Đáp lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trên đường sang Mỹ. Phi cơ Việt Nam Airline chở ông và phái đoàn Việt Nam đáp tại phi trường quân sự Andrew lúc 8 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2015. Quan chức Hoa Kỳ ra đón tiếp ông Trọng là các ông Scot Marciel, quyền trợ lý ngoại trưởng, Cục Trưởng cục lể tân Peter Selfridge, và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.
Bánh ít đi, bánh quy lại?
Tại sao ngày nay Nguyễn Phú Trọng muốn được mời sang thăm Mỹ? Bởi vì đứng trước bối cảnh chính trị trong vùng Á Châu, với động thái hung hăng ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, Việt Nam tìm đường liên minh với một cường quốc nào, hay phe nhóm quốc gia nào, có đủ khả năng và thế lực, có thể làm giảm tham vọng của Bắc Kinh, cường quốc đó là Mỹ.
Cho nên chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ nhằm mục đích tìm sự hợp tác quân sự song phương với Hoa Kỳ. Ngược lại Mỹ cũng cần kết thân với một Việt Nam đang tranh chấp quyết liệt chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, khi Hoa Kỳ xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương.
Những lời đường mật của Trung Quốc luôn nhắc nhở 16 chữ vàng và 4 cái tốt trở thành vô nghĩa đối với các đảng viên thân Bắc Kinh. Họ đã thức tỉnh, nhóm lãnh đạo bảo thủ nhận thấy đàn anh cùng chí hướng và tư tưởng đang chủ trương thôn tính Việt Nam.
Mặt khác hướng về Tây phương cũng là yêu cầu của một nhóm trí thức đảng viên cao cấp chủ trương từ lâu, và nay dư luận quần chúng đã công khai phát biểu qua cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy có 69% người Việt Nam được hỏi trả lời rằng, quan hệ thương mại với Mỹ quan trọng hơn là với Trung Quốc. Và 89% người Việt Nam nói được gia nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là điều rất tốt cho đất nước.
Lợi ích là vĩnh viễn
Trong bối cảnh đó báo Washington Post tiết lộ, chính quyền Obama cho biết Hà Nội bài tỏ nguyện vọng tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ và Tổng thống Obama đã đáp ứng mong đợi đó. Phải chăng do ông Phạm Quang Nghị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, người được Nguyễn Phú Trọng tin cẩn, đã đến Mỹ ngày 21-7-2014 để vận động cho ông Nguyễn Phú Trọng được mời và được tiếp đón một cách đặc biệt khi ông thăm viếng Hoa Kỳ. Sau đó ngày 20-3-2015 Bộ trưởng công an Trần Đại Quang lại sang Hoa Kỳ nên giới quan sát quốc tế cho đó là “một bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Việt”.
Tiến sĩ Jonathan London, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Việt từ Hong Kong nhận định với VOA rằng: “Chúng ta đang chứng kiến hai nước cựu thù Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau đi đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên”.
Lord Palmerston nổi tiếng vì đã từng nói: “Chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn, chúng ta cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chúng ta chỉ có các lợi ích vĩnh viễn”. Ngày nay Việt Nam và Hoa Kỳ đang theo đuổi lợi ích của mình. Xưa nay vì lợi ích các đồng minh hay kẻ thù cũng đã thay đổi lập trường. Phải chăng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ-Trung Quốc đang đổi thay.
Người ta còn nhớ năm 1972 trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon được long trọng tiếp rước tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã tuyên bố: “kẻ thù ngày trước cũng có thể trở thành người bạn ngày hôm sau”. Liền các bản khẩu hiệu chống “đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của đất nước ta”, treo dán đầy đường lần lược biến mất.
Giáo sư Alexander L. Vuving thuộc trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á Thái Bình Dương tại Honolulu còn so sánh chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Nixon năm 1972 đã “mở một cuộc diện mới” trong tam giác quan hệ Liên Sô-Trung Quốc-Mỹ.
Ngày nay ông nghĩ chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ mở ra một cuộc diện mới trong tam giác quan hệ Việ-Trung-Mỹ. Trong khi đó Giáo sư Carl Thayer viết bài “Việt Nam xoay trục sang Mỹ” đăng trên trang web the Diplomat, nhận định rằng: Việt Nam có thể coi Hoa Kỳ là một đối tác đáng tin cậy, theo ông Thayer thì sự đánh giá nầy sẽ được đưa vào các văn kiện chính sách chiến lược quan trọng được soạn thảo và sẽ được đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII thông qua.
Nhân quyền và tự do tôn giáo
Tuy nhiên vẫn có người cho rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách lật đổ chế độ thông qua việc khai thác vấn đề nhân quyền tự do tôn giáo như một đòn bẩy thúc đẩy việc biến đổi Việt Nam thành một nền dân chủ đa đảng. Điều đó Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định trong cuộc phỏng vấn tuần rồi với VnEpress: “Hai nước Việt Mỹ đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặt biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau”.
Nghi lễ Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong ngày 7-7-2015 tại phòng Bầu dục Nhà Trắng, mang ý nghĩa biểu tượng và trọng thị, mặc dù ông Trọng không phải là nguyên thủ quốc gia. Như vậy cũng là một cách Mỹ công khai chấp nhận đảng cộng sản Hà Nội là nhà cầm quyền chính thức của Việt Nam.
Hai bên đã có các cuộc thảo luận thẳng thắng về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Tổng thống Obama nói, dù Hoa Kỳ và Việt Nam còn khác biệt về học thuyết chính trị nhưng hai nước đang làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác trong các lãnh vực y tế, khí hậu và các vấn đề khác. Riêng Nguyễn Phú Trọng công khai tiết lộ hai bên trao đổi về những vấn đề vướng mắc như đàm phán và ký kết TPP, nhân quyền, tình hình diễn biến mới trên Biển Đông và hai bên đồng ý thúc đẩy mối quan hệ toàn diện trong nhiều lãnh vực đặc biệt an ninh và quốc phòng.
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí, hai vị Tổng thống Obama và Nguyễn Phú Trọng xác nhận sự hợp tác toàn diện, đặc biệt ông Nguyễn Phú Trọng nói rõ ràng với Tổng thống Obama một cách rất tự nhiên thành thật: “Quá khứ chúng ta không quên, nhưng tương lai do chính chúng ta xây dựng”. Một cách xác định ý muốn Việt-Mỹ sẽ bắt tay xây dựng tương lai. Vậy ông Trọng cố tình quên 16 chữ vàng của Trung Quốc, “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, hay là như người tây phương có câu nói mỉa mai “thành thật tiếp nối” (sincérité successive). Rồi đây ông sẽ trả lời với Trung Quốc như thế nào hay là Việt Nam đã dứt khoát xoay trục về Mỹ quốc?
Hai vấn đề chủ yếu đối với Việt Nam là được gia nhập TPP, và hợp tác quốc phòng song phương nhằm chống lại sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng khúc xương khó nuốt là nhân quyền.
Cộng sản hứa và cộng sản làm
Cho dù Nguyễn Phú Trọng có hứa hẹn để cho cuộc thảo luận với Tổng thống Obama dược tốt đẹp, thì vấn đề nhân quyền nầy vẫn phải được Bộ chính trị và Trung ương đảng mổ xẻ, kiểm điểm lại và sẽ kềm hãm, hoặc cấm đoán. Bởi vì một khi có quyền tự do ngôn luận, có quyền biểu tình phản đối ôn hòa, có quyền tự do hội họp, có quyền đình công… thì đảng sẽ mất một phần lớn quyền toàn trị.
Đã có lần ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết, từng hứa hẹn với Tổng thống George W. Bush tháng 6 năm 2007, rằng Việt Nam sẽ cải thiện nhân quyền, nhưng khi ông về Việt Nam thì nhà nước do ông lãnh đạo đàn áp nhân quyền mạnh bạo hơn.
Trước khi ông Triết đi Mỹ, Việt Nam đã thả nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Vũ Bình do yêu cầu từ phía Mỹ để chứng minh Việt Nam trên con đường tôn trọng nhân quyền. Nhưng sau đó họ bắt lại nhiều người hơn. Lần nầy trước khi Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, Hà Nội cũng đã thả Điếu cày Nguyễn Văn Hải do chính Tổng thống Obama đích thân kêu gọi phải thả từ lâu.
Cho nên ngườii ta có thể hình dung trong cuộc đàm phán về việc gia nhập TPP, Việt Nam có thể cam kết một số điều thuận cho phái đoàn Mỹ và quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận. Nhưng sau đó Hà Nội có giữ lời cam kết hay không? Đó lại là vấn đề khác, một vài quan chức Mỹ nghĩ rằng chúng ta phải chờ xem. Từ trước đến nay sự tráo trở, mưu mẹo, chối bỏ lời cam kết là thói quen trắng trợn của cộng sản.
Tóm lại Việt Nam đứng trước hiện tình chính trị phải đương đầu với sự đe dọa của Trung Quốc, nhiều tiền, mạnh thế lực quân sự, lắm mưu mẹo nên Hà Nội không có con đường nào khác là phải đổi mới tư duy, phải tìm đường hợp tác với Mỹ. Trong trường hợp đó Việt Nam sẽ phải cải thiện nhân quyền, chế độ sẽ cởi mở hơn, và thêm một lần nữa phải “đổi mới để sống còn”.
Hay là chuyến đi nầy của Nguyễn Phú Trọng chỉ có mục đích tạo uy thế cho cá nhân và phe nhóm của ông trong kỳ đại hội đảng lần thứ 12 mà thôi. Nếu quả thật như vậy thì sẽ vô cùng bất hạnh cho dân tộc và đất nước Việt Nam.
8-7-2015
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015
Việt Nam có thật xoay trục sang Mỹ không?
Võ Long Triều
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
bán mắt kính thể thao
Trả lờiXóaốp lưng iphone 7 tphcm
Trả lờiXóa