Ngày Quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn (International Day in Support of Victims of Torture) - 26 tháng 6.
Hôm nay tại chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn, Hội cựu tù nhân lương tâm cùng một số đại diện của các tổ chức XHDS, và một số nhà hoạt động Dân chủ, Nhân quyền tại Sài Gòn tổ chức kỷ niệm Ngày quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn (International Day in Support of Victims of Torture) - 26 tháng 6.
Tham gia cuộc họp có Bác sỹ Nguyễn Đan Quế Chủ tịch Hội cựu Tù nhân lương tâm, Thầy Thích Không Tánh, Trụ Trì chùa Liên Trì, ông Phạm Bá Hải điều phối viên của Hội CTNLT, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông Nguyễn Văn Sóc trưởng nhánh Phật Giáo Hòa Hảo tông truyền tại Vĩnh Long, Mục sư Tin lành Nguyễn Hoàng Hoa, nhà báo Trương Minh Đức thành viên Lao Động Việt… Đại diện Lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Garrett Harkins tùy viên chính trị cũng tới dự.
BS Nguyễn Đan Quế, Thầy Thích Không Tánh và những người tham dự đã nói nên ý nghĩa của ngày 26-6, ngày Quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn:
“Ngày này được tổ chức hàng năm là dịp để mọi người trên khắp thế giới lên tiếng chống lại tội ác tra tấn và hỗ trợ cho các nạn nhân bị tra tấn, bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo bởi các nhân viên công lực. Kỷ niệm ngày này cũng nhằm thúc đẩy Chính phủ các quốc gia trên thế giới phải tích cực thực hiện Công ước chống tra tân (CAT) được LHQ thông qua 10-12-1984 và có hiệu lực từ ngày 26-6-1987.
Ngày 26-6 được lựa chọn bởi Đại hội đồng Liên Hợp quốc vì hai lý do. Thứ nhất, vào ngày 26/6/1945, Hiến Chương Liên Hợp quốc được ký kết, đây là văn kiện quốc tế đầu tiên buộc các thành viên của LHQ phải tôn trọng và thúc đẩy các quyền con người. Thứ hai, ngày 26/6/1987 là ngày Công ước chống tra tấn của LHQ bắt đầu có hiệu lực.
Quyết định, vào ngày 12/12/1997, hàng năm tổ chức Ngày quốc tế hỗ trợ nạn nhân của tra tấn được Đại hội đồng đưa ra theo đề xuất của Đan Mạch. Ngày 26 tháng 6 được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998. Trong lần kỷ niệm đầu tiên này, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan, đã phát biểu: "Đây là ngày mà chúng ta bày tỏ sự trân trọng đối với những người đã trải qua những điều không thể tưởng tượng. Đây là dịp đề cả thế giới lên tiếng chống lại những điều khó có thể nói ra. Lẽ ra từ lâu đã phải có một ngày dành cho việc nhớ đến và ủng hộ những nạn nhân, những người phải chịu tra tấn trên khắp thế giới."
Có lẽ vì muốn có chân trong Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016, nên Việt Nam đã tham gia Công ước chống tra tấn (CAT) của LHQ, nhưng còn sau cả Campuchia (1992) và Lào (2012).
Ngày 28/11/2014, Quốc hội CHXHCN VN mới biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Ngày 17/3/2015 Chính phủ CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số: 364/QĐ-TTg , VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỐI XỬ HOẶC TRỪNG PHẠT TÀN BẠO, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC HẠ NHỤC CON NGƯỜI.
Tuy muộn nhưng đây là những căn cứ pháp lý để người dân và những nhà hoạt động Nhân quyền tại VN yêu cầu các nhà chức trách và cơ quan chức năng liên quan phải tuân thủ những cam kết đã ký và trừng phạt đích đáng những kẻ vi phạm, nhằm bảo vệ quyền con người.
Trong ngày kỷ niệm này những người tham gia mà gần hết số là những tù nhân lương tâm, những người từng nạn nhân của tra tấn bạo hành trong khi bị điều tra, khi bị đi cung, khi bị giam giữ và cả kể khi đã ra tù.
