Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Trung Quốc bắn đạn thật trong diễn tập ở biển Đông

Theo tin từ Cục Hải sự Trung Quốc, từ 0 giờ sáng 30/6 đến 24 giờ đêm 6/7, quân đội nước này sẽ tổ chức huấn luyện sử dụng vũ khí thật ở vùng biển Hoa Đông.

Cơ quan này yêu cầu tàu thuyền không được đi vào vùng biển liên quan trong thời gian diễn ra diễn tập quân sự.

Trước đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 29/6 cho biết hai tàu Hải cảnh của Trung Quốc đang đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.

Theo báo cáo của JCG, các tàu này bắt đầu đi vào vùng biển trên lúc 18 giờ tối 28/6 (giờ địa phương). Văn phòng JCG Khu vực 11 ở thành phố Naha cho biết 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu Hải cảnh 2307 và Hải cảnh 2337.


Cao Trí

(Tàu khu trục Trung Quốc DDG-169 Wuhan)

Dân trí mình đúng thấp thật, cảm ơn Đảng và Nhà nước!

Câu nói của ông đại biểu: “Dân trí nước ta còn thấp.” Bị người dân, chủ yếu dân mạng phản đối ầm ĩ. Còn lại đa phần số đông, những người dân, người lao động không bao giờ online thì chẳng biết, chẳng bận tâm.

Mà cho dù có biết đi chăng nữa thì cũng kệ vì chả thấy liên quan gì tới mình. Đấy, mình bị cái đứa mình nuôi nó chửi thẳng mặt là ngu mà cũng không biết, không quan tâm, thì thử hỏi mình có ngu thật hay không?

Chưa kể,

Dân trí cao cỡ nào khi mà ngoại trừ những người quan tâm chính trị ra thì còn mấy ai biết cụ thể công việc, trách nhiệm của những chức danh như Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân, Ủy ban mặt trận Tổ Quốc… là cái gì? Họ làm những công việc gì? Trách nhiệm của họ đến đâu?

Tại sao ông Đại Tướng chẳng bao giờ thấy mặt mũi trên các thông tin chiến trận ngoại trừ có mặt ở một vài cuộc họp vớ vẩn với ngoại bang? Tại sao những vụ doanh nghiệp Nhà Nước thua lỗ động trời không một ai phải đứng ra chịu trách nhiệm hay nói một lời xin lỗi?

Dân mù tịt không biết đâu mà lần, thậm chí cũng là không quan tâm chút nào hết. Thế thì hỏi có là ngu không? Ngu vì không được dạy hay ngu vì không biết tự tìm hiểu hay ngu vì tìm hiểu mãi cũng không ra… Dù cho là ngu vì bất cứ lý do gì thì vẫn là ngu. Ngu thì là dân trí thấp. Đúng quá rồi còn gì.

Dân trí có cao không khi đa phần người dân không hề muốn nghe muốn nói đến chuyện chính trị vì cho rằng nó không liên quan tới cuộc sống của mình. Không hề biết rằng chuyện chính trị chính là quyền của mình để lập ra một chính phủ có trách nhiệm chăm lo cho đời sống của mình.

Chính trị chính là nội dung giáo dục con cái mình nên người. Chính trị chính là niềm tự hào dân tộc của dân mình khi bước ra khỏi đất nước. Chính trị chính là liều thuốc con mình tiêm vào người, là con đường mình đi, là hàng hóa mình tiêu thụ, là không khí mình hít thở, là sức khỏe của chính mình và gia đình mình?

Tách rời chính trị khỏi cuộc sống và trách nhiệm của bản thân trong khi nó ảnh hưởng sâu sắc và gắn liền mật thiết đến nhau. Cho rằng nó thì không liên quan đến mình, mình thì không làm gì được nó, thì thử hỏi có ngu không, có dân trí thấp không?

Dân trí cao cỡ nào mà để cho Trung Quốc nó ngang nhiên chiếm đảo chiếm đất xây dựng sân bay, công trình mà vẫn im lặng không nói một lời.

Dân trí cao chắc chắn sẽ phải biết biểu tình và giữ im lặng khi bị bắt là hai trong những quyền cơ bản nhất của con người trên bất cứ vùng đất văn minh nào.

Dân trí cao thì đâu thể im lặng đi trên những cây cầu mới xây đã sập, bê tông cốt tre, đường cao tốc sóng trâu, công trình trăm ngàn tỷ vừa khánh thành đã hư hỏng, đập nước bờ kè mưa một trận đã sụt lún…

Dân trí cao thì nỡ nào mà để người dân mình tự lừa đảo người mình, tự đầu độc dân mình, tự làm hại đồng bào mình. Giúp người ta tiêu thụ hóa chất độc hại, nông sản độc hại còn nông sản của dân mình thì phải đổ bỏ đi vì thừa mứa và rẻ mạt.

Dân trí cao thì sao để chính quyền tự ý lấy thuế xây cái miếu vài trăm tỷ thờ một ông học giả ngoại bang rồi còn trơ trẽn tuyên bố xây thế thôi chứ chưa quyết định thờ ai. Hẳn là chính quyền dư nhiều tiền lắm. Nhưng dư tiền sao lại phải đi vay Trung Quốc tiền xây cái đường tàu cao tốc để rồi bị họ chèn ép. Dư tiền sao lại phải đi vay viện trợ bảo vệ môi trường trong khi tiền phí bảo vệ môi trường thì tận thu từ trong giá xăng giá điện?

Dân trí cao thì sao mà có mấy chuyện hy hữu cười ra nước mắt rằng cuộc sống của ta là hạnh phúc nhất, yên bình nhất.

Dân trí cao làm sao chịu nổi khi chính quyền làm được một việc nhỏ thì bắt dân mang ơn, tạc tượng. Còn khi chính quyền làm sai những việc tày đình thì không cần xin lỗi, từ chức, chịu trách nhiệm, chỉ cần rút kinh nghiệm là xong?

Dân trí cao thì hẳn đã chẳng phải xấu hổ khi dân ta ra nước ngoài mang bao tiếng xấu, trộm cắp, mại dâm, vô ý thức vô văn hóa.

Nếu dân trí mà có cao thì phụ nữ Việt đã chẳng phải lũ lượt ra nước ngoài bán dâm, bị mua làm vợ, bị hành hạ, bị xúc phạm. Người dân Việt đã chẳng phải qua Cam, qua Lào làm giúp việc, lao động nặng nhọc, chui nhủi.

Nếu dân trí mà không thấp thì hàng trăm ngàn sinh viên thạc sĩ tiến sĩ ra trường hẳn đã phải có công ăn việc làm, có những đồ án, công trình giúp ích cho cộng đồng chứ không xếp hàng dài thất nghiệp ăn bám gia đình xã hội.

Nếu dân trí cao thì hẳn phải biết đất nước đã đi thụt lùi thế nào sau những năm tháng “giải phóng”. Từ một nước tự sản xuất được xe hơi nội địa thành một nước không sản xuất được con ốc con vít. Từ một nước được miễn phí học hành, y tế biến thành có nhiều tiền cũng chưa chắc có được môi trường học hành, y tế đủ tốt. Từ một nước được bao nước thèm muốn, ước ao trở thành một nước bị xem thường.

Nếu dân trí cao hẳn đã phải nhận ra những mâu thuẫn, nhìn thấy những sự thật đang được giấu kín thay vì nói gì biết đấy, kêu gì làm đấy.

Nếu dân trí cao liệu có để cho các ngài lãnh đạo xem như trò hề, muốn làm gì thì làm, muốn chặt cây thì chặt, hứa một đằng làm một nẻo, muốn thay cây gì thì thay, muốn bán đất cho ai, bán tài nguyên cho ai, cho ai thuê đất bao lâu thì cho.

Nếu dân trí cao hẳn không thể để mặc cho những người được mình ủy quyền lộng hành tác oai tác quái. Sâu mọt khắp nơi từ trung ương đến địa phương, từ trong ra ngoài, từ lớn đến bé, từ xưa đến nay mà không một động thái ngăn cản.

Nếu dân trí cao người ta hẳn sẽ phải thích đọc sách hơn xem truyền hình, thích nghiên cứu tìm hiểu hơn là đọc tin tức giải trí. Nhưng xem kìa, Việt Nam là một trong những nước đọc sách ít nhất thế giới.

Nếu dân trí cao thì hẳn sẽ không cười xòa khi đọc tin tức “Cá mập cắn đứt cáp” “Nhím gà dê hỗ trợ nông dân đi lạc vào nhà bí thư, chủ tịch”.

Nếu dân trí cao hẳn người dân phải biết hợp sức lại, biết cất tiếng nói của mình, biết liên kết với nhau tạo nên sức mạnh.

Và quan trọng nhất, nếu dân trí cao thì người dân chắc chắn phải biết chuyện gì đang xảy ra với đất nước mình, với dân tộc mình.

Đấy, xin mời các bạn xem lại, tự vấn lại bản thân một chút. Rằng so với một vài biểu hiện của dân trí cao như trên, thì tự xem dân trí của mình có cao không? Nếu có, thì xem tiếp, xung quanh mình có bao nhiêu người có dân trí cao giống mình trên tổng số người mình quen biết và tiếp xúc hàng ngày? Còn nếu không, thì thôi, ông đại biểu nói đúng, dân trí mình thấp thật, nói thẳng tuột, mình thật là ngu, dân mình cũng ngu, rất ngu, đấy là sự thật không còn nghi ngờ và bàn cãi gì nữa.

Ấy thế thì, thay vì phản bác và chê trách ông đại biểu, người dám nói dân trí ta thấp, thì có lẽ, nên tuyên dương ông. Vì dám nói ra sự thật, sự thật mà các ngài lãnh đạo đều biết nhưng chưa ai có can đảm nói. Nhưng mà cũng không được, vì ông đại biểu này khi bị phản đối đã lại kịp có bài thanh minh rằng ông ta không nói ra điều đó. Ý ông không phải vậy, dân hiểu lầm ý ông rồi. Đấy, lại một lần nữa, dân trí thật thấp, thật ngu, lãnh đạo phát biểu gì người dân cũng hiểu lầm hết.

Từ “dân trí thấp” “quyền im lặng và biểu tình là nguy hiểm” “xu thế ghét Trung Quốc là nguy hiểm cho dân tộc” “nước ta còn dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản” “đa số người dân ủng hộ chặt cây” “chưa quyết xem thờ ai trong miếu” “chúng ta phải cố gắng xây dựng quân đội mạnh như Triều Tiên” “dân sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai”…

Đấy, câu phát ngôn nào cũng bị người dân hiểu lầm. Thế thì giờ sao? Lãnh đạo phải coi lại cách phát biểu sao cho dân hiểu. Hay người dân phải cố mà hiểu cho đúng ý lãnh đạo? Ôi tôi cũng không biết nữa, vì như đã nói, dân trí tôi thấp lắm. Sao hiểu được ý mấy ông. Nhưng mà dù dân trí tôi thấp đi chăng nữa, thì có một điều tôi dám cam đoan, rằng bất kể chuyện gì xảy ra bất kể kết quả thế nào, cũng là nhờ ơn Đảng và Nhà Nước.

Nên dù cho cả nước có bị dân trí thấp, tôi cũng xin thay mặt toàn dân, cảm ơn Đảng và Nhà Nước!




Tướng Phùng Quang Thanh tiếp tục vắng bóng

Sáng nay, theo nội dung đính kèm thư mời, nhiều phóng viên báo chí chờ đợi sự xuất hiện của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Tuy nhiên cả hai nhân vật này đều không xuất hiện.

Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX diễn ra trong 2 ngày (30/6 và 01/7/2015), tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.

Theo lịch, Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Đoàn đại biểu điển hình tiên tiến (ngày 30/6); Đặt hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, báo công dâng Bác, tham quan nhà Quốc hội (30/6); Giao lưu điển hình tiên tiến “Những bông hoa Quyết thắng” (ngày 30/6/2015, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội).

Dạ hội tuổi trẻ chào mừng thành công Đại hội (ngày 01/7/2015, tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không - Không quân).

Tuy nhiên, sáng hôm nay 30/6/2015, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã thay mặt ông Nguyễn Sinh Hùng để gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu điển hình tiên tiến dự Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX.

Thay cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là Thượng tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Cũng trong sáng 30/6/2015, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015). Chủ trì là Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Danh sách tham dự dự có ông Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng cùng đại diện Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội…

Như vậy, với đồn đoán về việc Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị "tên bay đạn lạc" tại Paris vào “ngày thứ sáu đen tối” 26 tháng 6, tiếp tục là nghi vấn khi mà các bộ ngành đang vào “mùa” đại hội đảng cấp cơ sở giới thiệu đại biểu vào ghế Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới.

Không có nhiều khả năng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh xuất hiện trong ngày 1-7 tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không - Không quân, vì đây chỉ là một buổi tiệc “ăn chơi nhảy múa” có tên “Dạ hội tuổi trẻ chào mừng thành công Đại hội”.


Nhật ký sáng thứ ba

Sáng lên fb đọc nhiều điều buồn quá
Nên tấp vô quán kêu ly phê đắng không đường

Sáng ra phố nghe người ta chửi nhau ghê quá
Đành mở đài nghe hát cải lương

Sáng giở báo đọc lắm ngang trái quá
Nên ngồi gọt thơ tình ca ngợi yêu đương

Sáng bật truyền hình xem hàng trăm tin hân hoan quá
Đành tự trách mình hay ngờ vực trung ương.

Đào Công Điện


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Ghế của tướng Thanh

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (29/6), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2015 trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hình ảnh cho thấy, người ngồi sau tấm bảng tên Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là một người khác...

Minh Châu


Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/…/Thu-tuong-chu-tri…/230240.vgp





Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Những nỗi sợ vô hình phi lý của người Việt ở biển Đông

Bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích về một số thông tin, phát ngôn theo ông là không chuẩn của một bộ phận người Việt về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tôn trọng góc nhìn đa chiều và góp thêm tiếng nói vào việc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông, xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài phân tích của Ts Trần Công Trục.

***

Theo dõi tin tức về Biển Đông những ngày qua, cá nhân tôi rất mừng khi thấy truyền thông nước nhà bám sát mọi sự kiện, thường xuyên đưa tin, cập nhật các diễn biến và bình luận xung quanh vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên cũng có lúc cá nhân tôi cảm thấy rất lo lắng, thậm chí rất bức xúc, thất vọng khi tiếp cận những thông tin, phát biểu, bình luận… về Biển Đông, trong đó còn tồn tại những sai phạm, hớ hênh rất nguy hiểm, bất lợi cho công cuộc đấu tranh gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông.

Những sai phạm, hớ hênh này xuất phát từ những động cơ khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy hầu hết đều bắt nguồn từ sự yếu kém về trình độ, kiến thức, năng lực, từ sự thiếu hụt về thông tin, nhất là những khái niệm khoa học tự nhiên, pháp lý, chính trị, lịch sử cơ bản, về quan điểm, chủ trương, chính sách của Việt Nam cũng như của các bên liên quan.

Bên cạnh có nhiều tiếng nói có tầm, có tâm, đầy sức thuyết phục được cộng đồng chia sẻ, có tác dụng tích cực trong cuộc đấu tranh phức tạp hiện nay, vẫn còn những quan điểm thể hiện sự hoài nghi, thậm chí lo sợ một cách vô lý mà tôi xin được chia sẻ ở đây để cùng nhau rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong thời gian tới.

Một là không hiểu, không biết hoặc không nắm chắc chính sách, chủ trương, quan điểm cơ bản của Nhà nước Việt Nam ở Biển Đông.

Ngày 6/6 báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ đưa tin một tàu dầu khí Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Bình Thuận 40 hải lý. Tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Sáng nay 6-6, vào khoảng 7 giờ 15 phút, Tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 (Binhai517) của tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận), cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo)."

Cũng thông tin này trên tờ Tuổi trẻ cho hay: "Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, tàu Tân Hải 517 đang trên đường di chuyển đến Vịnh Thái Lan. Cảnh sát biển Việt Nam vẫn đang cho tàu theo dõi hành trình của tàu Tân Hải, tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.

Theo Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển 1982, tàu bè nước ngoài có quyền di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước. Trước đó, sáng 6-6 tàu thăm dò dầu khí mang tên Tân Hải (Bin Hai) 517 đã xuất hiện tại vùng biển Bình Thuận. Vị trí tàu Tân Hải 517 xuất hiện cách đảo Phú Quý khoảng 20 hải lý về phía tây nam, cách bờ biển Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 40 hải lý."

Ngày 7/6 tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh bình luận tiếp: "Sao không bắt giữ tàu dầu khí Trung Quốc?" Lý do được phóng viên đưa ra là: "Trên thực tế, tàu Tân Hải 517 chưa có bất kỳ dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế. Theo Công ước Luật Biển 1982, tàu bè các nước có quyền qua lại vô hại qua lãnh hải của nước khác. Lãnh hải là khoảng cách 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Nôm na là từ bờ, từ chỗ nước tiếp giáp với đất liền hay từ chỗ nhô lên khi thuỷ triều xuống."

Sự thật là, nếu đúng như hải trình được 2 báo đã đưa thì con tàu Trung Quốc này đã xâm phạm VÙNG NỘI THỦY của Việt Nam theo "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam" ngày 12-11-1982.

Theo đó, “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối từ điểm AO (nằm trên đường thẳng nối đảo Thổ Chu của Việt Nam đến đảo Polo Wai của Căm-pu-chia) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị) có tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này”.

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 tiếp tục công nhận tuyên bố về đường cơ sở này vẫn có hiệu lực pháp lý.

Cụ thể là Hòn Hải nằm trong nhóm đảo Phú Quý có tọa độ 9058'0/ 109005'0 chính là điểm A6 trên đường cơ sở được dùng tính chiều rộng lãnh hải mà Nhà nước Việt Nam công bố năm 1982 đến nay vẫn đang có hiệu lực pháp lý.

Như vậy, tàu Tân Hải 517 Trung Quốc đã đi qua giữa đảo Phú Quý và bờ biển Việt Nam là hoàn toàn là đi trong VÙNG NỘI THỦY của Việt Nam. Con tàu này đã vi phạm Điều 10 Luật Biển Việt Nam quy định chế độ pháp lý của nội thủy: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thuỷ như lãnh thổ đất liền.

Có thể do người đưa tin mắc lỗi về mặt nghiệp vụ, nhưng điều đáng nói là nguồn tin cung cấp cho 2 tờ báo trên không thể không biết thế nào là vùng nội thủy, thế nào là vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế đã được Nhà nước Việt Nam công bố bao năm nay. Đây là một nhầm lẫn hết sức nguy hại.

Rõ ràng khi tàu Tân Hải 517 thuộc 1 tập đoàn nhà nước Trung Quốc, thực hiện "nhiệm vụ nhà nước" đi qua vùng nội thủy của ta nếu đúng như 2 tờ báo phản ánh, mà ta không có biện pháp đấu tranh trên thực tế theo đúng thủ tục pháp lý nhằm buộc con tàu đó phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, ngoài việc chỉ cử tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển ra theo dõi không thôi là không thích hợp;

Còn trên phương diện ngoại giao, pháp lý nếu không chính thức phản đối hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ này thì vô hình chung chính chúng đã đã phủ nhận chính đường cơ sở mà Nhà nước Việt Nam tuyên bố rộng rãi trước thế giới. Như vậy, liệu Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biển quốc tế 1982 có được tôn trọng và có hiệu lực không?

Tất nhiên ai cũng biết để thực thi pháp luật, để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta trên biển trong tình hình hiện nay là vô cùng phức tạp, khó khăn, không phải cứ muốn là có thể làm ngay được.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta lại vô tình hay cố ý tìm lý do “biện hộ” cho hành vi xâm phạm chủ quyền mà con tàu Trung Quốc gây ra khi ngang nhiên đi qua vùng nội thủy của Việt Nam, rằng con tàu này có quyền tự do hàng hải qua vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982. Chắc chắn ai cũng biết điều này sẽ gây tác hại như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay.

Bởi vì, Trung Quốc đang triển khai nhiều mũi tiến công để thực hiện cuộc “xâm lược mềm” trong Biển Đông. Mỗi đường đi nước bước của họ ở Biển Đông đều có tính toán kỹ lưỡng. Nhìn thoáng qua tưởng chừng như vô hại như vụ hạ đặt giàn khoan 981 năm nay, vụ tàu Tân Hải 517 đi vào vùng nội thủy. Nếu ta không lên tiếng phản đối, sau này ra trước bàn đàm phán hoặc cơ quan tài phán quốc tế, ta sẽ ăn nói làm sao?

Nhân đây, tôi cũng xin có thêm một bình luận nữa với hoạt động nghiệp vụ của báo Tuổi trẻ. Tôi đã có rất nhiều lần thẳng thắn góp ý kiến về việc khi đưa tin các hoạt động trên vùng biển mà tên gọi đã trở thành một nội dung rất được quan tâm với những động cơ khác nhau. Thậm chí Trung Quốc còn sử dụng tên gọi để nhận vơ hầu hết vùng biển này là của họ, đến nỗi có người gọi đó là một “cuộc xâm lăng” bằng việc đặt tên.

Vì vậy, người ta rất thận trọng và cảnh giác khi sử dụng tên gọi cho vùng biển này để tránh đi những sơ hở mà Trung Quốc có thể khai thác nhằm phục vụ cho mục đích của họ trên mặt trận tuyên truyền… Việt Nam gọi vùng biển này bằng tên riêng là Biển Đông. Đó là tên gọi truyền thống và cũng là tên gọi chính thức của Nhà nước Việt Nam đối với vùng biển này, đã được thể hiện trong hầu hết các văn bản, tài liệu đối nội đối ngoại.

Biển Đông phải viết hoa cả hai từ, không phải Đông là danh từ riêng nên mới viết hoa, còn biển là danh từ chung nên phải viết thường. Đây là tên gọi được Chính phủ ta đăng ký chính thức với các cơ quan, tổ chức quốc tế bằng văn bản. Cá nhân tôi mỗi khi đọc thấy bản tin nào viết "biển Đông" đều có gọi điện góp ý, tuy nhiên không hiểu sao họ vẫn không sửa.

