Các vụ án “hot” gần đây đều đuợc các cơ quan điều tra tiến hành “Dựng lại hiện trường” nhằm mục đích tái hiện lại hiện trường vụ án, xem cách hung thủ gây án và thực hiện hành vi phạm tội của mình ra sao.
Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì:
Điều 153. Thực nghiệm điều tra
1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.
2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Như vậy, khi dựng lại hiện trường thì phải có người chứng kiến. Sự tham gia của những người này nhằm loại trừ sự nghi ngờ đối với kết quả điều tra, tránh khỏi sự vu cáo, xuyên tạc kết quả điều tra từ phía những người có lợi trong vụ án.
Nhưng trong vụ án Bình Phước khi tiến hành dựng lại hịên trường vụ án thì chỉ có phía cơ quan điều tra, luật sư của nghi can với phía bên kiểm sát chứng kiến việc dựng lại hiện trường, không cho báo chí và không cho người dân xem, cũng không cho quay clip lại.
Cá nhân người viết thấy vấn đề này có 2 mặt:
1. Việc dựng lại hiện trường phải bảo mật, không để người dân cũng như các cơ quan báo chí biết để tránh trường hợp “lời ra tiếng vào”. Đó là việc của cơ quan điều tra và họ sẽ biết phải làm thế nào để xác minh tình tiết vụ án một cách khách quan, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.
2. Nếu như hiện trường chỉ có những người trong cuộc, không có sự tham gia của 1 bên thứ 3 (đại diện người dân hoặc báo chí) thì liệu việc dựng lại hiện trường đó có khách quan hay không?
Nên hay không việc sẽ ban hành quy định cho phép người dân nào, cơ quan báo chí nào được xem cảnh dựng lại hiện trường vụ án, tuy nhiên những người chứng kiến trên phải đảm bảo thông tin được bảo mật và họ sẽ trở thành nhân chứng cho việc dựng lại hiện trường nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra sau đó.
Bạn đọc nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015
Ai được xem cảnh dựng lại hiện trường?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét