Viết về mơ ước thuở bé và hiện tại của cá nhân trên trang cá nhân facebook liệu có thể bị cáo buộc“Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ luật hình sự? Lưu ý, Điều 88 này thuộc nhóm “Các tội xâm phạm an ninh Quốc Gia”.
Nếu căn cứ vào những quy định của Facebook, thì “viết về mơ ước thuở bé và hiện tại của cá nhân”, hoàn toàn không vi phạm pháp luật.
(https://www.facebook.com/communitystandards)
Chống nhà nước?
Kỹ thuật lập pháp mơ hồ ở Điều 88 đã trao một không gian cho các cơ quan có thẩm quyền, mà ở đó các cơ quan này có toàn quyền tùy nghi kết tội người dân vì một việc làm bất kỳ – thậm chí là thái độ, quan điểm của họ – nếu chúng được xem là đi ngược lại lợi ích Nhà nước.
Theo điều luật này, sẽ phạm “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, khi: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHNXHCN Việt Nam.
Như vậy bày tỏ quan điểm cá nhân trên trang mạng cá nhân như facebook, g+, blogspot… liệu có phải là “tuyên truyền, phỉ báng chính quyền”?
Cho đến nay việc không nêu cụ thể những hành vi nào cấu thành tội “tuyên truyền”, tội “phỉ báng” để phân biệt với quyền tự do ngôn luận, hay các quyền tự do dân chủ khác là rất đáng lo ngại. Ngoài ra, thế nào là “chính quyền nhân dân” cũng chưa được xác định cụ thể. Điều này dẫn đến việc nhân danh “chính quyền nhân dân” – một khách thể trừu tượng, để đưa vào vòng lao lý bất kỳ ai, bất chấp khẩu hiệu, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Lời thật mất lòng?
Xét câu “Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”.
Xuyên tạc là điều không phải, nhưng phỉ báng thì rất là mơ hồ. Nếu người dân vạch ra chỗ sai trong đường lối của nhà nước, khiến nhà nước cảm thấy bị mất uy tín nên có thể ghép bào tội phỉ báng. Thế thì khi người dân thấy đường lối nhà nước sai cũng phải ngậm miệng chăng?
Xét câu “Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.
Phao tin, bịa đặt thì là điều trái, nhưng thế nào là luận điệu chiến tranh tâm lý? Nếu nhà nước cấm tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, thì nhà nước phải liệt kê những luận điệu chiến tranh tâm lý để người dân biết mà tránh.
Xét câu “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”.
Câu này có vấn đề vì ý nghĩa mơ hồ. Thế nào là chống? Lấy thí dụ, ông ABC thấy nhiều điều nhà nước nói không đúng sự thật nên đã viết ra những điều này trên trang cá nhân. Và có thể những ý kiến cá nhân này sẽ bị ghép tội là chống nhà nước!
Về chính trị, đúng hay sai không phải lúc nào cũng rõ ràng như trắng với đen. Trước đây khi các đảng cộng sản theo kinh tế tập trung, bao cấp. Không ít người cho rằng một khi không hăng hái làm việc, sẽ làm cho kinh tế phát triển kém. Lúc đó ai nói như thế thì bị cho là phản động, chưa giác ngộ được chủ nghĩa xã hội… thì sẽ bị trừng trị.
Lưu ý, quyền tự do ngôn luận là một trong những điều kiện sinh tồn của xã hội và do đó không thể xem hành vi này là tội phạm được.
Góc nhìn luật sư
Luật sư Công Minh chia sẻ về điều luật 88 của Bộ luật hình sự:
Đây là một điều luật đem lại ấn tượng mạnh và dần dần trở nên quen thuộc với tất cả những loại người thường hay phản biện, hay viết bài, hay muốn thể hiện quan điểm của mình bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh…
Người “chưa khéo” thì bị vào tù bị xét xử, “người khéo hơn” thì còn ngồi ngoài và vẫn cứ viết và lách để khỏi chạm phải cái điều 88 linh thiêng này. Viết không chỉ đơn thuần là viết cái mình thấy hay thấy đúng mà còn phải dùng một kỹ năng kỹ xảo điêu luyện để nhận diện ranh giới giữa phản biện, chỉ trích và chống đối hay thậm chí là khủng bố, lật đổ.
Ý tưởng mục đích động cơ của những con chữ có thể bị đem đi giám định để mổ xẻ để phân tích xem có dấu vết gì thể hiện việc chống nhà nước hay không.
Dù là nói và viết ra điều mà ta suy tư để biết, tất nhiên đó là quan điểm cá nhân, là sự chủ quan và chính sự chủ quan của bạn cuối cùng sẽ được những vị Thẩm phán Đảng viên quyết định rằng nó sai hay đúng và đặc biệt là chống hay không chống….
Chụp mũ để bịt miệng?
Bộ công an và Sở công an tỉnh Đồng Nai đang dựa vào bài viết “Sự Kiện Thứ Sáu Tuần Thánh” của linh mục Nguyễn Duy Tân, để bắt vị chức sắc tôn giáo này đi làm việc, vì liên quan đến điều 88 Bộ luật hình sự có phải là lại dụng sự mơ hồ của pháp luật uy hiếp tinh thần giáo dân và giáo sĩ của tôn giáo?
Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015
Điều luật 88 và quyền tự do ngôn luận
Đỗ Vinh - Nguyễn Hoa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
xe điện 1 bánh
Trả lờiXóaxe cân bằng chất lượng
Trả lờiXóa