Đặc biệt khi dịch tên Biển Đông sang tiếng nước ngoài, về mặt pháp lý chúng ta phải ghi là "Biển Đông sea" hoặc "Bien Dong Sea", không phải "East Sea" như một số tài liệu đang lưu hành hiện nay. Tôi có tìm hiểu lý do tại sao các tờ báo này không sửa chữa được, có nhà báo cho biết, vì đây là thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo địa phương…

Thế mới biết, không phải việc gì cũng được tuân thủ theo đúng pháp luật, mặc dù khẩu hiệu ở đâu cũng có thể thấy: Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật!

Hai là có những quan điểm tỏ ra thiếu tự tin đối với chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông dẫn đến tình trạng lúng túng khi xử lý các tình huống.

Trong thời gian gần đây dư luận Việt Nam sôi sục dõi theo những diễn biến mới nhất trên Biển Đông khi Trung Quốc liên tục leo thang bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa bất hợp pháp 7 bãi đá họ xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay.

Khi cộng đồng quốc tế bày tỏ quan ngại, đặc biệt là Hoa Kỳ đã có những động thái can thiệp ngăn chặn Bắc Kinh leo thang bành trướng trên Biển Đông, dư luận nhiều người phấn khởi cho rằng đó là điều kiện thuận lợi cho ta. Tuy nhiên cũng có những lo ngại về việc Mỹ can thiệp vào Biển Đông là vì lợi ích của họ chứ không phải giúp Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, Mỹ can thiệp vào Biển Đông đầu tiên là vì lợi ích địa chính trị, vị thế cường quốc toàn cầu cũng như các lợi ích kinh tế - thương mại của họ. Mặt khác bản thân Việt Nam nhiều lần đã khẳng định rõ, Việt Nam không liên kết nước này để chống nước kia. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Sự quan tâm, can thiệp của Mỹ vào Biển Đông nếu đặt trong bối cảnh hiện nay thì có thể có những yếu tố có lợi nào đó giúp cho cuộc đấu tranh chung của các nước trong khu vực nhằm ngăn chặn những hành xử bất chấp pháp lý và đạo lý của Trung Quốc.

Mọi động thái trong quan hệ quốc tế hiện đại của bất kỳ quốc gia nào bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính quốc gia, dân tộc đó, điều này không có gì sai, chúng ta cũng vậy. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng các xu thế quốc tế có lợi nhất cho ta trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo là điều chúng ta cần lưu tâm và đừng bỏ lỡ.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngày nay thực tế Hoàng Sa và 7 bãi đá ở Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, vốn chúng không thích hợp cho đời sống con người và không có đời sống kinh tế riêng, nên theo UNCLOS 1982, không thể được hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.

Mặt khác, 7 bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa hoàn toàn ngập dưới mực nước biển khi thủy triều lên mà Trung Quốc bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý dành cho các đảo. Vì vậy Mỹ có quyền đi qua phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi lấp là có thể hiểu được. Tất nhiên chúng ta không ủng hộ bất kỳ bên nào lợi dụng để gây đối đầu, xung đột vũ trang.

Khi nói về căng thẳng trên Biển Đông, quan điểm của các nước phương Tây cũng như truyền thông quốc tế đều gọi khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là "vùng biển tranh chấp". Hơn ai hết, chúng ta là phải công khai giải thích cho dư luận quốc tế biết bản chất của thực trạng tranh chấp ở đây là gì, ai tranh chấp với ai, tranh chấp vào thời điểm nào?

Chúng ta biết rằng chí ít là từ thế kỷ 17, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu, xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ khi chúng con là đất vô chủ (res- nullius). Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sực, rõ ràng, hòa bình và liên tục, phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế.

Giữa và cuối thế kỷ 20 khi tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động lớn về chính trị, một số nước trong khu vực đã nhảy vào chiếm đóng, thậm chí là cất quân xâm lược các đảo, bãi đá và rặng san hô trong 2 quần đảo của Việt Nam, điển hình là Trung Quốc. Như vậy là Trung Quốc và một số bên "nhảy vào tranh chấp" với Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa không phải đất vô chủ!

Bởi vậy chúng ta cần phải hiểu rất rõ điều này để giải thích rõ ràng trước dư luận quốc tế, phản ứng kịp thời và thích hợp trước các động thái xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi thăm Việt Nam đã kêu gọi các bên bao gồm Việt Nam ngừng các hoạt động xây dựng, cải tạo ở Trường Sa, chúng ta nên hiểu đề xuất này thế nào và phản ứng ra sao?

Đầu tiên phải khẳng định Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, các bên nhảy vào tranh chấp và chiếm đóng bất hợp pháp, biến vùng biển đảo không tranh chấp thành có tranh chấp.

Cần thiết ta có thể cung cấp cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các bên quan tâm hồ sơ chứng lý của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo này. Đó mới là việc chúng ta cần và nên làm, nên khẳng định dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế. Chúng ta không thừa nhận tình trạng tranh chấp chủ quyền, trong đó Việt Nam là một bên tranh chấp ngang bằng với các bên tranh chấp khác.

Thứ hai, từ thế kỷ 17 người Việt đã có các hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền và khai thác kinh tế ở 2 quần đảo này. Trên các đảo có các điểm định cư, trú ẩn và đóng quân canh phòng của nhà nước Việt Nam. Việc chúng ta củng cố các công trình quân sự, dân sự ở đây là hết sức bình thường, hoàn toàn không phải câu chuyện "phá vỡ hiện trạng" hay "vi phạm DOC" như Trung Quốc tuyên truyền hoặc quan điểm của một số bên khác.

Chúng ta cần khẳng định những điều chúng ta làm mới là bình thường, đúng đắn, được luật pháp cho phép.

Trung Quốc xâm lược 6 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và bãi Vành Khăn năm 1995 là một sự thật. Do đó kẻ cướp không thể đòi bình đẳng với chủ nhà để ngụy biện rằng, Việt Nam xây dựng được thì họ cũng xây dựng được.

Mặt khác, cái Trung Quốc đang xây dựng và bồi lấp là làm thay đổi hoàn toàn diện mạo, cấu trúc các thực thể ở quần đảo Trường Sa chứ không đơn giản là củng cố, cơi nới. Điều này thì chính Mỹ đã thừa nhận.

Việc làm của Việt Nam hoàn toàn không mâu thuẫn gì với DOC hay các quy định của luật pháp quốc tế. Xin nhắc lại một lần nữa, Hoàng Sa và Trường Sa không phải đất vô chủ mà là lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam đang bị một số bên chiếm đóng bất hợp pháp!

Do đó cái gọi là "tranh chấp" ở đây là người ta nhảy vào tranh chấp với Việt Nam chứ người Việt không tranh giành của ai.

Từ bài học lịch sử của Tổ tiên ta trong ứng xử với Trung Quốc, cũng như với những bài học đương đại trong quan hệ với Trung Quốc, người Việt Nam ta luôn luôn có thiện chí và rất khiêm tốn, nhưng không hèn yếu, bạc nhược, đầu hàng… Chúng ta biết phát huy thế mạnh của mình, bởi chúng ta có bản lĩnh và có chân lý, không có gì đáng ngại.

Chỉ ngại chính chúng ta còn chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chưa nắm rõ, hiểu thấu về các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, dẫn đến sự thiếu tự tin, thậm chí là lo lắng đến mức vô lý, ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ: đất, biển, trời của Tổ tiên để lại.

Tôi mong rằng, chúng ta không nên chỉ biết có nhiệt huyết, nhiệt tình mà cần phải học hỏi để có kiến thức, kinh nghiệm, có bản lĩnh vững vàng. Có như vậy, chúng ta mới không bao giờ bị liệt vào hàng ngũ của “những kẻ phá hoại” trong cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khổ này….

Ts Trần Công Trục


Đài Loan cảnh báo căng thẳng Trung - Việt

Tờ Taipei Times ngày 28-6 đưa tin, chính quyền đảo Đài Loan cảnh báo về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể gia tăng trên Biển Đông khi Bắc Kinh đơn phương kéo giàn khoan 981 ra vùng biển tranh chấp. Đài Loan đã báo động các nhà ngoại giao của mình về việc này.

Các quan chức Đài Loan cho biết, vị trí giàn khoan 981 Trung Quốc đang hạ đặt hiện nay nằm gần vị trí hạ đặt năm ngoái, chếch về phía Tây Bắc. Đài Loan quan ngại động thái leo thang này của Bắc Kinh có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ tử Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp Đài Loan, cũng như tác động tiềm tàng đối với yêu sách chủ quyền của Đài Loan trong khu vực.

Nhà cầm quyền đảo Đài Loan đã báo động tất cả các quan chức Bộ Ngoại giao sẵn sàng ứng phó với các tình huống, một khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông

Các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam lo ngại lặp lại bạo loạn hồi năm ngoái khi một số phần tử quá khích lợi dụng biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam cũng bằng giàn khoan 981 năm ngoái để trà trộn đập phá các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp Đài Loan, một quan chức đảo này nói với Taipei Times.

Nguồn: http://www.taipeitimes.com/…/taiwan/a…/2015/06/28/2003621773


Cao Trí


Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Nếu ngày 30 tháng 6, tướng Phùng Quang Thanh không hiện diện thì...

Cập nhật tin tức về tướng Phùng Quang Thanh: http://saigonnewspaper.blogspot.com/2015/06/ghe-cua-tuong-thanh.html

Từ chiều hôm qua 27-6, dư luận rộ lên thông tin tướng Phùng Quang Thanh bị bắn tại Paris.

Tác giả Hạnh Dương của tờ VietPress USA, trụ sở tại San Jose, California, viết:

"Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẻm ở Paris của Pháp.

Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẻm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.

Tin cũng nói thêm rằng ngay tức khắc các cận vệ và đám sĩ quan tùy tùng đã đưa Đại Tướng Phùng Quang Thanh trở lại căn nhà vừa mới bước ra và liên lạc với Bộ Quốc Phòng Pháp để đề nghị bảo mật nguồn tin và lập tức đưa Đại Tường Phùng Quang Thanh ra phi trường trở lại Hà Nội khẩn cấp. Hiện tin nầy vẫn chưa nói rõ tình trạng vết thương của Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nặng nhẹ như thế nào.

Chuyến đi của Đại Tướng Phùng Quang Thanh qua Pháp gần như hoàn toàn không loan báo gì trên các mạng báo chí của Nhà nước CSVN. Tuy nhiên dưới tựa đề "Vietnam, France step up defense ties" (Việt Nam, Pháp đẩy mạnh quan hệ quốc phòng) được viết bằng tiếng Anh đã loan lúc 02:11PM ngày 23-6-2015 của Bộ Quốc Phòng CSVN đăng tải như sau:

"Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn trân trọng quan hệ với Pháp, cũng như nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia đã mang lại những cơ hội mới và tiềm năng hợp tác trong nhiều lãnh vực kể cả quốc phòng.