Chị Lê Thị Kim Thu, ông Phạm Bá Hải, hai vợ chồng ông bà Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thị Hà… đã kể lại những trải nghiệm đau đớn, tủi nhục khi bị đánh đập, nhục hình, bị ngăn chặn làm ăn đi lại, và nói thêm:
“Việc tra tấn, nhục hình những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền không chỉ đánh đập để lại thương tích trên thể xác, mà còn nhiều những trò tra tấn tinh vi, quái ác như xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, bắt ép làm những việc kinh tởm, hoặc bị bao vậy kinh tế bản thân và gia đình, gây khó khăn khi đi lại, hội họp, hoặc tạo ra sự xa lánh của cộng đồng và người thân trong gia đình với nạn nhân…
Yêu cầu Chính phủ VN phải điều tra, truy tố những kẻ vi phạm Công ước chống tra tấn dù chúng là ai, có địa vị gì ở VN. Cũng thông qua ông Garrett Harkins yêu cầu Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ là nước bỏ phiếu cho VN vào Hội đồng nhân quyền LHQ, thông qua đàm phán TPP và các các Hiệp định khác phải yêu cầu VN phải thực thi nghiêm chỉnh Công ước chống tra tấn đã ký kết.”
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thông báo "những người hoạt động nhân quyền, dân chủ ở SG sau khi nhận thấy nạn đánh đập những người hoạt động dân chủ, nhân quyền ôn hòa liên tiếp xẩy ra, nên anh chị em đã cùng nhau lập ra Nhóm phản ứng nhanh (PUN) Sài Gòn nhằm giúp đỡ kịp thời những người hoạt động bị bạo hành, và nay đã bắt đầu hoạt động".
Trong cuộc họp cũng trưng những hình ảnh mới nhất về nạn công an để côn đồ đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền đi đón tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm ở trại 6, Nghệ An hôm qua 25/6/2015.
Tham dự cuộc họp ông Garett Harkins đã ghi chép cẩn thận các ý kiến trong cuộc họp, nhất là ông lưu ý các trường hợp cụ thể, là những nạn nhân của tra tấn, bạo hành có mặt trong cuộc họp hôm nay. Ông đã theo dõi vụ Đinh Quang Tuyến bị đánh ở SG, và ghi nhận hình ảnh vụ Trịnh Bá Tư mới bị đánh dã man ở Nghệ An ngày 25-6-2015.
Ông nói rằng “VN mới tham gia CAT, mọi việc mới được bắt đầu, Hoa Kỳ sẽ xúc tiến hỗ trợ đào tạo công chức, công an…cho VN về thực thi Công ước CAT. Và sẽ có cách trong đàm phán các hiệp ước nhằm yêu cầu Chính phủ VN từng bước thực thi đầy đủ về Nhân quyền. Ông cũng hoan nghênh và chia sẻ với những người hoạt động dân chủ nhân quyền ở VN đã dũng cảm đi đầu vì tiền bộ xã hội mà chịu nhiều thiệt thòi…”
Ông Trương Minh Đức LĐV, người từng bị đánh 3 lần trong một tháng ở Bình Dương năm 2014 nói, “những người hoạt động công đoàn VN còn trong lao tù như Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng đang bị đối xử bất công, bị bạo hành về tinh thần thể xác.
Ông cũng nói hiện việc tra tấn và đe dọa tra tấn đã trở lên tinh vi, quỷ quái, nhà chức trách như đã thành lập “binh đoàn côn đồ” để cường quyền kết hợp xã hội đen, họ trà trộn làm việc cùng công nhân để theo dõi, đe dọa, đánh đập những công nhân dám biểu tình, đình công đòi quyền lợi tại các nhà máy xí nghiệp VN”…
Ảnh chụp cuộc họp tại chùa Liên Trì, Q2, SG, sáng ngày 26-6-2015.
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Nhà cầm quyền CSVN có cả "binh đoàn côn đồ"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóabán bao da iphone 7
Trả lờiXóa