Hội nghị Bắc Đới Hà mỗi năm một lần có thể trở thành cuộc đấu giữa các nguyên lão và nhà lãnh đạo đương nhiệm, trong đó, bên bị “đấu tố” chính là ông Tập Cận Bình.
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay có thể sẽ khác một trời một vực với hai năm trước khi ông Tập Cận Bình hừng hực khí thế, “bắn hạ” một loạt “hổ lớn” như Bạc Hi Lai (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành uỷ Trùng Khánh), Chu Vĩnh Khang (nguyên Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính pháp Trung ương), Quách Bá Hùng (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương) và Lệnh Kế Hoạch (nguyên Uỷ viên Trung ương kiêm Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc).
Xem xét sóng gió trên thị trường chứng khoán đang diễn ra có thể thấy vấn đề nghiêm trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt, là trên lĩnh vực kinh tế và bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, từ đó dẫn tới khả năng mất kiểm soát và “bị lật ghế”. Việc kinh tế, chính trị và nhân sự có nhiều điểm trộn lẫn nhau khiến cho hội nghị Bắc Đới Hà lần này nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận. Kỳ thực, trong đó nhân sự là nội dung quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu như kinh tế mất kiểm soát như trên thị trường chứng khoán nước này hiện nay, ông Tập Cận Bình không những không thực hiện được việc để người khác “có thể lên, có thể xuống” như mong muốn, mà e rằng chính ông Tập Cận Bình sẽ là đối tượng “có thể xuống” đầu tiên. Việc ông Tập Cận Bình bị buộc phải kiểm thảo là còn nhẹ. Nếu nghiêm trọng tới mức mất kiểm soát, việc “bưng” ông Tập Cận Bình xuống là điều dễ thấy.
Cùng điểm lại chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình:
Nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng đã bị khai trừ Đảng. Ông Quách bị cáo buộc đã “lợi dụng vị trí chức vụ để thăng quan tiến chức cũng như trục lợi từ những kẻ hối lộ.
Trước đó, quan chức quân đội cấp cao nhất Tướng Từ Tài Hậu cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào giữa năm 2014 vì tội nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền. Trong lúc bị đặt trong vòng điều tra và có nguy cơ phải ra hầu tòa án hình sự, Từ Tài Hậu qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3/2015. Theo báo cáo của truyền thông địa phương, số tiền mặt cất giữ tại nhà của ông cần phải mất một tuần để có thể kiểm kê và 12 xe tải vận chuyển về cơ quan điều tra.
Cánh tay phải của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ, ăn cắp bí mật quốc gia, cũng như bao nuôi tình nhân và lợi dụng chức quyền để thỏa mãn dục vọng của mình. Lệnh Kế Hoạch trở thành chính trị gia lớn thứ hai bị “hạ bệ” bởi chiến dịch chống tham nhũng, ngay sau vụ ngã ngựa của nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - Chu Vĩnh Khang.
Nếu như kinh tế mất kiểm soát như trên thị trường chứng khoán nước này hiện nay, ông Tập Cận Bình không những không thực hiện được việc để người khác “có thể lên, có thể xuống” như mong muốn, mà e rằng chính ông Tập Cận Bình sẽ là đối tượng “có thể xuống” đầu tiên. Việc ông Tập Cận Bình bị buộc phải kiểm thảo là còn nhẹ. Nếu nghiêm trọng tới mức mất kiểm soát, việc “bưng” ông Tập Cận Bình xuống là điều dễ thấy.
Cùng điểm lại chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình:
Nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng đã bị khai trừ Đảng. Ông Quách bị cáo buộc đã “lợi dụng vị trí chức vụ để thăng quan tiến chức cũng như trục lợi từ những kẻ hối lộ.
Trước đó, quan chức quân đội cấp cao nhất Tướng Từ Tài Hậu cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào giữa năm 2014 vì tội nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền. Trong lúc bị đặt trong vòng điều tra và có nguy cơ phải ra hầu tòa án hình sự, Từ Tài Hậu qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3/2015. Theo báo cáo của truyền thông địa phương, số tiền mặt cất giữ tại nhà của ông cần phải mất một tuần để có thể kiểm kê và 12 xe tải vận chuyển về cơ quan điều tra.
Cánh tay phải của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Lệnh Kế Hoạch cũng đã bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ, ăn cắp bí mật quốc gia, cũng như bao nuôi tình nhân và lợi dụng chức quyền để thỏa mãn dục vọng của mình. Lệnh Kế Hoạch trở thành chính trị gia lớn thứ hai bị “hạ bệ” bởi chiến dịch chống tham nhũng, ngay sau vụ ngã ngựa của nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - Chu Vĩnh Khang.
Ngày 16/7, Phó Cục trưởng Tổng cục Thể thao Trung Quốc Tiêu Thiên đã bị sa thải và hiện đang đặt trong vòng điều tra vì những cáo giác tham nhũng.
Trùm tài phiệt Liu Han ở tỉnh Hồ Bắc đã phải nhận mức án tử hình với tội danh giết người và điều hành tổ chức có hình thức hoạt động giống mafia. Hắn tuy không phải là một quan chức cấp cao dính líu đến tham nhũng song lại có quan hệ mật thiết với “hổ lớn” Chu Vĩnh Khang.
Ngày 11/6, Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 thành phố Thiên Tân đã tuyên án tù chung thân đối với cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, với các tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và cố ý để lộ bí mật quốc gia. Ông Chu Vĩnh Khang bị tước vĩnh viễn các quyền về chính trị và bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.
Bạc Hy Lai - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh - năm 2013 đã phải chịu án tù chung thân vì tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Trong "Sách Trắng” 2014, lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc công khai thừa nhận việc Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai câu kết bè phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nguyễn Gia Định
viền iphone 7
Trả lờiXóa