"Ông đánh giá cao vai trò quan trọng của Pháp ở châu Âu và trên thế giới và bày tỏ cảm ơn nước Pháp đã hỗ trợ Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organisation.).

"Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ca ngợi thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam; đồng thời khẳng định rằng các quốc gia Đông Nam Á đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế cũng như trong xây dựng Cộng đồng ASEAN.

"Ông nhấn mạnh ý định của Pháp tăng cường quan hệ với Việt Nam trên các lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề quốc phòng. Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng chia sẻ quan điểm rằng sự hợp tác quốc phòng trong những năm vừa qua đã chứng kiến sự phát triển như đã thấy trong việc trao đổi các phái đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong quân y, đào tạo và thuỷ văn cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Hai bên nhất trí thúc đẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc phòng Pháp tiến vào thị trường Việt Nam".

Trên đây là bản Tin của Bộ Quốc Phòng Việt Nam mà ít ai biết được. Tin nầy phù hợp với thời gian mà nguồn tin cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN vừa bị ám sát vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 tại Paris.

Tuy nguồn cung cấp tin khẳng định giá trị nguồn tin là 99%; nhưng VietPress USA xin loan tin nầy với mọi sự dè dặt thường lệ. Hiện vẫn chưa biết được ai chủ mưu ám sát Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh và vì lý do gì? Ông Thanh là nhân vật thân Trung Quốc một cách rõ rệt"..

Phóng viên của SGB tại Hà Nội cho biết, các phóng viên đã nhận được thư mời tham dự để đưa tin về Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân được tổ chức định kỳ 5 năm 1 lần, theo định kỳ của Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, do Bộ Quốc phòng tổ chức trong 2 ngày 30-6 và 01-7-2015, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.

Theo lịch làm việc, có sự hiện diện của Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội. Buổi giao lưu điển hình tiên tiến “Những bông hoa Quyết thắng” ngày 30-6-2015, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, chương trình giao lưu sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

SGB sẽ tiếp tục cập nhật thông tin này.


Minh Châu



(Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Jean- Yves Le Drian (phải) đang đón tiếp Đại Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng VN ngày 23-6-2015 trong chuyến thăm Pháp từ 19-6 đến 26-6-2015)

Dân biểu Úc: chúng tôi rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam

Tin Úc Châu: Trưa ngày 25-6-2015 tại quốc hội tiểu bang Victoria Úc, từ Việt Nam cô Phạm Thanh Nghiên đã kêu gọi: “Khi nói Quyền Con Người là phổ quát và bất khả xâm phạm thì chúng tôi tin rằng quý vị sẽ xem việc vi phạm Nhân quyền đối với bất kỳ ai, tại bất cứ quốc gia nào cũng là những xúc phạm lên những giá trị nền tảng của chính quý vị.”

Sáu dân biểu tham dự tường trình về nhân quyền và thuyền nhân do Khối 8406 Úc châu tổ chức đều lên tiếng chúng tôi rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.

Phía Chính phủ thuộc đảng Lao Động gồm Bộ Trưởng Luke Donnellan, bà Lizzie Blandthorn, ông Hong Lim và ông Dandy Pearson. Phía Đối Lập đảng Tự Do có hai ông Robert Clark và Murray Thompson. Đảng Xanh và một số dân biểu nghị không tham dự được cũng đã gởi nhân viên tham dự. Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews, một số dân biểu nghị sĩ gởi thư xin lỗi không thể tham dự và chúc buổi tường trình thành công.

Đặc biệt có còn sự tham dự của ba học sinh người Úc được thu xếp đến tham quan các sinh hoạt Quốc Hội.

Phái đoàn Khối 8406 gồm ông Nguyễn Quang Duy, cô Uyên Di, ông Phùng Mai và nhóm trẻ tích cực trong phong trào WE ARE ONE.

Mở đầu buổi họp ông Nguyễn Quang Duy ngỏ lời cám ơn sự hiện diện của các vị dân cử đã thu xếp đến tham dự buổi tường trình. Đặc biệt ông cám ơn Bộ Trưởng Luke Donnellan đã giúp đứng ra tổ chức.

Bộ Trưởng Luke Donnellan tiếp lời, cho biết ông luôn quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Viêt Nam. Ông tán thành phong trào WE ARE ONE, được khởi xướng từ Việt Nam và được các bạn trẻ trên thế giới nhiệt tình ủng hộ, như ngày hôm nay đã có nhiều người trẻ tham dự. Hiện ông Donnellan đang bị nhà cầm quyền cộng sản không cho phép thăm Việt Nam.
Tiếp theo bằng điện thoại ông Phùng Mai đã liên lạc với cô Phạm Thanh Nghiên một thành viên Khối 8406, đại diện cho MLBVN, một người đã khởi xướng phong trào WE ARE ONE. Cô đã từng bị cộng sản kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia. Cô Uyên Di đã giúp phần thông ngôn.

Cô Thanh Nghiên cho biết những bất công trong trại tù dành cho cô và các nhà Tù Nhân Lương Tâm, cô tóm tắt về phong trào WE ARE ONE và cho biết trong thời gian sắp tới sẽ có những cuộc tuyệt thực, tọa kháng, thắp nến đòi tự do cho các tù nhân lương tâm. Cô kêu gọi các dân biểu Úc sử dụng bang giao và viện trợ buộc nhà cầm quyền cộng sản phải thực thi nhân quyền và trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Cô đề nghị Đại sứ Úc tại Việt Nam cử nhân viên viếng thăm gia đình các tù nhân lương tâm.

Sau đó là một đoạn phim do Cô Uyên Di soạn, thuyết minh để trình bày về trường hợp vi phạm nhân quyền mới nhất, việc bắt giữ anh Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) vào tháng tư vừa qua, chỉ vì anh mặc một áo thung với huy hiệu trông giống như huy hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa truớc 1975, đã bị khép tội “gây rối trật tự công cộng” khi anh cùng hơn một trăm người biểu tình bất bạo động tại Hồ Gươm để phản đối chính quyền Hà Nội chặt cây xanh. Hiện nay Khối 8406 đang vận động chính quyền Úc lên tiếng đòi nhà cầm quyền Hà nội trả tự do cho anh.

Tiếp theo là phần phát biểu của cô Claudia Nguyễn, thế hệ thứ hai sinh trưởng tại Úc, sinh viên đại học Melbourne. Bắt đầu cô giới thiệu bài “Nhân quyền tốt hơn sẽ giảm thuyền nhân” do ông Nguyễn Quang Duy viết và phổ biết trên BBC tiếng Việt ngày 23-3-2013. Cô cho biết trước đây, miền Nam Việt Nam mặc dù chiến tranh không ai bỏ nước ra đi, nhưng sau biến cố 1975 người dân Việt Nam phải bỏ nước ra đi bất chấp mọi nguy hiểm chỉ vì Việt Nam đã mất tự do.

Cô đã chứng kiến những khó khăn, biết thành công và đóng góp của cộng đồng nguời Việt, đáng kể là trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua đã gây quỹ hơn 500 ngàn Úc Kim cho bệnh viên nhi đồng Hoàng Gia tại. Mặc dù vấn đề thuyền nhân là vấn đề gây nhiều tranh cãi cô mong chính quyền Úc quan tâm và giúp đỡ các thuyền nhân Việt Nam họ đã phải dời Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền ở đó.

Các dân biểu tham dự cho biết họ rất quan tâm đến vi phạm nhân quyền tại Viêt Nam họ đều hứa sẽ hổ trợ vận động trả tự do cho anh Nguyễn Viết Dũng.

Dân biểu Hong Lim đề nghị nên có buổi họp tương tự tại Quốc Hội Liên bang nếu cần họ sẽ giúp tổ chức.

Ông Nguyễn Quang Duy cho biết hiện Khối 8406 đang sửa soạn để có 1 buổi tường trình tương tự đến các dân cử Liên Bang vào tháng 8 tới.

Ông Duy cũng cho biết đã thu được chừng 7 ngàn chữ ký, Khối sẽ chuyển đến bà Ngoại Trưởng Julie Bishop trong dịp này.

Dân biểu Murray Thompson vì đến trễ nên đề nghị phái đoàn ở lại tóm tắt buổi tường trình. Ông cho biết luôn quan tâm và ủng hộ vận động nhân quyền cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Ông mời phái đoàn Khối 8406 nếu có điều kiên ghé thăm ông trong những ngày sắp tới. Ông đề nghị lần sau nên tổ chức vào buổi chiều để tránh trùng với các sinh hoạt khác của Quốc Hội. Nếu cần ông sẽ giúp tổ chức.
.

Dân Biểu Murray Thompton dẫn phái đoàn ra tận cửa Quốc Hội. Sau đó phái đoàn đã đến quán cà phê cạnh Quốc Hội vừa uống vừa thảo luận rút tỉa kinh nghiệm cho các công tác ngoại vận sắp tới.

Melbourne 26/06/2015


Ghi nhanh - NH Nguyễn


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Được nước, lấn tới

Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng lãnh hải chồng lấn của Việt Nam, và ngang ngược yêu cầu tàu bè di chuyển trên vùng biển này tránh xa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 2km trở lên để đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan. Lưu ý, theo quy định của luật pháp quốc tế, hành lang an toàn chỉ có 500m.

Nhiều chuyên gia dầu khí cho rằng đây là cái trò mèo vờn chuột của Trung Quốc. Giàn khoan này được kéo đi kéo lại trên biển đông đến vịnh Bengan rồi vịnh Thái lan mỗi lần 2 tháng. Trên thế giới chẳng có giàn khoan nào khoan 1 giếng thăm dò trong 2 tháng được cả, nó là một quá trình từ mở giếng đến kết thúc bảo tồn vỉa, bảo tồn giếng… Cũng không có nước nào thuê khoan phá hoại môi trường của mình kiểu đó cả.

Còn nói theo ngôn ngữ ngoại giao, khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động chưa có đường ranh giới biển, nên không thể nói giàn khoan này nằm hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc. Như vậy, trong lúc đàm phán chưa đi đến thỏa thuận, không bên nào được đơn phương hành động. Do vậy, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 khai thác dầu khí ở vùng biển trên đã vi phạm thông lệ quốc tế và cam kết của hai nước. Nếu muốn tiến hành bất kỳ hoạt động nào, hai bên có thể thỏa thuận đưa ra giải pháp tạm thời có tính thực tế ở vùng chồng lấn.

Nói theo ngôn ngữ dân gian, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “được nước, lấn tới”. Xuất phát từ năm 1974, khi lần đầu tiên họ chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) cùng với các đảo ở Trường Sa (Spratly Islands). Từ đó đến nay, Trung Quốc đã tiến hành chiếm dần Biển Đông, nơi không chỉ là khu vực quan trọng về địa lý tại Đông Nam Á, mà còn chứa những nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là năng lượng. Hành động đánh chiếm Hoàng Sa xảy ra đã 40 năm, Trung Quốc còn đòi cái gọi là “đường chín đoạn” rất phi lý.

Dễ nhận ra, tiến trình công nghiệp hóa làm tăng nhu cầu năng lượng góp phần tăng hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Bắc Kinh đang kết hợp đe dọa về vật chất và một dạng trò chơi tâm lý để làm cho các “đối thủ” kiệt sức. Trung Quốc biết rõ không bên tranh chấp nào ở Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, có thể sánh kịp tiềm lực quân sự và tài chính của họ, đồng thời không muốn thể hiện rằng Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến trâng tráo.

Do vậy, chiến lược của Trung Quốc là chia rẽ ASEAN về mặt chính trị nhưng không gây đối kháng bởi Bắc Kinh rất cần ASEAN vì những lý do kinh tế và ngoại giao bằng cách lôi kéo Hiệp hội này với mọi sáng kiến. Chính sách này có vẻ ở chừng mực nào đó đã có tác dụng khi năm 2012 Hội nghị cấp cao ASEAN tại Phnom Penh đã không thông qua được tuyên bố của Chủ tịch ASEAN. Chắc chắn sự đoàn kết của ASEAN đã bị thách thức nghiêm trọng do các chiến thuật của Trung Quốc.

Vụ tàu Trung Quốc liên tiếp đâm vào tàu Việt Nam trong các vùng lãnh hải Việt Nam, và việc Trung Quốc tự cho phép mình tiến hành các hoạt động thăm dò tại đây là hành động nghiêm trọng.

Hành động tiếp theo có thể lấy cớ bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc thậm chí sẽ triển khai tàu chiến hải quân ở đó. Trung Quốc hành động như vậy trong khi vẫn tỏ vẻ quan tâm đến việc bắt đầu tiến hành các cuộc thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Được biết sau hơn một thập niên chần chừ, hiện Bắc Kinh đã đồng ý sẽ tiến hành COC song không ai dám chắc tiến trình này sẽ kéo dài bao lâu. Trước khi bất cứ bộ luật nào được nhất trí, Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm đóng nhiều đảo ở mức có thể sao cho sự chiếm đóng đó trở thành sự việc đã rồi.

Tuy nhiên, những hành động này hoàn toàn bất hợp pháp và đó là lý do tại sao Trung Quốc từ chối đưa vấn đề ra một ủy ban trọng tài quốc tế. Nếu tự tin vào những tuyên bố của mình, Bắc Kinh hãy để một Hội đồng luật pháp quốc tế công bằng xem xét vấn đề.

Vẫn chưa muộn, khi Việt Nam cần mạnh mẽ hơn nữa khi gửi thông điệp tới Bắc Kinh, rằng nếu họ không hành động phù hợp với các nguyên tắc quốc tế thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm với bất kỳ hậu quả nào.

Chẳng hạn, Việt Nam ký một hiệp đinh an ninh song phương hoặc cung cấp các căn cứ quân sự (cho nước ngoài), là vì Việt Nam không còn sự lựa chọn. Một loạt hành động chính trị khác sẽ do cá nhân từng nước hoặc tập thể ASEAN đưa ra. Giải pháp đưa vấn đề ra thảo luận tại các cơ chế đa phương khu vực như ARF, EAS… và Liên hợp quốc phải được ASEAN cân nhắc nghiêm túc.

Riêng Việt Nam, theo nhiều ý kiến tham vấn từ các chuyên gia quốc tế, là cần phải tổ chức các hội nghị, tham vấn với các nhà lãnh đạo chính trị, các chuyên gia để tăng sự quan tâm của họ, đồng thời nói rõ thực tế về tranh chấp và huy động sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp đối với vấn đề này.

Tuy nhiên trong phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội vào chiều ngày 26-06-2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã từ chối ra một Nghị quyết về việc Trung Quốc đang cố tình xâm chiếm biển đảo và tấn công ngư dân Việt Nam. Lý do: Quốc hội thấy chưa cần thiết!.

Nguyễn Gia Định


Chuyện bên Tàu

Tác giả Nguyễn Quang Lập, kể:

Không phải chuyện của tui. Chuyện ông Lao Mã bên Tàu. Tất nhiên Tàu có cái chi mình có cái nấy:

Sếp Bộ giao cho trợ lý soạn bài cho sếp nói chuyện chừng 1 tiếng. Hôm sau sếp nói chuyện hết 3 tiếng mới xong. Về Bộ sếp gọi trợ lý quát: "Tôi bảo anh soạn cho tôi nói 1 tiếng, anh làm thế nào tôi phải nói 3 tiếng mới xong?".

Trợ lý giật mình, bẽn lẽn nói: "dạ xin lỗi anh... em quên cất đi hai bản phô tô".

Câu hỏi đưa ra để trắc nghiệm cho cấp dưới vừa nghe sếp nói chuyện: Họ có biết sếp nói lặp ba lần không?

+Kết quả:
- 10 % mải ngủ gật và nói chuyện nên không nghe.
- 30% có nghe có biết nhưng không chấp.
- 30 % có nghe có biết nhưng khẳng định lời sếp là vàng ngọc dù sếp nói lặp 3 lần chứ ba chục lần cũng rất hoan nghênh.
- 30% không có ý kiến, chờ chỉ đạo của sếp.

+ Kết luận: Sếp sẽ vững chắc trên cái ghế của mình và tiếp tục thăng tiến


Nhà cầm quyền CSVN có cả "binh đoàn côn đồ"

Ngày Quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn (International Day in Support of Victims of Torture) - 26 tháng 6.

Hôm nay tại chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn, Hội cựu tù nhân lương tâm cùng một số đại diện của các tổ chức XHDS, và một số nhà hoạt động Dân chủ, Nhân quyền tại Sài Gòn tổ chức kỷ niệm Ngày quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn (International Day in Support of Victims of Torture) - 26 tháng 6.

Tham gia cuộc họp có Bác sỹ Nguyễn Đan Quế Chủ tịch Hội cựu Tù nhân lương tâm, Thầy Thích Không Tánh, Trụ Trì chùa Liên Trì, ông Phạm Bá Hải điều phối viên của Hội CTNLT, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông Nguyễn Văn Sóc trưởng nhánh Phật Giáo Hòa Hảo tông truyền tại Vĩnh Long, Mục sư Tin lành Nguyễn Hoàng Hoa, nhà báo Trương Minh Đức thành viên Lao Động Việt… Đại diện Lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Garrett Harkins tùy viên chính trị cũng tới dự.

BS Nguyễn Đan Quế, Thầy Thích Không Tánh và những người tham dự đã nói nên ý nghĩa của ngày 26-6, ngày Quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn:

“Ngày này được tổ chức hàng năm là dịp để mọi người trên khắp thế giới lên tiếng chống lại tội ác tra tấn và hỗ trợ cho các nạn nhân bị tra tấn, bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo bởi các nhân viên công lực. Kỷ niệm ngày này cũng nhằm thúc đẩy Chính phủ các quốc gia trên thế giới phải tích cực thực hiện Công ước chống tra tân (CAT) được LHQ thông qua 10-12-1984 và có hiệu lực từ ngày 26-6-1987.

Ngày 26-6 được lựa chọn bởi Đại hội đồng Liên Hợp quốc vì hai lý do. Thứ nhất, vào ngày 26/6/1945, Hiến Chương Liên Hợp quốc được ký kết, đây là văn kiện quốc tế đầu tiên buộc các thành viên của LHQ phải tôn trọng và thúc đẩy các quyền con người. Thứ hai, ngày 26/6/1987 là ngày Công ước chống tra tấn của LHQ bắt đầu có hiệu lực.

Quyết định, vào ngày 12/12/1997, hàng năm tổ chức Ngày quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn được Đại hội đồng đưa ra theo đề xuất của Đan Mạch. Ngày 26 tháng 6 được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998. Trong lần kỷ niệm đầu tiên này, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan, đã phát biểu: "Đây là ngày mà chúng ta bày tỏ sự trân trọng đối với những người đã trải qua những điều không thể tưởng tượng. Đây là dịp đề cả thế giới lên tiếng chống lại những điều khó có thể nói ra. Lẽ ra từ lâu đã phải có một ngày dành cho việc nhớ đến và ủng hộ những nạn nhân, những người phải chịu tra tấn trên khắp thế giới."

Có lẽ vì muốn có chân trong Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016, nên Việt Nam đã tham gia Công ước chống tra tấn (CAT) của LHQ, nhưng còn sau cả Campuchia (1992) và Lào (2012).

Ngày 28/11/2014, Quốc hội CHXHCN VN mới biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Ngày 17/3/2015 Chính phủ CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số: 364/QĐ-TTg , VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỐI XỬ HOẶC TRỪNG PHẠT TÀN BẠO, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC HẠ NHỤC CON NGƯỜI.

Tuy muộn nhưng đây là những căn cứ pháp lý để người dân và những nhà hoạt động Nhân quyền tại VN yêu cầu các nhà chức trách và cơ quan chức năng liên quan phải tuân thủ những cam kết đã ký và trừng phạt đích đáng những kẻ vi phạm, nhằm bảo vệ quyền con người.

Trong ngày kỷ niệm này những người tham gia mà gần hết số là những tù nhân lương tâm, những người từng nạn nhân của tra tấn bạo hành trong khi bị điều tra, khi bị đi cung, khi bị giam giữ và cả kể khi đã ra tù.

Chị Lê Thị Kim Thu, ông Phạm Bá Hải, hai vợ chồng ông bà Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thị Hà… đã kể lại những trải nghiệm đau đớn, tủi nhục khi bị đánh đập, nhục hình, bị ngăn chặn làm ăn đi lại, và nói thêm:

“Việc tra tấn, nhục hình những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền không chỉ đánh đập để lại thương tích trên thể xác, mà còn nhiều những trò tra tấn tinh vi, quái ác như xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, bắt ép làm những việc kinh tởm, hoặc bị bao vậy kinh tế bản thân và gia đình, gây khó khăn khi đi lại, hội họp, hoặc tạo ra sự xa lánh của cộng đồng và người thân trong gia đình với nạn nhân…

Yêu cầu Chính phủ VN phải điều tra, truy tố những kẻ vi phạm Công ước chống tra tấn dù chúng là ai, có địa vị gì ở VN. Cũng thông qua ông Garrett Harkins yêu cầu Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ là nước bỏ phiếu cho VN vào Hội đồng nhân quyền LHQ, thông qua đàm phán TPP và các các Hiệp định khác phải yêu cầu VN phải thực thi nghiêm chỉnh Công ước chống tra tấn đã ký kết.”

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thông báo "những người hoạt động nhân quyền, dân chủ ở SG sau khi nhận thấy nạn đánh đập những người hoạt động dân chủ, nhân quyền ôn hòa liên tiếp xẩy ra, nên anh chị em đã cùng nhau lập ra Nhóm phản ứng nhanh (PUN) Sài Gòn nhằm giúp đỡ kịp thời những người hoạt động bị bạo hành, và nay đã bắt đầu hoạt động".

Trong cuộc họp cũng trưng những hình ảnh mới nhất về nạn công an để côn đồ đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền đi đón tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm ở trại 6, Nghệ An hôm qua 25/6/2015.

Tham dự cuộc họp ông Garett Harkins đã ghi chép cẩn thận các ý kiến trong cuộc họp, nhất là ông lưu ý các trường hợp cụ thể, là những nạn nhân của tra tấn, bạo hành có mặt trong cuộc họp hôm nay. Ông đã theo dõi vụ Đinh Quang Tuyến bị đánh ở SG, và ghi nhận hình ảnh vụ Trịnh Bá Tư mới bị đánh dã man ở Nghệ An ngày 25-6-2015.

Ông nói rằng “VN mới tham gia CAT, mọi việc mới được bắt đầu, Hoa Kỳ sẽ xúc tiến hỗ trợ đào tạo công chức, công an…cho VN về thực thi Công ước CAT. Và sẽ có cách trong đàm phán các hiệp ước nhằm yêu cầu Chính phủ VN từng bước thực thi đầy đủ về Nhân quyền. Ông cũng hoan nghênh và chia sẻ với những người hoạt động dân chủ nhân quyền ở VN đã dũng cảm đi đầu vì tiền bộ xã hội mà chịu nhiều thiệt thòi…”

Ông Trương Minh Đức LĐV, người từng bị đánh 3 lần trong một tháng ở Bình Dương năm 2014 nói, “những người hoạt động công đoàn VN còn trong lao tù như Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng đang bị đối xử bất công, bị bạo hành về tinh thần thể xác.

Ông cũng nói hiện việc tra tấn và đe dọa tra tấn đã trở lên tinh vi, quỷ quái, nhà chức trách như đã thành lập “binh đoàn côn đồ” để cường quyền kết hợp xã hội đen, họ trà trộn làm việc cùng công nhân để theo dõi, đe dọa, đánh đập những công nhân dám biểu tình, đình công đòi quyền lợi tại các nhà máy xí nghiệp VN”…

Ảnh chụp cuộc họp tại chùa Liên Trì, Q2, SG, sáng ngày 26-6-2015.

Trần Bang




Giàn khoan Hải Dương 981 đã quay trở lại biển Đông

Ngày 25-6, Cục an toàn Hàng hải của Trung Quốc thông báo trên website rằng giàn khoan Hải Dương 981 đã quay trở lại biển Đông và sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ, 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông.

Giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại đây từ ngày 25-6 đến ngày 20-8-2015.

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, cho biết dựa trên tọa độ phía Trung Quốc công bố, giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ mà hai nước đang đàm phán phân chia ranh giới. Khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động chưa có đường ranh giới biển, nên không thể nói giàn khoan này nằm hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc.

“Trong lúc đàm phán chưa đi đến thỏa thuận, không bên nào được đơn phương hành động. Do vậy, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 khai thác dầu khí ở vùng biển trên đã vi phạm thông lệ quốc tế và cam kết của hai nước.

Nếu muốn tiến hành bất kỳ hoạt động nào, hai bên có thể thỏa thuận đưa ra giải pháp tạm thời có tính thực tế ở vùng chồng lấn. Theo tôi được biết, Việt Nam đã từng đề xuất đàm phán chuyện này nhưng Trung Quốc phớt lờ. Họ không chấp nhận đề xuất của Việt Nam dù hô hào và kêu gào gác tranh chấp cùng khai thác” - ông Trần Công Trục nói.

Cục an toàn hàng hải của Trung Quốc đã yêu cầu tàu bè di chuyển trên vùng biển này tránh xa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 2.000m trở lên để đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan.

Minh Châu


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Báo Quân đội nhân dân lo sợ "tự chuyển hoá"

Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân ngày 10-6-2015 đăng bài viết của Th.S. Nguyễn Đức Thắng kêu gọi đẩy lùi nguy cơ, làm thất bại chiến lược “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” do các thế lực thù địch tiến hành chống nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Quân Đội Nhân Dân lo sợ tự diễn biến và tự chuyển hóa đến nổi phải tổ chức học tập, giáo dục cán bộ do Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi viết bài “xây dựng và tổ chức đảng”, nhằm phòng chống nguy cơ “chuyển hóa trong nội bộ, tha hóa nhận thức của cán bộ, từ đó dẫn đến những thay đổi về đường lối. chính sách, chuyển hóa chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam sang một quỹ đạo khác”.

Những sự kiện nêu trên cho thấy trong nội bộ đảng cộng sản có nhiều thành viên không còn tin tưởng chủ nghĩa xã hội nên chủ trương phải thay đổi. Vấn đề tự diễn biến được nói đến từ lâu, được cảnh báo phải phòng chống, nhưng tư tưởng đó ngày càng lan rộng trong nội bộ đảng.

Nguy cơ “tự chuyển hóa” đó chỉ quân đội mới có khả năng thực hiện dễ dàng bằng một cuốc chính biến quân sự, do một nhóm tướng lãnh nào đó nhận thức rằng đã đến lúc đất nước cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển theo kịp đà tiến hóa của nhân loại. Do đó nhóm bảo thủ trong quân đội mới phản ứng, vỉ họ cần duy trì quyền lơi với chủ trương, còn đảng còn ta, dựa trên tư tưởng Mac-Lê và sự bịa đặt tư tưởng Hồ Chí minh mà chính ông nầy xác nhận không có.

Thì ra báo Quân Đội Nhân Dân công nhận vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa là nguy cơ có thật mà đảng phải đối đầu. Người ta thường nói “nhà có ma mới sợ” chớ không có ma thì mắc mớ gì phải sợ.

Chế độ toàn trị của cộng sản luôn dùng bạo lực để trấn áp những ý kiến bất đồng, do đó chỉ có đảng viên cao cấp, hay Tướng lãnh trong quân đội, có lương tri sáng suốt, có lòng yêu nước thương dân, mới có thể huy động bạo lực và hướng dẫn quân, dân, đòi tự do dân chủ nhân quyền. Chỉ có vị cứu tinh đó mới đoàn kết được toàn dân chống Bắc xâm, bài trừ tham nhũng, trả lại công bằng cho dân oan bị cướp đất.

Sự lo sợ của báo Quân Đội Nhân Dân hiện nay chỉ là tiếp nối sự mối lo ngại của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong, ông đã từng cảnh báo đảng viên tha hóa làm mất lòng tin của quần chúng. Đặc biệt hơn nữa là nghị quyết Trung ương 4, khóa XI nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lởi tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.

Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII tháng 7 năm 1998 cũng đã cảnh báo “ cán bộ tha hóa đạo đức, hoài nghi về con đường đi lên Chủ nghĩa Xã Hội, và sự lãnh đạo của đảng”.

Những cán bộ tha hóa nầy sẽ biến thành những con ma “tự chuyển hóa” trong nhà của chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Sự hoài nghi về Chủ nghĩa Xã hội chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã hoài nghi khi ông nói: “hàng trăm năm nữa mới có thể tiến lên xã hội chủ nghĩa”.

Còn như Giáo sư Trần Phương, cựu phó Thủ tướng, nguyên trợ lý cho Tổng bí thư Lê Duẩn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Khoa học Xã hội đã từng phát biểu trong một hội nghỉ đánh giá báo cáo của bộ chính trị rằng: “Chủ nghĩa xã hội được đưa ra để bịp thiên hạ, chúng ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối đống bào”. “Chủ nghĩa xã hội đã thất bại, chủ nghĩa cộng sản là ảo tưởng”.

Cũng như Trung tướng Trần Độ, một công thần của đảng cộng sản bị đảng khai trừ vì ông dám kêu gọi thay thay đổi hệ thống chính trị. Hay là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc bị sách nhiểu thường xuyên khi ông phản đối chính quyền cấm dân yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng, và khi ông cùng nhiều đồng chí gởi kiến nghị phê phán những sai trái của đảng,

Phải chăng những người còn lương tri sáng suốt đó nhận định rằng chủ nghĩa cộng sản là ảo tưởng, xã hội chủ nghĩa đã thất bại, những người đó đòi phải thay đổi chế độ. Họ có phải là những thế lực thù địch không? Hay chính họ là những công thần, những đảng viên cao cấp, đã trở thành nhóm chủ trương “tự chuyển hóa”. Họ là những con ma “tự diễn biến” trong nhà của đảng.

Nhìn lại sáu năm về trước báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày thứ ba 08-09-2009 tự hào viết rằng: “Những năm qua chúng ta đã đấu tranh có hiệu quả với chiến lược “diễn biến hòa bình”, do phát hiện, ngăn chận, và đập tan nhiều âm mưu hành động chống phá của thế lực thù địch”. Và thông báo bắt đầu từ tháng 9 năm 2009 trên trang Quốc phòng-An ninh, ký giả Quốc An sẽ mở chuyên mục dưới dạng hỏi đáp từng sự việc cho các độc giả nào thắc mắc về diễn biến hòa bình.

Tuy nhiên mọi chuyện tiếp nối vô cùng bất lợi, ngày nay sự đấu tranh chống thế lực thù địch thay vì có hiệu quả như báo Quân Đội Nhân Dân tự tin năm 2009, kết quả lại trái ngược.

Nhiều đảng viên nhận thấy sai lầm của chế độ, tự chuyển hóa, hoặc bỏ đảng, hoặc công khai kiến nghị đòi hỏi phải thay đổi. Vì vậy báo Quân Đội Nhân Dân mới báo động ngày 10-6-2015, mới kêu gọi phải đẩy lùi nguy cơ tự diễn biến. Bài báo nhìn nhận có hai lý do xác đáng dẫn đến tự diễn biến, một là nguyên nhân bên trong, hai là nguyên nhân bên ngoài.

Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân chủ quan do chính chúng ta quyết định, điều nầy đã được Lê-Nin cảnh báo: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta… Nếu chúng ta do sai lầm mà gây ra sự chia rẻ thì tất cả sẽ sụp đổ” (Lê-Nin toàn tập).

Nếu phải kể hết những sai lầm của đảng thì phải dành nhiều trang giấy. Nên chỉ nêu qua vài sai lầm về trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, về bạo lực của công an hiếp đáp quần chúng, về kinh tế lụng bại do chủ trương “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”, về bất công xã hội bỏ rơi giai cấp công nông khi nhà cầm quyền đồng lỏa với tư bản nước ngoài bốc lột công nhân, về việc làm cho hố nghèo giàu ngày càng sâu rộng, về việc cướp đất dân oan, về vấn đề giáo dục xuống cấp, về tham nhũng lan tràn, đến nổi phó Chủ tịch nước Nguyễn thị Doan phải nói: “người ta ăn của dân không từ một thứ gì” và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trước cử tri: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước nầy”.

Hai vị lãnh đạo cao cấp nầy trong thâm tâm đã thành hai con ma “tự diễn biển, tự chuyển hóa” rồi. Bên ngoài chỉ còn bị kềm hãm bởi chức vụ mà thôi.

Đó là chưa kể những đảng viên trí thức đã hết lòng phục vụ đảng, nay phản tỉnh, viết tâm thư từ bỏ đảng như Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng v.v… Hay là như Huỳnh Tấn Mẫm phản tỉnh muộn màng và một nhóm trí thức miền Nam bị Trần Bạch Đằng và Đinh Bá Thi dụ dỗ nay ngậm bồ hòn không còn thấy ngọt cũng đang muốn trở thành những con ma “tự chuyển hóa”.

Cứ xét theo sự cảnh báo của Lê-Nin thì những sai lầm và sự đấu đá nội bộ gây chia rẻ, cộng thêm sự phản tỉnh của trí thức, quân nhân, đảng viên, cán bộ thì chế độ nầy phải sụp đổ như Lê-Nin cảnh báo, nhường chỗ cho tự do dân chủ và nhân quyền. Trong điều kiện đó mới tạo được sự đoàn kết dân tộc chống Bắc xâm và bảo vệ tổ quốc.

Tóm lại sự sụp đổ của chế độ độc tài đảng trị không do những thế lực thù địch tác động mà do chính những sai lầm chồng chất, do sự phản tĩnh của trí thức quân nhân, do sự chia rẻ của phe phái giành quyền mà đảng tự tan rả thôi.

Võ Long Triều

Ông Phạm Chí Dũng đã về nhà

Trao đổi với SGB, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo độc lập VN, cho biết đã về đến nhà lúc 16g30.

Qua SGB, ông Phạm Chí Dũng gửi lời cảm ơn đến cộng đồng, thân hữu đã quan tâm, ủng hộ tinh thần cho ông trong suốt thời gian qua; đặc biệt là trong sự việc ngày hôm nay, 25-6-2015.


Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ông Phạm Chí Dũng bị bắt

Nhà báo Thụy My cho biết: Ba giờ sáng Paris, tức 8 giờ sáng VN thứ Năm 25/06/2015, Thụy My nhận được một tin nhắn vỏn vẹn ba chữ: "Anh bị bắt". Ngay sau đó là một cuộc gọi ngắn gọn của anh Phạm Chí Dũng, cho biết sáng nay anh vừa ra khỏi nhà thì bị khoảng hai chục người dùng vũ lực buộc anh phải theo họ. Anh tỏ ra rất bình tĩnh.

Trước đó vài tiếng đồng hồ, anh Phạm Chí Dũng rất vui khi Thụy My báo tin TPA vừa được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua với số phiếu 60-38.

Những cuộc gọi liên tiếp sau đó vào số điện thoại của anh, tất nhiên là không có hồi đáp – máy bị tắt, hoặc đổ chuông nhưng không ai bắt máy… Thụy My sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin ngay khi biết được gì mới.

Cầu mong anh bình an!

Đổ lỗi cho cư dân mạng

Khi em bé gái 15 tuổi tự tử vì clip riêng tư bị phát tán trên internet, tôi đã đọc thấy rất nhiều ý kiến như “Đừng share nữa, hãy tha cho em ấy”, hay “đừng làm việc ác chỉ vì bấm nút share, like hay các comment tục tĩu”. Đổ lỗi cho cư dân mạng như một động cơ đẩy em bé vào chỗ chết là sai. Việc đổ lỗi này khiến cho mọi lí do đều trở nên dễ dàng, cứ như thể dân mạng gây ra mọi điều ác.

Trong một phỏng vấn tôi từng thực hiện với bác sĩ tâm lý về hành vi tình dục của các em gái và các em trai thiếu niên, bà nói: Cha mẹ Việt Nam đa số cực kỳ khó tính, kỹ lưỡng trong việc dạy con gái phải giữ gìn trinh tiết, thân thể, danh dự; nhưng cũng trong cùng gia đình đó, rất ít cha mẹ chịu dạy con trai mình phải tôn trọng danh dự, thân thể và sức khỏe người bạn gái.

Vâng, sự bảo vệ một chiều này được cấu tứ từ lối mòn trong hành xử về giới, nơi mọi phụ nữ sẽ bị nguyền rủa hoặc coi thường nếu thân thể của họ bị ai đó xâm hại, sử dụng, bêu riếu. Nhưng người đàn ông gây ra hành vi đó sẽ không bị phán xét, thậm chí còn được coi là chiến công trong những cuộc trò chuyện cùng giới, có thể thoải mái bầy hầy mà đối xử thô bỉ lỗ với người nữ trong quan hệ giường chiếu.

Hãy đặt giả định nếu cô bé không tự tử và vụ việc bị nghiêm trọng vì có người chết, liệu có bao nhiêu bạn trai đang nhởn nhơ tung clip sex ngoài kia sẽ dương dương tự đắc với “chiến công” của mình. Tình huống tương tự từng xảy ra với cô Hoàng Thùy Linh, cô phải tìm cách để lên được VTV nói xin lỗi, còn cậu bạn trai thì vẫn nhởn nhơ post Facebook và vui vẻ bên các bạn gái mới. Sự “truy cứu” của các câu chửi, lời bắt nạt chỉ dành cho nữ giới, không dành cho cả 2 người đã gây ra cái clip sex đó.

Sự bất bình đẳng trong hướng dẫn về hành xử giới tính này khiến các cậu trai mặc sức tung hoành trên mặt trận ái tình, sẵn sàng trốn chạy khi làm cho bạn gái có thai, và cũng bỉ ổi không kém khi luôn thủ sẵn clip sex để tấn công nếu cô gái bỏ rơi họ. Định kiến sau khi bị tung clip sex hướng thẳng đến nữ giới (có thể gây ra mất việc, bị đuổi học, bị hàng xóm xa lánh, xì xào), còn bạn trai thì nhởn nhơ vô ý như chỉ vừa chơi đùa trên cỏ.

Để thay đổi sự bất hạnh này, cha mẹ bắt đầu sẽ phải nói người đàn ông bé nhỏ của mình phải tôn trọng cô gái mà họ sẽ có quan hệ hệt như khi họ dạy con gái phải giữ kín thân thể mình , chứ không phải cố gắng đi kiếm cho ra một cô bồ ngon lành trinh tiết hay ngoan ngoãn sạch sẽ (bất chấp con trai mình đã “ăn bẩn” ở đâu).

Đổ lỗi cho hành vi share và chia sẻ clip sex thì có lẽ nên đổ tội cho cư dân toàn cầu ngày nào cũng chuyền tay nhau những bức hình khoe thân của Kim Kardasian hay những ảnh chặt đầu máu me của đội quân Hồi giáo IS.

Hành vi share và like là phản ứng tự nhiên của sự hiếu kỳ, đặc biệt với đề tài cấm kỵ, điển hình là chuyện tình dục, chính trị tại Việt Nam.

Không thể “phủi tay” 100% lỗi lầm của những người đang chia sẻ, nhưng coi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận những giá trị mà social network và youtube đã tạo ra cho đời sống trên mạng.

Không có mạng xã hội, làm sao chúng tôi biết Hà Nội bị chặt 6700 cây, làm sao ta biết có những người hoạt động vì ý kiến của họ đang bị tấn công, đánh đập. Đừng đổ lỗi cho các ý tưởng tuyệt vời đã làm thế giới này tốt đẹp hơn bằng công nghệ.

Hãy bàn về thái độ của những người đang dùng công cụ đó. Hàng triệu người trẻ đang cầm smartphone và Facebook, Insta mỗi ngày dường như chưa bao giờ chịu học về an toàn danh tính của bản thân họ trên mạng. Họ phớt lờ các bài tập cơ bản về password, họ tên, danh tính gia đình, số điện thoại, hình selfie hay “cẩn mật” nhất là clip tình ái.

Tôi từng chứng kiến nhiều bạn kinh hãi khi phát hiện ra mình để chế độ auto Sync toàn bộ ảnh riêng tư từ điện thoại lên Facebook, Flickr. Những đoạn phim riêng tư bị phát tán khi quan hệ đổ vỡ, hay đơn giản vì… điện thoại hỏng đem sửa bị post lên mạng. Vậy mà, những bạn trẻ 14 – 15 tuổi vẫn thờ ơ sử dụng điện thoại, làm đủ mọi trò riêng tư, rành rẽ chơi game, selfie, FB như lụa nhưng không hề có một khái niệm nào về sự an toàn của chính bản thân mình.

Trong khi đó, những người chưa kịp trở thành nạn nhân thì lại đang đắc chí vung bao nhiêu comment chửi bới tục tĩu, bất chấp tất cả, xa xả xối vào nạn nhân, cứ như thể mình mà không chửi cái con trong clip sex kia cho tận mạng thì đêm nay phải về thủ dâm mất.

Nếu không muốn chết, bài đầu tiên của bạn cần học là học một thái độ và hành xử với chính an toàn của mình trước cái smartphone và internet. Bạn tưởng tượng đi, mình đang cầm một món đồ chơi hay ho kỳ diệu, thình lình nó hóa thành lựu đạn thì sao. Bạn sẽ làm gì?

Bài học đầu tiên để có thể xuống địa ngục thật nhanh, đó là hãy chửi người lạ thật hay vào, khi chết thể nào cũng đến tầng bị quỷ sứ cắt lưỡi là xong.

Vậy đó!

Khải Đơn

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời

Giáo sư-Tiến sĩ TRẦN VĂN KHÊ sinh ngày 24-7-1921 tại làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang).

+ Nguyên Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của nước Cộng hòa Pháp.

+ Thành viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc của UNESCO, 10 năm liền là Chủ tịch Ban tuyển chọn Quốc tế của Diễn đàn âm nhạc Châu Á.

+ Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm Khoa học, Văn Chương và Nghệ thuật Châu Âu.

Sau một thời gian bị bệnh nặng, mặc dù đã được bệnh viện và gia đình tận tình cứu chữa và chăm sóc nhưng do tuổi cao, sức yếu đã từ trần vào lúc 2g55 phút sáng, ngày 24 tháng 6 năm 2015 (nhằm ngày mùng 9 tháng 5 năm Ất Mùi), hưởng thọ 94 tuổi.

Linh cữu Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê được quàn tại nhà số 32 Huỳnh Đình Hai, phường 24, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 26 -6-2015.

Lễ truy điệu và lễ động quan được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, ngày 29-6-2015.

Ngay sau lễ động quan, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.


Thông báo khẩn!

Sáng nay 25-6, những người dân Dương Nội cùng anh em tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Hà Nội đi đón ông Trịnh Bá Khiêm (dân oan Dương Nội) ra tù.

Công an thả ông Khiêm ở cách cổng trại khoảng 1km, bà con anh chị em đi bộ đến đó đã bị côn đồ giả danh vây chặn và đánh đập mọi người trong đoàn một cách hết sức dã man.
Điện thoại máy quay video của nhiều người bị đập. Hiện nay anh Sơn Tiến và 4 người dân Dương Nội trong đoàn bị mất liên lạc, mọi người đang thuê xe quay lại tìm.

Mong truyền thông trong và ngoài nước cùng mọi người quan tâm.

ĐT liên lạc những người trong đoàn - Nhà Văn Nguyễn Tường Thụy (0983 485 952); Mai Thanh 01695974646.



Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Từ "cơn sốt" đề thi tú tài Pháp

Nghị luận không thể ngẫu hứng, càng không là chạy theo các chi tiết của thời sự...

Mấy ngày gần đây, trên một số trang web giáo dục, người ta lao xao bàn tán về một bài báo trích lại các đề thi tú tài Pháp năm nay có những vấn đề rất hay và hóc búa như: “Tôn trọng mọi sinh vật có phải là một bổn phận đạo đức?”, “Có phải tôi là cái mà quá khứ đã làm ra tôi?”, “Văn hóa có làm nên con người?”, “Chúng ta có thể hạnh phúc mà không cần tự do không?”...

