nước còn hơn là không viết.

Ở Mỹ, em có thiết bàn thờ thờ Ông Nội (Cố Tế, cụ Hoàng Nho Lâm), Thầy, Mạ, Đẻ (Dì Châu) và các anh Ấn, anh Châu. Em nguyền với vong linh trong gia tộc em đành mang tội bất hiếu. Em chỉ về khi nào hết chế độ cộng sản trên đất nước thì em về ở luôn.

Anh vốn tự hào đã chiến đấu dưới lá cờ Đỏ Sao Vàng. Anh đã lập những chiến công lớn đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng lá cờ đó là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu mà hàng triệu thanh niên Việt Nam đã đổ máu để chiến đấu. Chẳng hay nếu những người bạn chiến đấu của anh thời bấy giờ, khi biết sự thực này thì có còn mang niềm hãnh diện ấy không? Thật là tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam tới giờ này (thế kỷ 21) mà đất nước hãy còn chìm đắm trong địa ngục cộng sản do Hồ Chí Minh thiết lập!

Anh từng có thời kỳ tu nghiệp quân sự bên Tàu. Xin anh thử xem cái clip dưới đây để biết thằng cán bộ Tàu Cộng đang hò hét những gì nhé!


Chùa Liên Trì - Vu Lan 2015

Mùa Vu Lan 2015, chùa Liên Trì ở quận 2, Sài Gòn tổ chức trao quà và tiền mặt cho các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, cũng như phần quà cho những hộ dân nghèo.

Miếng khi đói bằng gói khi no. Niềm vui của người nghèo lắm khi giản dị với từng ký gạo, bịch đường, gói cá khô...

Con cái chúng ta hư hỏng là tại... Đảng

“Đừng đơn thuần trách thanh thiếu niên ta hư hỏng. Phải dũng cảm nhận ra nguồn cội ma đưa lối quỷ đưa đường khiến con em chúng ta người thì ít, ngợm thì nhiều! Với cơ chế chính sách hiện hành, nói chuyện cải cách giáo dục, cải cách đại học, xóa Tiến sỹ giấy, xóa bằng cấp thật mà học giả… chỉ là chuyện ba láp, ba xạo. Trời cũng không làm được! Chúng ta đã nhiều năm lừa dối nhau và tự lừa dối mình!”.

(Trích phát biểu của nhà văn Triệu Xuân trong cuộc tọa đàm về Văn học viết cho thiếu nhi tại Trại sáng tác Hội Nhà văn VN ở Vũng Tàu, 14-11-2012)

***

Thời học lớp 7 và lớp 8, tôi là học sinh giỏi, hai năm liền được Bác Hồ khen thưởng. Thuở ấy, trẻ con Việt Nam nghèo, đói ăn, thiếu thốn đủ thứ, nhưng ham học, ngoan, hiền và… không bao giờ nói tục, chửi thề, gây lộn. Trong nhà sống nết na một thì ra ngoài đường nết na gấp mười.

Từ năm 1954 đến năm 2012, là 58 năm đã trôi qua, trẻ con ở phía Bắc được sống dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa. Cổng trường nào cũng có khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng to đùng: Tiên học lễ, hậu học văn. Trẻ con được học 5 điều Bác Hồ dạy, được Đội, Đoàn kèm cặp, được… đủ thứ!

Thế tại sao, trẻ con VN ngày càng hư hỏng nhiều. Rất nhiều vụ trọng án cướp của giết người do thủ phạm gây ra trong tuổi vị thành niên?

Ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, trẻ con chán học, bỏ học, càn quấy, rất tích cực trong cao trào lưu manh hóa. Ở nhà giả vờ ngoan ngoãn, ra đường thì thành thành viên xã hội đen.

Vì sao vậy hả Trời!

Từ năm 1985 đến nay, nhờ bạn bè, nhân dân giúp đỡ, mỗi năm tôi đi thực tế ở các tỉnh phía Bắc tối thiểu hai, ba lần. Từ năm 2007 đến năm 2012, bình quân mỗi năm tôi đi thực tế miền Bắc 1 tháng.

Hiện trạng thanh thiếu niên ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước khiến tôi nhiều đêm không ngủ được. Tôi đã viết trong tiểu thuyết của mình, nhan đề: Con Trời, 400 trang, hy vọng sẽ được xuất bản mà không cắt bỏ chương nào. Ở đây, tôi chỉ muốn chia sẻ một điều: tại sao con em chúng ta ngày càng chán học, ngày càng sống buông thả, coi hai từ lý tưởng là vớ vẩn, coi chuyện kiếm tiền ăn chơi xả láng mới là cứu cánh. Một bộ phận trẻ con, - trong đó có không ít con ông cháu cha- hư hỏng, lưu manh hóa. Vì sao?

Ai cũng biết Cụ Hồ mời Giáo sư Nguyễn Văn Huyên về nước, rồi bổ làm Bộ trưởng Giáo dục. Đó là một giáo sư giỏi, nay Hà Nội có con đường mang tên ông. Thế nhưng… Rất lạ là từ năm 1955-1956, Bộ Giáo dục bãi bỏ việc dạy tiếng Pháp, tiếng Anh trong chương trình phổ thông.

Trường cấp 3 ở các thành phố lớn, mới dạy ngoại ngữ mà chỉ dạy tiếng Nga và Trung Quốc! Cùng với ngoại ngữ Anh, Pháp bị bãi bỏ là nền văn hóa, văn học phương Tây không được truyền dạy. Tiếc nhất là khi Việt Nam đã có nhiều chục năm giáo dục trẻ con theo lề lối giáo dục Pháp, nền giáo dục tiên tiến của nhân loại, thì thoắt một cái, ta bãi bỏ.

Ta thực hiện nền giáo dục lấy công nông binh làm kim chỉ nam, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực và là cái đích để đến! Đình chùa, miếu mạo, cổng làng, Văn chỉ, Văn miếu bị phá sạch, để quét sạch tàn dư phong kiến phản động. Đến tượng con chó đá cũng bị nung vôi, bao nhiêu hoành phi câu đối, bia đá, chuông đồng quý giá biến mất. Đức tin ngấm sâu vào máu thịt từ hàng ngàn năm phải tẩy rửa để thay thế bằng đức tin mới…

Nền giáo dục như thế tất yếu phải dẫn đến thực trạng ngày nay: Thầy không ra thầy mà là nhà kinh doanh, làm tiền bằng mọi giá. Trò, sau khi nộp tiền rồi thì coi thầy như… rác. Bởi có tiền thì bằng cấp nào, học hàm học vị nào chả có! Tiền là Tiên là Phật…

Ngày nay những người thầy như Giáo sư Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Tài Cẩn, Nhà giáo Nhân dân Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh… tài đức vẹn toàn còn rất ít, hiếm lắm! Một xã hội coi việc kiếm tiền là trên hết, tôn sùng đồng tiền, thì con người tất phải hư hỏng, nhân tài bị rẻ rúng, người lương thiện, trọng nhân cách bị cho là dở hơi, là điên. Đó là hệ quả bình thường, đúng quy luật!

Đừng đơn thuần trách thanh thiếu niên ta hư hỏng. Phải dũng cảm nhận ra nguồn cội ma đưa lối quỷ đưa đường khiến con em chúng ta người thì ít, ngợm thì nhiều! Với cơ chế chính sách hiện hành, nói chuyện cải cách giáo dục, cải cách đại học, xóa Tiến sỹ giấy, xóa bằng cấp thật mà học giả… chỉ là chuyện ba láp, ba xạo. Trời cũng không làm được! Chúng ta đã nhiều năm lừa dối nhau và tự lừa dối mình!

Triệu Xuân


Khí chất người Sài Gòn

Trong những lúc “trà dư tửu hậu” hay “ngồi đồng” ở quán cà phê vỉa hè Sài Gòn, chúng tôi nói đủ chuyện : từ chuyện lịch sử tới tin tức xã hội, từ văn hóa tới kinh tế… Nói gì thì cuối cùng vẫn quay về chuyện CON NGƯỜI – cái gốc của mọi chuyện. Bởi vì xã hội nào tạo nên con người ấy, con người nào phản ánh xã hội ấy.

Những người bạn của tôi, và cả tôi nữa, hầu hết đã sống ở Sài Gòn trên dưới 40 năm, từ nhiều vùng miền nhiều tỉnh thành, do những hoàn cảnh khác nhau mà đến/ vào/ về Sài Gòn sinh sống. Có thể coi chúng tôi là “người nhập cư” vì cha mẹ không sinh sống ở Sài Gòn và chúng tôi không sinh ra tại đây, nhưng cũng có thể coi là “người Sài Gòn” bởi vì chúng tôi đã trưởng thành, lập gia đình, làm việc cho đến lúc nghỉ hưu, thậm chí có lẽ “nhắm mắt xuôi tay” cũng ở đây.

Nhưng thế hệ con cái chúng tôi được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, mặc dù quê quán ghi trên Chứng minh nhân dân ở đâu thì chúng vẫn tự nhận là “người Sài Gòn chánh hiệu”. Tất nhiên, nếu coi hộ khẩu là điều kiện tiên quyết thì chúng tôi phải được coi là người Sài Gòn “xịn”.

Ở Sài Gòn khái niệm “người nhập cư” thường được sử dụng trong cơ quan công quyền để phân biệt người có hộ khẩu và người không/ chưa có hộ khẩu ở Sài Gòn, nhằm mục đích “quản lý hành chánh”. Giới nghiên cứu hay gắn khái niệm này với loại hình “kinh tế phi chính thức” trong việc nghiên cứu hoạt động kinh tế của đô thị Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh.

Còn trong đời sống hàng ngày hầu như người Sài Gòn ít sử dụng cách nói “người nhập cư” hay “dân nhà quê”, “dân tỉnh” mặc dù ở miền Tây Nam bộ hay gọi người Sài Gòn là “người thành phố”, đi Sài Gòn là “lên thành phố”. Vậy thì tôi, vừa với tư cách là “người nhập cư” vừa là “người Sài Gòn” có thể biết gì, hiểu gì về Người Sài Gòn? Có thể bắt đầu từ vài nhận biết có phần rời rạc sau đây chăng?

Đầu tiên, “người Sài Gòn” là sự hòa nhập về văn hóa (tính cách, lối sống, ngôn ngữ, tín ngưỡng, ẩm thực, trang phục…) của người Việt, người Hoa và những tộc người “bản địa”. Người ta cứ quen nói rằng “Sài Gòn 300 năm”, nhưng đó chỉ là nói về thời kỳ thiết lập nền hành chính của Chúa Nguyễn từ 1698 mà quên mất/ chưa biết Sài Gòn còn có quá khứ hơn 3000 năm của văn minh Đồng Nai – Cửu Long.

Văn minh ấy do những tộc người khác “Việt” dựng nên. Rồi từ thế kỷ XVI – XVII, người Việt, người Hoa đã dấn bước vào vùng đất này, từ đó Sài Gòn, Nam bộ có thêm lớp chủ nhân mới. Cùng với người Khmer, người Mạ, người Chăm… sự hòa nhập truyền thống, văn hóa của tất cả những chủ nhân đã tạo nên Sài Gòn và người Sài Gòn mới mẻ, năng động và chân tình.

Khi nói đến người Việt người ta hay nói đến truyền thống lịch sử lâu đời và hào hùng, bốn ngàn năm văn hiến, văn minh sông Hồng, con rồng cháu tiên, những triều đại nổi tiếng chiến thắng ngoại xâm… Còn khi nói đến người Việt (ở) Nam bộ thì đầu tiên là kể về điều kiện tự nhiên thuận lợi của đồng bằng sông Cửu Long: vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất rộng người thưa, ít bị thiên tai như bão lụt hạn hán… Sau mới nói về nguồn gốc “lưu dân” và 300 năm hình thành.

Nghiên cứu gia phả nhiều dòng họ, gia đình ở Nam bộ phần lớn được ghi nhận “thời ông cố ông sơ” từ miền Trung đi ghe theo biển vô Nam, đầu tiên định cư trên những giồng đất vùng cửa sông… rồi từ đó ngược các nhánh Cửu Long vào sâu vùng ngập trũng, khai phá đồng bằng và khai thác tự nhiên.

Công cuộc khai phá này chẳng hề dễ dàng thuận lợi chút nào! Do đó tính thực tiễn được đặt lên hàng đầu: tất cả hướng đến thực tế, không lý thuyết suông, không giáo điều, lấy hiệu quả lao động làm mục đích chính.

Không hay than vãn, người Nam bộ bình thản “làm chơi ăn thiệt”. Đây chỉ là một cách nói đơn giản hóa, “coi vậy mà hổng phải vậy”, coi khó khăn đã qua như một việc chơi chơi, còn kết quả thực sự mới là quan trọng, là đã “có ăn”.

Người Sài Gòn/ Nam bộ di chuyển càng xa cái “gốc” đồng bằng sông Hồng thì sợi dây truyền thống càng dãn ra. Những tính chất của không gian “nông thôn làng xã” khép kín biến đổi theo thời gian, bị/ được đứt gãy do phải thích ứng với không gian địa – xã hội khác.

Thay vào đó là sự tự lập và tính linh hoạt ứng phó với hoàn cảnh điều kiện mới và từ đó tạo ra truyền thống mới, dám thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh, thích nghi nhanh, chịu đổi mới “làm đại nghen? Ừa, làm đại đi” là phong cách làm ăn Sài Gòn/ Nam bộ. Làm đi, có sai cũng không sao, làm lại/ sửa sai mấy hồi! Quan trọng là không mặc cảm sợ sai và sửa sai nhanh.

Ở Sài Gòn/ Nam bộ “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những điều khác lạ, cái mới. Là bởi người Việt trên bước đường lưu chuyển vào đây đã trải nghiệm qua những vùng đất toàn những điều mới lạ. Cùng với sự nhạt đi của tính chất phong kiến gia trưởng, việc tiếp xúc sớm với các giá trị dân chủ, bình đẳng của văn minh phương Tây làm cho người Sài Gòn khá cởi mở và trong các mối quan hệ xã hội và trong gia đình.

Tính chất dân chủ trong xã hội phát triển nhanh, biểu hiện ở chỗ cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng và vì thế vai trò và trách nhiệm cá nhân cao “dám làm dám chịu”.

“Làm chơi ăn thiệt”, “làm đại”, “dám làm dám chịu”… sự liên kết gắn bó, hòa trộn ba đặc điểm trên tạo nên người Sài Gòn/ Nam bộ. “3 trong 1” từ ứng xử đến làm ăn, trong sinh hoạt… không tách rời một đặc điểm nào, hình thành tính cách và làm nên hiệu quả của “công chuyện làm ăn” của người Sài Gòn.

Nói về Nam bộ thì không có hay ít có sự phân biệt văn hóa và người Nam bộ nói chung với văn hóa và người Sài Gòn nói riêng (có chăng có thể phân biệt chút ít giữa Đông và Tây Nam bộ). Nếu không quá khắt khe có thể coi người/văn hóa Sài Gòn là đại diện cho người/ văn hóa Nam bộ, từ giọng nói, ngôn ngữ, ẩm thực, tính cách, làm ăn…

Có lẽ vì vậy mà ở Sài Gòn khi cần thì hỏi nhau “quê đâu” mà không hề có ý phân biệt người “nhà quê” hay “thành phố”. Giai đoạn đương đại, quá trình dân cư của Sài Gòn cũng khác với nhiều đô thị khác: Thời kỳ chiến tranh Sài Gòn là nơi mà nhiều người từ các tỉnh miền Trung đổ vào, từ miền Tây Nam bộ lên, nhất là khi chiến sự ác liệt.

Sau năm 1975 Sài Gòn cũng là nơi có tình trạng thay thế dân cư lớn nhất và kéo dài cho đến nay: Người (thị dân) Sài Gòn ra đi bằng nhiều con đường, lúc ồ ạt khi chẳng mấy ồn ào; Người các tỉnh lại liên tục đổ vào Sài Gòn tới nay chưa hề giảm bớt.

Còn Hà Nội trong chiến tranh dân cư rời bỏ thành phố đi về (tản cư, sơ tán) nông thôn, sau chiến tranh mới trở lại thành phố. Tuy nhiên Hà Nội và Sài Gòn cũng có một số điểm giống nhau: 1/ Sau khi chiến tranh chấm dứt khá nhiều người Hà Nội “gốc” và Sài Gòn “xịn” đã rời thành phố đi nơi khác sinh sống, tạo ra khoảng trống trong cơ cấu dân cư là tầng lớp thị dân lâu đời;

2/ Chính quyền thiết lập sau chiến tranh (Hà Nội 1954 và Sài Gòn 1975) đều do (hầu hết) những người (kháng chiến) ở nông thôn, rừng núi trở về lãnh đạo, tổ chức chính quyền chưa kịp thích nghi với những đô thị lớn nhất nước và 3/ hiện nay hai thành phố này có số lượng người nhập cư nhiều nhất. Những đặc điểm này để lại cho Hà Nội và Sài Gòn nhiều khó khăn trong việc xây dựng đô thị văn minh hiện đại.

Nhưng, ai đã vô Sài Gòn làm ăn sinh sống, chắc chắn trở thành “người Sài Gòn”, bởi Sài Gòn phóng khoáng và rộng rãi mang lại cơ hội cho mọi người, bởi Sài Gòn không tự coi mình là đặc biệt khi đang sống bằng nguồn lực của chính mình và của những người đến từ mọi miền, đồng thời Sài Gòn cũng luôn chia sẻ, đóng góp những gì mình có cho cả nước.

Là kẻ hậu sinh trong việc nghiên cứu về văn hóa Sài Gòn/ Nam bộ; lại chưa được coi là “người Sài Gòn chánh hiệu”, vậy mà dám “tản mạn” về Sài Gòn và người Sài Gòn, âu cũng do cái tính “làm đại” của người Sài Gòn/ Nam bộ đã nhiễm vào người. Kính mong các bậc trưởng thượng về “Sài Gòn học, Nam bộ học” lượng thứ.

Nguyễn Thị Hậu



Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

News for televison

Từ ngày 17 đến 20 tháng 8 năm 2015 tại Sài Gòn, 3 tổ chức gồm Sài Gòn Báo, Đài Truyền hình SBTN và Phóng viên không biên giới RSF mở khóa huấn luyện tin tức cho truyền hình News for television...

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Chuyện của một thời

“Trong ký ức mình chỉ nhớ 2 lần đổi tiền, lần 22-09-1975 và 14-09-1985. Lần ở giữa không nhớ. Sau lần đổi tiền đầu, 2/3 gia đình mình phải đi kinh tế mới. Lần thứ ba là lúc mình đã phải lao động để có tiền tự chi tiêu. Lúc đó, sáng sáng mượn xích lô của anh chạy từ 4 giờ đến 5g30, 6g là đi học. Lần thứ hai thì không có kỷ niệm gì cả…”. Một vị linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã viết như vậy.

***

Hai năm trước. Vào một ngày tháng tư.

Thằng bạn Việt kiều gửi mail cho tôi: “ …Sài Gòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không?….”. Chạy 2 bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh.

Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp xích lô của tôi. Nó đang theo học ban triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề hơn nữa. Nó (phải) bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.

Một buổi chiều cũng dạo tháng tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp nó đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm. Y bảo: “ Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tối hay sáng sớm gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe tao chạy kiếm thêm tiền”. “Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?”, tôi hỏi. “Không khó lắm”.

Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, ngoài giờ làm việc cho cơ quan nghiên cứu, tôi còn dạy kèm thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi:

– Xích lô! có đi không?
– Nghỉ rồi dì, thằng bạn lắc đầu

Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên:

– “Để tao! Ngồi đó chờ một chút”, tôi quay qua bà khách: “Dì đi đâu?”

Hình như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền của cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: “5 giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe”.

Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Leo lên chiếc xích lô tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô thứ thiệt. Xắn cao ống quần chân phải để khỏi bị xích xe nghiến nát kẻo tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp mặt người quen mới là chuyện lớn. Thành phố Sài Gòn đông người mà ngõ hẹp, không ít lần tôi đã “đụng” phải học trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!

Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: “Trời nắng chang chang người trói người…”. Trời ơi! Hai bà khách vẫn vô tư cười nói, sao họ không xuống xe đi bộ một quãng cho mình đỡ khổ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm tròn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô.

Dốc mỗi lúc mỗi cao, lực bất tòng tâm, tôi không còn ghì nổi tay lái, chiếc xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc… trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?

Một trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quý phái, túi da, vòng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù giá hơi hẻo, nhưng chở một người thì xe cân bằng, dễ chịu hơn đi xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới nữa, sắp tới, và tới nữa,… cũng cả hơn 2 cây số. Đến đây thì tôi hiểu mình bị lừa vặt, dừng xe lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ: “ Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá gì mà đòi nói bà xuống….”.

Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ, nhưng thoáng thấy quần mình đang mặc, ống thấp ống cao,… Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng thân phận, mình chỉ là thằng đạp xích lô. Tôi xua tay: “Tặng bà cuốc xe đó”, rồi lên xe đạp thẳng, còn kịp nghe tiếng nguýt đuổi theo: “ Xí….! Nghèo mà còn làm phách…”.

Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng. Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ (0,6kg),… được mua theo giá chính thức. Cũng phải kể, đàn ông được thêm mua 3 gói thuốc đen, phụ nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa tiền lương rồi.

Còn giá thị trường đại khái thế này: 3 đồng/ tô phở bình dân, 3 đồng/xị rượu hạng bét, 0,5 đồng/ly cà phê bắp,… Đó là mức sống tiêu chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. Còn dân thường hầu như phải vật lộn theo giá thị trường, sổ gạo khi có khi không, chen lấn, khoai mì, bo bo, hàng độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay hoay kiếm cái gì đó để ăn, để tồn tại. Sức đề kháng của con người để sinh tồn trong nhiều trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này tôi mới hiểu vì sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ thả về nhà mới chịu… đổ bệnh.

La cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng, không ít người là trí thức (cũ) đã chọn con đường mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có chọn lựa nào khác. Ai cũng tìm cách che giấu thân phận, nhưng “phát hiện” ra nhau không phải là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, táp xe vào bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách: tri thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống.

Tôi biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép,… Tôi hỏi một vị: “ Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo, làm nghề này chi cho cực?”. “Không, tôi tự nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.

Có một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, đó là nghề bơm mực bởi vì nó dính dáng tới văn phòng tứ bảo, cũng gần gần với cái “nghiệp” năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể hình dung về cái nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang dùng, xài hết mực thì vất đi. Sau 75, bút bi thuộc loại “quý giá” và là hàng dễ hỏng. Bút nào mà xài được tới hết mực, được xem là hàng… chất lượng cao, xài hết thì mang ra ngoài đường bơm mực, xài tiếp.

Nói tới bút dỏm, mà không nói tới giấy dỏm thì có vẻ hơi thiếu. Giấy vàng khè, còn lộm cộm những bã rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi ra ngoài. Tôi còn lưu giữ khoảng vài trăm trang giấy như thế, đó là các báo cáo và bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc ngậm ngùi khi nhìn lại bút tích của chính mình. Quả là một thời kiên nhẫn không cần thiết.

Không phải khách đi xích lô nào cũng hãm tài như tôi vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít kì kèo. Khách nhi đồng thì miễn trả giá, cỡ nào tôi cũng chạy. Khách hào phóng nhất, mà đôi khi cũng xù tỉnh queo nhất là mấy em đi… khách. Sập tối 6-7 giờ là ra quân, hôm nào trúng mánh thì trả đậm, trật mánh thì hẹn… kiếp sau. Có khách hàng lên xe, buông một câu: “ Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ 2 tiếng đồng hồ”. Thời buổi lúc đó, lên voi xuống chó, tình người đẩy đưa, tình đời đen bạc, tâm tư chất chứa đủ chuyện. Người khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở luôn nỗi buồn thời cuộc của họ.

Một buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong Sài Gòn, mỗi nơi đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở ra đi tiếp. Đi kiểu này thì khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe lòng vòng kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách ra đọc. Chặng cuối cùng, bà yêu cầu đi ra bến xe miền Tây để đón xe đò về Rạch Giá. Có vẻ như đã xong công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt chuyện:

– Anh đạp xích lô lâu chưa?
– Chừng vài tháng
– Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mũi như thế phải là người có ăn học.
– Tôi đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.
– Ban nãy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh, quyển gì, à… 16 skeletons in closet.

Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.

– Sao anh không đi?
– Đi đâu?, tôi vờ ngớ ngẩn
– Ở đây khó sống. Bên kia còn thấy tương lai…

Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. “Anh không muốn đi thật sao?”. Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay, “Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an”.

Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút ra trong túi xách quyển sách: “Anh cầm cuốn này mà đọc”. Tôi chưa kịp cám ơn bà đã quầy quả đi ngay vào bến. Đó là quyển tiểu thuyết “Nhịp cầu trên sông Drina” của Ivo Andric.

Sáu tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ, một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không đơn giản như những gì tôi chúi mũi trong phòng lab.

Trong những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối, vẫn còn đâu đó vài điểm coi được. Thèm miếng thịt, thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi còn đầy, người này nhường người nọ, không ai nỡ gắp. Tuổi trẻ thời nay không hình dung nổi chuyện lẻ tẻ đó.

Thế hệ @ là phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối với họ, cuộc sống là hưởng thụ, là đề cao cá nhân, là ứng xử bầy đàn. Chia sẻ cái gu ăn chơi thì được, chứ chia sẻ tấm lòng thì hơi khó. Thanh niên thiếu nữ giành giựt ở hội chợ hoa Hà Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay sao? Hay báo chí đưa tin, cả ngàn fan nữ thảng thốt vì vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết lý giáo dục đã không xem con người là cứu cánh, mà chỉ xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó.

Còn biết bao chuyện để nói. Tóc bạc rồi, không nói bây giờ thì lúc nào sẽ nói đây? Và nói để ai nghe? Bọn trẻ không chừng vừa nghe vừa bấm facebook, twitter, hờ hững với quá khứ. Nói ra không phải để chứng tỏ ta đây đã từng một thời khổ cực, mà đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm mình khổ cực. Còn nhiều thứ khổ khác nữa, khổ tinh thần thì đến giờ vẫn còn phải chịu đựng.

Tôi nhớ câu nói của một người bạn đã khuất núi: “Nghèo thì ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục thì không”. Có cách nào khác không?

Quyển tiểu thuyết để lại, chiếc cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ 16, nối liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư còn thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Kẻ trị vì, viên tể tướng của đế quốc, mang dòng máu của kẻ bị trị đã cho xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông ngăn cách đó. Máu và nước mắt, thù hận và nhẫn tâm, biết bao biến cố to nhỏ xảy ra chung quanh cây cầu trải dài suốt 400 năm, từ chiến tranh bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữ lao mình xuống sông Drina vào ngày hôn lễ, hay tâm tư của cô chủ quán già Lotika ê chề vì tình đời bạc bẽo.

Rồi chiếc cầu cũng đến ngày kết thúc số phận của nó khi thế chiến thứ nhất bùng phát. Số phận của chiếc cầu và thân phận của con người. Bốn trăm năm có là giấc mộng?

Thằng bạn xích lô bỏ đi từ giữa thập niên 80, từ đó chưa một lần trở về Việt Nam. Ra nước ngoài, nó đi học lại và trở thành chuyên viên máy tính, bỏ lại sau lưng một thời mưa gió và lý sự cùn về triết học hiện sinh, nhưng một thời xích lô chắc chưa đến nỗi quên sạch, mặc dù có thể nó không hình dung nổi xích lô ở Sài Gòn lúc này được trang hoàng lộng lẫy như xe hoa để chở khách du lịch Tây.

Người Đà Lạt nói: “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì sẽ mưa thêm 5 chiều nữa. Đà Lạt lúc này đang mưa đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ trong những ngày này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác gì “cửu hồi trường”, chín chiều quặn đau?

Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 40 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện 400 năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao nhiêu chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!

Vũ Thế Thành



Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Thư yêu cầu huỷ bỏ dự thảo 4 luật tín ngưỡng, tôn giáo



Kính chính quyền các cấp.

Kính Ban Tôn Giáo Chính phủ.

Kính Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Chúng tôi là những công dân Việt Nam tín ngưỡng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài năm 1926 xin gởi đến quí vị yêu cầu hủy bỏ Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vì những lý do sau.

I/- Dự thảo 4 mâu thuẩn với mục tiêu dân chủ, tự do.
Dự thảo 4 viết: đăng ký, đăng ký hợp lệ, cơ sở thờ tự hợp pháp, được nhà nước công nhận, được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tôn giáo hợp pháp... nhiều lần nên không phù hợp với trào lưu xã hội văn minh tiến bộ.

Dự thảo 4 bắt buộc một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế tôn giáo cũng phải xin phép... Đó không phải là cách thức sinh hoạt của một xã hội văn minh. Đương thời quốc gia Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với thế giới nên nó lại càng không phù hợp.

Tóm lại: Nó mâu thuẩn với nguyên tắc của xã hội dân chủ, tự do.

II/- Trái với truyền thống dân tộc và đạo pháp.

Dân tộc Việt Nam đa phần có tín ngưỡng.

Tôn giáo là để hướng dẫn người lành phát huy tính thiện và người không lành hồi đầu hướng thiện. Cửa từ bi của bất cứ tôn giáo nào cũng rộng mở để cứu vớt những người lầm lỗi. Đó chính là trách nhiệm cao cả của tôn giáo.

Dự thảo 4 bắt buộc người tu: ...Muốn vào tu phải đăng ký, kèm theo sơ yếu lý lịch, phải được chính quyền cấp xã nơi có hộ khẩu xác nhận và được chính quyền nơi tu đồng ý.....

Qui định như vậy trái với nề nếp từ bi của tôn giáo. Qui định nầy đã đóng sầm cánh cửa an ủi với những người đau khổ tìm đến tôn giáo. Họ cũng là con người, tôn giáo phải chấp nhận họ vô điều kiện.

Theo dự thảo 4 thì tôn giáo lại là một tổ chức chính quyền trong bộ máy chính quyền Việt Nam. Điều nầy sanh ra độc quyền tôn giáo là nguyên nhân của những tệ hại trong việc xâm phạm tự do tín ngưỡng dẫn tới những hậu quả tai hại.

III/- Dự thảo 4 tước đoạt quyền tín đồ đương nhiên của người theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1926.

Dự thảo 4 viết: Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1/. Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.

10/. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay gọi tắc là Đạo Cao Đài lập năm 1926 và hoạt động tôn giáo liên tục; đến năm 1965 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cấp pháp nhân.

Ngày 01/03/1979 Hội Thánh ĐĐTKPĐ ban hành Đạo Lịnh 01.

Người tín đồ Cao Đài sinh hoạt tôn giáo theo Đạo Lịnh 01/1979 thì chính quyền gây cản trở (chưa được cho phép) để bắt buộc người đạo Cao Đài theo tổ chức tôn giáo mới lập ngày 09/05/1997 tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Chính quyền gọi là chi phái.

Chính quyền và chi phái nầy kết hợp nhau đánh phá Lễ Thượng Tượng và cướp Thánh Tượng tại nhà bà Nguyễn Thị Kim Thôi, Xã An Hòa, Huyện Trãng Bàng, Tỉnh Tây Ninh ngày 15/07/2015 là một thí dụ điển hình.

Ngày nay Hội Thánh không có thì không ai có đủ quyền đại diện tôn giáo Cao Đài để tiếp xúc với chính phủ. Người Đạo Cao Đài tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh để công cử nhân sự tiếp xúc với chính quyền theo luật đạo thì bị cản trở đánh đập.
Dự thảo 4 không có khoản nào dành cho Tôn giáo không đăng ký hay chưa đăng ký là dùng pháp luật để giết chết ĐĐTKPĐ.

IV/- Không phù hợp với các điều ước quốc tế.

Tuyên Ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 coi nhân loại như một đại gia đình. Tuyên ngôncông nhận (hay thừa nhận) quyền tự do tôn giáo là đương nhiên không qua bất kỳ một thủ tục hành chánh nào. Tự do tín ngưỡng và tôn giáo có trước thủ tục hành chánh.

Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các văn kiện nhân quyền quốc tế, kể cả Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.

Điều 18 của Công ước Quốc tế bảo vệ một cách rộng rãi việc thực thi các quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng.

Dự thảo 4 không phù hợp với các điều ước quốc tế mà chính quyền đã tham gia ký kết.

Do đó chúng tôi yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 và có đề nghị cụ thể:

LỜI ĐỀ NGHỊ.

Nhiều quốc gia không có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo mà dân chúng vẫn hài lòng. Hiện tượng lợi ích nhóm tại Việt Nam là có thật. Do vậy chính quyền muốn có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chúng tôi đề nghị:

1/- Chính quyền mời các hiền nhân quân tử có chuyên môn về pháp luật, am hiểu về cách thức xây dựng xã hội dân chủ tham gia soạn thảo.
2/-Mời Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt đến giúp đở vì ông đã để lời sẳn sàng giúp Việt Nam...

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 và đề nghị trên đây.

Việt Nam ngày 03/07/Ất Mùi.

(16/08/2015).







Phật giáo Hoà Hảo qua lăng kính Sơn Nam - một hình thức ca dao miệt Hậu Giang

Ca dao là tâm ca, trường hợp của những câu sấm, câu vãn ở miền biên giới Việt Miên, gần dãy Thất Sơn, Châu Đốc. Nơi đây văn minh Tây phương xâm nhập trễ và khó khăn, hồi cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20.

Sấm vãn do Phật Thầy Tây An và các giáo chủ nối tiếp trở thành kinh nhựt tụng của mọi gia đình, lúc khẩn hoang nhọc nhằn ở nơi đất thấp chỉ thích hợp với giống lúa thum đưng thuở ấy và vài giống lúa sạ du nhập từ Cao Miên sau này.

Những bài sấm vãn được truyền tụng, gây tin tưởng cho kẻ đang chịu nhẫn nại là được phước về sau; chịu đựng không có nghĩa là ngồi một chỗ mà chờ ngày tận thế, nhưng phải nhập thế, lo siêng năng trồng tỉa, làm tròn phận sự với cha mẹ, với xã hội, với đất nước, với Phật, nên đọc bộ Kim cổ kỳ quan, các sách về giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, của hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa để thấy rằng ca dao Miền Nam đã mang sắc thái đặc biệt, hồi đầu thế kỷ; đã là tín đồ thì ai cũng thuộc vài chục vài trăm câu, gặp những trường hợp khó khăn về sanh kế, về thiên tai thì đem ra mà dẫn chứng, để lấy lòng tin.

Chúng tôi so sánh với tâm ca không phải là quá đáng đâu. Đời xưa đã có tâm ca rồi. Phải sống trong bầu không khí miền biên giới Châu Đốc, Long Xuyên để tưởng tượng khung cảnh hồi sáu bảy mươi năm về trước. Cánh đồng Láng Linh, vùng tả và hữu ngạn kinh Vĩnh An, kinh Vĩnh Tế, vùng Cái Sắn bao la, hai bên bờ Thoại Hà. Mùa nắng là mùa khô nứt ra, đất thấp rải rác vài căn chòi, vài con bò, vài cây gáo.

Tận phía chân trời, hơi nóng của đất khô cằn đùn lên nối tiếp với mây trắng, trời xanh. Gần đến tiết trời sa mưa, cỏ cháy, lan dài suốt ngày đêm, khói cuồn cuộn trên nền trời xa. Lúc hoàng hôn màu lửa và màu nắng sắp tắt pha lẫn nhau, gợi hình ảnh ngày sắp tận thế. Và khi trời sa mưa, nước dâng lên, cỏ mọc xanh rờn, lúa cũng vươn lên, nước trong đồng ruộng và nước ngoài sông cái giao hòa nhau, nước từ Tây Tạng huyền bí tuôn về vịnh Xiêm La, mang theo phù sa và lời tiên tri.

Dãy Thất Sơn lúc nắng cháy là đồi núi, ở trong đất liền lại trở thành hải đảo. Đứng trên núi nhìn xuống, rõ ràng là bao la trời nước, là biển trần khổ. Nhà cửa, chợ phố, chim chóc, rác rến chỉ là đốm li ti, phù du ở dưới thấp. Người ở vùng xa núi, như ở hai bờ kinh Vĩnh An nối liền sông Tiền qua sông Hậu, dọc biên giới Việt Miên sống trong hoàn cảnh đơn độc, chung quanh là nước, nhà sàn là nơi cư trú tạm thời. Vật liệu kiến trúc quá đơn sơ như tre, cây tạp, lá dừa nước thì làm sao chịu đựng nổi mấy mùa mưa nắng?

Nước dâng lên ngập sân, ngập sàn nhà và khi trời không thương xót thì nước lên đến nóc nhà, sóng đánh ầm ầm bên vách. Con gà, con trâu, con người, cái lu, cái cối xay, cái bàn thờ ông bà chen chúc nhau trên vùng không gian nhỏ, mỗi lúc một thâu hẹp, trẻ con lội lõm bõm ôm vào một khúc chuối cây trước sân (đã hóa ra hồ ao), từ nhà này qua nhà kia phải xăn quần mà bước, hoặc phải đi xuồng.

Lúa sạ lên cao, người dân ngồi chờ thời, nghề phụ không có, họa chăng là nghề câu kéo. Buổi hoàng hôn hay khi mặt trời mọc, ngồi trên sàn nhà mà câu cá, con người thấy mình quá nhỏ bé, lênh đênh! Ngoài ruộng, lúa xanh đang bị sóng dồi gió dập, rải rác vài hàng cây điên điển trổ bông vàng, xa nữa là cỏ là ruộng, rồi đến những đám mây đen bay thấp là đà, trời cao, vùng Tây Tạng, vùng Hi Mã Lạp Sơn, nước Lào, nước Miên, nước Việt Nam như nối liền nhau trong bầu không khí trầm mặc, khó hiểu.

Trong thời gian rảnh rỗi nghèo túng ấy, con người thiếu phương tiện giải trí, thiếu món ăn tinh thần, sách báo không có , máy thâu thanh cũng không (hồi đầu thế kỷ mãi đến năm 1950) thì con người chỉ biết nương tựa, sưởi ấm tâm hồn bằng sấm vãn. Những câu sấm vãn yêu đời, giữ nước, giúp dân Việt vững tinh thần để định cư trên vùng đất đói kém, bất lợi đáng lẽ không định cư được, một vùng đất không giống phần đất nào hết trên đường Nam tiến từ Bắc vào Nam.

Mấy tiếng “nhập cuộc”, “dấn thân”, “hiện đại hóa”, được nhắc nhở trong những năm gần đây. Cách đây trên trăm năm, Thầy Đoàn Minh Huyên (đức Phật Thầy Tây An) đã nêu lên và giải quyết một cách thần tình, phối hợp đạo và đời, dạy tứ ân, khuyến khích điều Hiếu, điều Nghĩa, nhờ vậy mà vùng biên giới Việt Miên được bền vững, trở thành đất hoàn toàn Việt Nam mặc dầu là khó định cư.

Phần đất này đã là nơi xuất phát của phong trào Cần Vương Miền Nam, với những xóm, những ông đạo mà thực dân không kiểm soát nổi. Các đảng phái mô phỏng theo hình thức tổ chức của Tây phương đã áp dụng kỷ luật sắt; nhưng gẫm lại không keo sơn gắn bó bằng những người cùng đạo đã noi gương Đào Viên kết nghĩa của ông Quan Vân Trường (sanh tử bất ly, hoạn nạn tương cứu), ông Thoại Ngọc Hầu, ông Lê Văn Duyệt điều khiển việc khai thông những con đường thủy chiến lược, nhưng chính ca dao - tức là câu sấm câu vãn – đã giữ được nước.

Trong lịch sử kháng Pháp hồi đầu thế kỷ ở Miền Nam, làm sao quên được phong trào của ông Trần Văn Thành ở vùng Bảy Thưa? Lại còn cuộc khởi nghĩa của các chiến sĩ Thiên Địa Hội vào năm 1913, 1916 đột nhập SàiGòn, Chợ Lớn, lúc thực dân Pháp đang sung sức. Phong trào Phan Xích Long chỉ là mặt nổi của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương mà căn cứ địa là vùng Thất Sơn. Dường như người đời nay đã không ghi ơn các chiến sĩ này một cách tương xứng.

Sấm vãn lưu truyền ở Hậu Giang là ca dao, là văn chương bình dân. Đó là luận đề lớn, để nghiên cứu. Muốn hoàn thành công việc ấy chúng ta cần để nhiều thời giờ đến quan sát tại chỗ, chọn lọc những câu sấm vãn nào được lưu truyền, được nhắc nhở nhiều nhất, trong sinh hoạt hằng ngày.

Trong hoàn cảnh khó khăn, thầy Đoàn Minh Huyên đã hiện đại hóa đạo Phật, nêu thái độ dấn thân (khẩn hoang, giữ nước). Thầy và Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo nối tiếp sau này, chẳng những góp công về mặt chính trị, kinh tế để tô điểm vùng đất nghèo nàn, khó sống nhất.

Công ơn mà bấy lâu nay chúng ta đánh giá không đúng mức là sự xây dựng về văn chương: đó là những lời khuyến dạy về đạo lý được diễn đạt bằng lời lẽ bình dân, theo văn Nôm và theo thể thơ lục bát. Nhiều đoạn trong sấm vãn đã thật sự trở thành ca dao ở vùng biên giới.


Nhà văn Sơn Nam
(Theo Tập san Nghiên cứu văn học, số 16 tháng 6 năm 1972)




Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Sài Gòn đâu cần nhập tịch

Đã nhiều lần tôi ước mình sinh ra đâu đó ở miền quê, có sông suối, núi đồi, vườn cây hoa lá, để lâu lâu về quê lại có những “đêm buồn tỉnh lẻ”, về Sài Gòn kể chuyện làm quà ra cái điều lãng mạn.

Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sài Gòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạc lon, đánh đáo, giựt cô hồn… Thả diều không được vì ông già Mười, nhà có xe hơi xách baton rượt, sợ vướng dây điện. Tụi tui lấy kẹo cao su gắn dính vô chuông cổng nhà ổng rồi bỏ chạy. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cát tê, xập xám,…

Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “…Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tui, em đụng tui, em nói tui đui…”. Tội nghiệp bản “Kiếp nghèo” của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông- tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến gánh nước thuê, cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.

Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cũng cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi. Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sài Gòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?

Mà nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ… chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sài Gòn, không khí Sài Gòn, cơm gạo Sài Gòn, đầu Sài Gòn, tim Sài Gòn,… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi cứ bám riết cái Sài Gòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không phải là dân Sài Gòn.

Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong lũy tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xòa đón nhận.

Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, Oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xi nê cọp. Dễ giận dễ quên.

Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hòa… cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít: “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…”. Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.

Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy hình như mình vẫn không phải là dân Sài Gòn. Vây ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?

Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tùy lúc. To nhất có lẽ khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận vùng Biên Hòa. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70 km2, có 11 quận, từ số 1 đến 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức,.. còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000 km2.

Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận với văn minh Tây phương sớm. Đất lành chim đậu. Người miền Nam đổ về nhiều. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân, khai phá, hành trang không có bờ rào lũy tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.

Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng thiệt mà đãi nhau. Sàigòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa luôn. Đối tượng nói thách của họ là khách hàng, chứ không cứ gặp khách tỉnh mới nói thách. Dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường. Thuận mua vừa bán mà.

Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như ở Sài Gòn. Dân tứ xứ về đây lập nghiệp nhiều. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.

Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia mới giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Đổi đời, Sài Gòn biết sợ. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc trên người tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.

Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất Sài Gòn này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, 10 tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản “Kiếp nghèo” và khá giả từ đó.

Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt vào nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước vì lợi ích chung. Chợ hoa là một chút văn hóa của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.

Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất Sài Gòn này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “ Sài Gòn còn mưa không?”. “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ!”. Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.

Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài hát “Kiếp nghèo” vọng ra từ quán cà phê cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly cà phê. Giọng Thanh Thúy sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…”. Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy hai đọc báo…”. Hai tiếng “thầy hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy lòng ấm lại. Sài Gòn từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thưở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.

Vũ Thế Thành




Ngân hàng Đông Á sẽ bị kiểm soát đặc biệt! Chuyện gì đang xảy ra?

Thông báo viết: NHNN đã thanh tra toàn diện về EAB. Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2012 trở về trước EAB đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của EAB.

Theo đó, NHNN cũng sẽ miễn nhiệm đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của EAB và phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật, xử lýnghiêm minh các tập thể cá nhân vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân ở đây.

EAB vốn là cơ quan kinh tài thuộc Thành ủy TP.HCM.



Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Thiên Tân lại bùng cháy nổ

Hôm nay lửa lại bùng lên ở khu vực nổ kho hóa chất Thiên Tân. Nhiều tiếng nổ lớn cũng được nghe thấy.

Hiện nhà chức trách đã ra lệnh sơ tán người dân trong vòng bán kính 3km tính từ nơi xảy ra vụ nổ vì lo ngại ô nhiễm hóa chất. Lực lượng tác chiến chống hóa học của quân đội cũng đã tiến vào khu vực xảy ra nổ.

Đáng chú ý là rộ lên đồn đoán về việc không thấy ông Tập Cận Bình xuất hiện bằng hình ảnh trên các phương tiện truyền thông kể từ sau vụ nổ ở Thiên Tân hai hôm trước.

Hình ảnh ghi nhận tại Thiên Tân trưa 15-8.


Minh Trí


Hễ mưa là ngập

Cơn mưa nhẹ cuối giờ chiều ngày 15-8-2015 đã làm cho một số tuyến đường trong Sài Gòn ngập, trong đó có đoạn Nguyễn Xí (gần ngã tư Nguyễn Xí – Đinh Bộ Lĩnh), đã khiến cho nhiều phương tiện giao thông đi lại khó khăn.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên Sài Gòn Báo từ người dân địa phương, con đường này, mưa nhẹ là đủ ngập và kéo dài đã hơn chục năm qua. Một số người dân chấp nhận chọn giải pháp “vòng xe lại” tìm đường khác. Một số thì chấp nhận “đi trong ngập”.

Sau quá trình “vượt ngập”, nhiều phương tiện đã không thể vận hành, phải dắt bộ tìm tiệm sửa.

Tình hình giao thông ở đây, thời điểm khoảng 17 giờ - 19 giờ, các con đường gần đó như Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13, xe khá đông, khó khăn trong việc đi lại...


Minh Trí - Ngọc Thịnh

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Sắp mở màn: kịch hay "Bắc đới hà"



Hội nghị Bắc Đới Hà mỗi năm một lần có thể trở thành cuộc đấu giữa các nguyên lão và nhà lãnh đạo đương nhiệm, trong đó, bên bị “đấu tố” chính là ông Tập Cận Bình.
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay có thể sẽ khác một trời một vực với hai năm trước khi ông Tập Cận Bình hừng hực khí thế, “bắn hạ” một loạt “hổ lớn” như Bạc Hi Lai (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành uỷ Trùng Khánh), Chu Vĩnh Khang (nguyên Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính pháp Trung ương), Quách Bá Hùng (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương) và Lệnh Kế Hoạch (nguyên Uỷ viên Trung ương kiêm Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc).
Xem xét sóng gió trên thị trường chứng khoán đang diễn ra có thể thấy vấn đề nghiêm trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt, là trên lĩnh vực kinh tế và bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, từ đó dẫn tới khả năng mất kiểm soát và “bị lật ghế”. Việc kinh tế, chính trị và nhân sự có nhiều điểm trộn lẫn nhau khiến cho hội nghị Bắc Đới Hà lần này nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận. Kỳ thực, trong đó nhân sự là nội dung quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu như kinh tế mất kiểm soát như trên thị trường chứng khoán nước này hiện nay, ông Tập Cận Bình không những không thực hiện được việc để người khác “có thể lên, có thể xuống” như mong muốn, mà e rằng chính ông Tập Cận Bình sẽ là đối tượng “có thể xuống” đầu tiên. Việc ông Tập Cận Bình bị buộc phải kiểm thảo là còn nhẹ. Nếu nghiêm trọng tới mức mất kiểm soát, việc “bưng” ông Tập Cận Bình xuống là điều dễ thấy.

Cùng điểm lại chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình:



Nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng đã bị khai trừ Đảng. Ông Quách bị cáo buộc đã “lợi dụng vị trí chức vụ để thăng quan tiến chức cũng như trục lợi từ những kẻ hối lộ.



Trước đó, quan chức quân đội cấp cao nhất Tướng Từ Tài Hậu cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào giữa năm 2014 vì tội nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền. Trong lúc bị đặt trong vòng điều tra và có nguy cơ phải ra hầu tòa án hình sự, Từ Tài Hậu qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3/2015. Theo báo cáo của truyền thông địa phương, số tiền mặt cất giữ tại nhà của ông cần phải mất một tuần để có thể kiểm kê và 12 xe tải vận chuyển về cơ quan điều tra.



Cánh tay phải của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ, ăn cắp bí mật quốc gia, cũng như bao nuôi tình nhân và lợi dụng chức quyền để thỏa mãn dục vọng của mình. Lệnh Kế Hoạch trở thành chính trị gia lớn thứ hai bị “hạ bệ” bởi chiến dịch chống tham nhũng, ngay sau vụ ngã ngựa của nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - Chu Vĩnh Khang.



Ngày 16/7, Phó Cục trưởng Tổng cục Thể thao Trung Quốc Tiêu Thiên đã bị sa thải và hiện đang đặt trong vòng điều tra vì những cáo giác tham nhũng.



Trùm tài phiệt Liu Han ở tỉnh Hồ Bắc đã phải nhận mức án tử hình với tội danh giết người và điều hành tổ chức có hình thức hoạt động giống mafia. Hắn tuy không phải là một quan chức cấp cao dính líu đến tham nhũng song lại có quan hệ mật thiết với “hổ lớn” Chu Vĩnh Khang.



Ngày 11/6, Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 thành phố Thiên Tân đã tuyên án tù chung thân đối với cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, với các tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và cố ý để lộ bí mật quốc gia. Ông Chu Vĩnh Khang bị tước vĩnh viễn các quyền về chính trị và bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.



Bạc Hy Lai - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh - năm 2013 đã phải chịu án tù chung thân vì tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Trong "Sách Trắng” 2014, lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc công khai thừa nhận việc Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai câu kết bè phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nguyễn Gia Định

Cần nói rõ, Trung Quốc từng là bạn và giờ thì họ đang xâm lấn Việt Nam

“Chúng ta có thể thấy rõ ai là bạn, ai làm hại, ai đang xâm lấn đất nước, nếu không có sự thay đổi và đánh giá đúng đắn thì chúng ta sẽ đối mặt với thách thức lớn”. Đây là phát biểu nhấn mạnh của TS Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, tại hội thảo “70 năm ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tổ chức hôm 12-8.
TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, cho biết trong sự nghiệp ngoại giao của Việt Nam luôn có 2 mối quan hệ chi phối: giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và Mỹ.

“Năm 1991-1992, Tổng Bí thư Đỗ Mười đặt câu hỏi nếu xem Mỹ là kẻ thù số 1 thì đối với Mỹ thế nào? Chúng tôi phải nói rằng chừng nào chúng ta còn xem Mỹ là kẻ thù số 1 thì khó phát triển. Tổng Bí thư đồng ý phải chuyển thành đối tác chứ không phải là kẻ thù. Đó là bước chuyển rất quan trọng trong tư duy. Có bước chuyển đó thì mới xóa bỏ cấm vận và phát triển, hợp tác. Nếu có lệch lạc trong xử sự 2 mối quan hệ này thì chúng ta có vấn đề. Mà điều này còn ảnh hưởng đến cả đối nội” - ông Lược nói.

Bà Phạm Chi Lan, cựu phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, yêu cầu Bộ Ngoại giao minh bạch đặt hẳn vấn đề với Đảng, Chính phủ trong giải quyết sòng phẳng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. “Họ đã giúp chúng ta những gì và họ đã làm những gì với chúng ta, không nên để nhiều khi người dân không hiểu nổi hiện chúng ta đang coi Trung Quốc là thế nào. Nếu có điều gì xảy ra, tôi e khó huy động lực lượng toàn dân như đã từng huy động được trong các cuộc chiến tranh trước đây” - bà Lan nói.

“Giải quyết sòng phẳng quan hệ với Trung Quốc” là ý kiến chung của hội thảo “70 năm ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nguyễn Gia Định


Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Vậy mà cũng gọi là... "nhân quyền"

Cần tuyển lao động Việt Nam, lập ra chương trình VISA định cư cho người lao động mà lại từ chối đảng viên đảng của giai cấp công nhân tiên tiến, là sao?

Chưa kể trang web này còn xếp đảng viên chung với những người mắc bệnh truyền nhiễm và người đang bị kiện tụng nữa chứ...

Không lẽ đảng viên còn nguy hiểm hơn AIDS và những tên sát nhân?

(http://laodongdinhcu.visadimy.vn/doi-tuong.html)

Minh Châu




Sài Gòn thật quá đỗi Sài Gòn

"Sài Gòn thật quá đỗi Sài Gòn. Có những góc đời dễ thương, có những người trẻ dễ mến và cũng chẳng thiếu người thân thể lành lặn mà tâm hồn khuyết tật". Bạn đọc Hoàng Mỹ Uyên, chia sẻ:

Sáng con bạn réo liên hồi trên fb, nó biểu đi kiếm anh đánh giầy câm và con chó mù cho nó… Chạy xuống thì chỉ thấy anh đang đi lơn tơn, hỏi "ủa có anh thôi hả? Con chó đâu rồi?" Ảnh quắc quắc dẫn đi tới 1 chút. Cậu nhỏ 1 tháng tuổi bị mù đang ngủ say sưa trong bộ áo có lẽ là mới được tặng.

Hỏi anh ăn cơm chưa? Anh kêu ăn rồi, đi ngang tủ bánh ướt, chị bán bánh réo "ê thằng kia, không trả sáu chục tao bắt con chó của mày nhe mày". Anh không nói gì, ra dấu cho tui ngồi chơi với con chó, anh lấy cái bóp ra, lấy 100.000 đem đi trả cho chị. Bóp có hai ba tờ 100 gì đó. Anh khoe tui tờ tiền nước nào đó, cười tươi rồi cất.

Hỏi thăm cánh tay phải không sử dụng được, thì anh đưa 5 ngón tay lên và gật đầu khi tui bảo "5 năm rồi?" Hỏi vì sao thì anh đưa nắm đấm, không hiểu do quánh lộn hay gì. Bảo anh "bạn em muốn phụ anh nhưng sợ anh bọc tiền trong người, nguy hiểm. Bạn ấy trả hết tiền cơm tháng chỗ anh hay ăn rồi cứ mỗi ngày tới đó ăn nhe được hông?" Anh lắc đầu, "body language" ý là đi suốt trên đường, thấy đâu ăn đó. Mỗi bữa ăn hai mươi lăm ngàn, một ngày kiếm được cỡ 100.000

Câu chuyện đang nói thì mấy bạn ở nhà hàng gần đó lớn tiếng nói qua

- Hey, bốn triệu bán con chó không?

Anh lắc đầu nguầy nguậy.

- Giá chót năm triệu?

Anh nhăn nhó bực mình cúi đầu hút thuốc không cười nữa.

- Nó mù, mà mình không nuôi được để người ta nuôi người ta chữa cho nó không tốt à.

Anh quay qua tui, diễn tả là 1 tháng trước nó bị vứt gần đây, anh lượm nuôi, nó rất thích anh. Xong anh dẫn tui lại coi cái giỏ. Anh cho coi mấy bịch sữa tươi, hủ sữa chua giang dỡ anh lấy nilong sạch đậy lại. Anh kéo tiếp ra 2 hộp thức ăn khoe và vẻ như khẳng định là anh nuôi được. Anh nói mọi người thấy đều thích nó nên hay cho sữa nó uống.

Tui chỉ anh cái quán và bảo quán có buồng tắm, anh có muốn ngày ngày ghé qua tắm rửa không? Em có một ít quần áo đàn ông, em tặng anh. Mỗi ngày lên đó ăn cơm, em tính 10.000 thôi, nha. Em hông có cho, em nấu cơm nhà, cho rẻ, nha? Anh cũng nhứt định không chịu.

Trong lúc ngồi chơi với anh thấy nhiều bạn gái trai chạy qua gửi anh tiền mua sữa cho con chó. Mỗi người trăm ngàn. Mấy bạn gặp được anh thấy mừng ra mặt. Có cô trung niên đi qua buông câu "giờ coi bộ khỏi đánh giầy cũng có tiền rồi". Tui buộc miệng "chị không nói người ta cũng không nói chị câm chị gái à". Chị ấy bĩu môi rồi đi.

Mặt anh lại buồn và có cả giận. Cậu nhỏ thức giấc chạy lon ton, anh cười rạng rỡ khoái chí nựng cậu nhóc nhỏ.

Tui đi ra một góc gọi cho bạn. Bạn hỏi tui "giờ sao? Giúp anh như thế nào? Cho tiền thì sợ anh nguy hiểm vì giờ nhiều người tìm anh. Làm gì bây giờ?"

Tui cúp điện thoại, hỏi lịch đi lại của anh mỗi ngày để an tâm mai anh sẽ lại qua đây. Tuy nhiên, câu hỏi của bạn gọi về vẫn chưa nghĩ ra. Sài Gòn thật quá đỗi Sài Gòn. Có những góc đời dễ thương, có những người trẻ dễ mến và cũng chẳng thiếu người thân thể lành lặn mà tâm hồn khuyết tật.

Hoàng Mỹ Uyên