Chục năm trước, hằng năm tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật thời đó đã đều đều đăng. Lần này, nhờ tác động của mạng, các đề thi này đã gây tiếng vang hơn trước và đòi hỏi một dấu lặng.

Đối với những ai đã theo chương trình Pháp thì các đề thi trên không là xa lạ. Họ đã trải qua môn triết (philo) ở lớp 12 gồm ba môn là luận lý học, đạo đức học và tâm lý học - chương trình Việt cũng thế.

Trong năm học đó, học sinh sẽ làm quen với nào là Sartre, Camus, Durkheim, Locke, Kant... Còn Montesquieu hay Rousseau tối thiểu cũng học hai tuần năm lớp 10, 11 nên sau này không đến nỗi “há hốc mồm” khi nghe nói tới.

Thật ra, môn triết ở lớp 12 cũng chỉ là chặng chót của quá trình bao quát hơn, gồm môn công dân giáo dục ở mọi lớp, môn nghị luận xã hội ở lớp 10. Thật quan trọng việc từ lớp 10 lên đến lớp 12, người trẻ vị thành niên đang chuyển thành người trưởng thành được nhấn mạnh yêu cầu “thành nhân”, với những đề bài nghị luận như “Bác ái trước hay công bằng trước?” hay “Mỗi lần ta xuất hiện với người khác, ta lại vong thân”...

Các đề thi như thế không phải là tất cả, mà chỉ là để kết thúc một quá trình giáo dục hướng đến sự thành nhân, trên cơ sở xác tín rằng các học sinh hôm nay chính là các công dân Pháp tương lai - bởi thế mới gọi là Bộ quốc gia giáo dục.

Đây chính là mục tiêu cơ bản của nhà trường Pháp: Chân đế chung của mọi chương trình là “chất ximăng gắn kết dân tộc” và chân đế này tạo thành nguồn tham khảo cho việc biên soạn các chương trình giảng dạy của nhà trường.

Với một mục đích yêu cầu như thế, xã hội Pháp mới mong có được những công dân trưởng thành, hiểu biết và tương đối thượng tôn pháp luật, thương yêu và tôn trọng tha nhân,“có văn hóa”. Học sinh, từ khi bắt đầu “mở mắt nhìn đời” mà trong giáo dục gọi là giai đoạn quan sát (cycle d’observation) đến khi ra trường được trang bị những kiến thức cùng chuẩn mực về tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội, đạo đức, những phương pháp lý luận và được yêu cầu suy nghĩ qua các đề bài nghị luận, giúp hình thành tư duy và nhân cách.

Đây chính là cái quả của cái gì đã gieo trồng (từ nguyên chữ “văn hóa” trong các tiếng Âu - Mỹ là “cultura” vừa là trồng trọt vừa là văn hóa). Tất nhiên, cũng có những trường hợp thất bại học đường, như cái cây có quả ngọt thì cũng có vài quả chua...

Sự “hít hà” trước các đề thi này chẳng qua do ở ta chưa thấy nhiều những đề thi như thế. Nói cho ngay, vài năm gần đây cũng đã có vài đề nghị luận xã hội kiểu như thế. Song, đó mới chỉ là vài sáng kiến cá nhân của một số anh chị giáo viên, và đáp án cũng mới chỉ “tự luận” là chính. Chưa hình thành một chân đế giáo dục năng lực xã hội và công dân, nhân bản, tự chủ... để học sinh dựa vào đó.

Có lẽ đã đến lúc học sinh cần được đọc, giảng các trích đoạn tác phẩm nền tảng đó, mà trên thế giới hầu như đã là trong chương trình chính khóa ở rất nhiều nước để hiểu rõ một xã hội vận hành như thế nào với những chuẩn mực công dân như thế nào. Hình thành nhân cách không đơn giản “tự phát” mà là do thấm nhuần các giá trị chung của nhân loại.

Nghị luận không thể ngẫu hứng, càng không là chạy theo các chi tiết của thời sự. Một trường chuyên vừa ra đề thi “khảo sát năng lực” đầu vào lớp 6 bằng câu hỏi: “Quê của Ánh Viên là ở đâu?”. Xin miễn có ý kiến về sáng kiến đề bài này. Có lẽ đã đến lúc cùng suy nghĩ lại về mục đích rồi mới hãy soạn chương trình giáo dục.

Danh Đức


Điều luật 88, bộ luật hình sự: thế nào là chống Nhà nước?

Theo điều luật này, sẽ phạm “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, khi: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHNXHCN Việt Nam.

Tội suy thoái tư tưởng chính trị?

Tác giả Đức Giang có bài viết “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân” http://www.qdnd.vn/…/dieu-88-bo-luat-hinh-su-vo…/224360.html. Theo đó, tác giả nhìn nhận:

“Không phủ nhận rằng ở Việt Nam còn nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết, thậm chí có những bức xúc xã hội, nhất là tình trạng phân hóa giàu nghèo, “lợi ích nhóm”, tình trạng có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống như Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra”.

“Hoàn thiện thể chế, mở rộng hơn nữa các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tăng cường quyền được thông tin, quyền giám sát, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân là một yêu cầu tất yếu, để phát triển mọi mặt xã hội ta. Đồng thời đó cũng là biện pháp cơ bản để chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức trong bộ máy của Đảng và Nhà nước”.

“Khắc phục những mặt tiêu cực này là một công việc lớn lao, phức tạp, lâu dài, không thể làm trong một sớm, một chiều”.

Lập luận từ các cơ quan công tố, đồng ý quyền tự do ngôn luận là một trong những điều kiện sinh tồn của xã hội và do đó không thể xem hành vi này là tội phạm được.

Tuy nhiên phải thấy rằng, tội phạm là một phạm trù mang tính giai cấp, việc xác định tội phạm là tùy thuộc vào quan điểm của giai cấp nắm chính quyền Nhà nước. Bất kỳ hành vi nào, dù thực hiện dưới lời nói hay việc làm mà đe dọa sự tồn tại của Nhà nước, đều coi là hành vi nguy hiểm, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Thế nào là chống Nhà nước?

TS. Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong bài viết trênhttp://noichinh.vn/…/dieu-258-cua-bo-luat-hinh-su-nam-1999…/, lập luận:

“Điều 88, Điều 258 Bộ Luật Hình sự, quy định về các tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia là hoàn toàn phù hợp với Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. (…)

Điều 88 Bộ Luật Hình sự không nhằm chống lại quyền tự do ngôn luận của người dân mà nhằm, một mặt nghiêm trị những hành vi tuyên truyền có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mặt khác chủ động phòng ngừa các hành vi tương tự gây tổn hại đến Nhà nước và chế độ xã hội”.

Đầu tiên có thể nói ngay rằng ở Việt Nam, Hoa Kỳ và Đức đều có điều luật hình sự quy định về tội gọi là “chống nhà nước/ chính quyền” nhưng định nghĩa một hành vi thế nào gọi là “chống nhà nước/ chính quyền” hoàn toàn khác biệt.

Ở Mỹ, điều luật đề cập tới hành động “chống chính quyền” quy định ở điều 18 USC Sec. 2385 Ad...vocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) nguyên văn tiếng Anh như sau:

Whoever knowingly or willfully advocates, abets, advises, or teaches the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying the government of the United States or the government of any State, Territory, District or Possession thereof, or the government of any political subdivision therein, by force or violence, or by the assassination of any officer of any such government; or Whoever, with intent to cause the overthrow or destruction of any such government, prints, publishes, edits, issues, circulates, sells, distributes, or publicly displays any written or printed matter advocating, advising, or teaching the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying any government in the United States by force or violence, or attempts to do so; or Whoever organizes or helps or attempts to organize any society, group, or assembly of persons who teach, advocate, or encourage the overthrow or destruction of any such government by force or violence; or becomes or is a member of, or affiliates with, any such society, group, or assembly of persons, knowing the purposes thereof - Shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction. If two or more persons conspire to commit any offense named in this section, each shall be fined under this title or imprisoned not more than twenty years, or both, and shall be ineligible for employment by the United States or any department or agency thereof, for the five years next following his conviction. As used in this section, the terms "organizes" and "organize", with respect to any society, group, or assembly of persons, include the recruiting of new members, the forming of new units, and the regrouping or expansion of existing clubs, classes, and other units of such society, group, or assembly of persons.

Tạm dịch: “Bất cứ người nào cố tình hoặc chủ ý vận động, tiếp tay, khuyên bảo người khác, hoặc giảng dạy trách nhiệm, sự cần thiết, sự khao khát, hoặc có hành vi lật đổ hoặc hủy diệt chính quyền liên bang Hoa Kỳ hoặc chính quyền bất kỳ tiểu bang, địa hạt, quận bằng vũ lực, hoặc bạo lực hoặc bằng cách mưu sát bất kỳ nhân viên chính quyền của bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ.

Bất cứ người nào có mục tiêu hành động để lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào bằng cách in ấn, xuất bản, chỉnh sửa, phát hành, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày nơi công công bất kỳ tài liệu viết hoặc được in nào có nội dung vận động, quảng bá hoặc giảng dạy trách nhiệm, sự cần thiết, sự khao khát lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ bằng vũ lực hoặc bạo lực hoặc thử làm những hành vi trên.

Bất kỳ ai tổ chức hoặc giúp đỡ hoặc cố gắng tổ chức bất kỳ cộng đồng, nhóm, hoặc hội họp những người giảng dạy, vận động, hoặc khuyến khích việc lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ bằng vũ lực hoặc bạo lực; hoặc trở thành hoặc đã là thành viên hoặc là một chi nhánh của các cộng đồng, nhóm hoặc hội họp cùng những người có các hành vi đó sẽ bị phạt vì nội dung điều luật này hoặc bị bỏ tù không qua 20 năm, hoặc cả hai hình thức này, và sẽ bị từ chối tư cách làm việc cho chính quyền Hoa Kỳ hoặc bất kỳ bộ phận, cơ quan nào của chính quyền trong vòng 5 năm sau khi bị kết tội…”.

Bất kỳ ai đọc nguyên văn điều luật này của Hoa Kỳ cho dù là dân không chuyên về luật cũng hiểu được một điều cơ bản rằng Mỹ cấm tuyệt đối những hành động lật đổ chính quyền bằng bạo động dưới mọi hình thức.

Cho đến nay, chưa từng có bất kỳ bản án nào được tuyên ở Hoa Kỳ dành cho một người hoạt động một cách hòa bình, đòi hỏi dân chủ, tôn trọng nhân quyền thậm chí là đòi tổng thống từ chức hoặc bị bị bỏ tù vì ủng hộ chủ nghĩa cộng sản trên đất Mỹ.

Và như vậy, câu chuyện một vị Linh mục ở Đồng Nai bày tỏ mơ ước cá nhân của mình trên trang facebook, lại bị chụp mũ “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, là bằng chứng rõ ràng nhất của chuyện công khai vi phạm vào Điều 3, Hiến pháp 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Nguyễn Tuấn