CỐ TÌNH DỰNG CHUYỆN ĐỂ BUỘC TỘI
Những hình ảnh ở khu du lịch sinh thái Đá Bia. Phải chăng khối tài sản này đã đẩy ông Phan Văn Thu vào vòng lao lý?
Ông Phan Văn Thu (Trần Công), bị kết án tù chung thân về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Hiện Ông Phan Văn Thu đang bị giam tại Trại giam: Phân trại 2, An Phước, An Thái, Phú Giáo, Bình Dương.
Đại diện gia đình ông Phan Văn Thu nhìn nhận các cơ quan của chính quyền, đã cố tình hình sự hóa một quan hệ thuộc quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Dựng chuyện
Từ chỗ là “tổ chức tôn giáo” với hệ thống tổ chức, kinh sách, giáo lý, truyền đạo thuần túy tôn giáo đã bị kết luận là “tổ chức chính trị”, “tổ chức phản động” nhằm “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” với “những tài liệu tuyên truyền chống chế độ cộng sản”, “tuyên truyền lôi kéo…”.
Từ “pháp danh” (theo truyền thống Đạo Phật) bị kết án là “bí danh”. Phương châm “Tiền sinh thái, hậu tổ đình”, được hiểu là hoạt động du lịch sinh thái để có tài sản xây dựng tổ đình (trụ sở tổ chức tôn giáo) sau này, bị kết án thành “núp bóng hoạt động du lịch sinh thái để xây dựng căn cứ địa”…
Bà Võ Thị Thanh Thúy (vợ của ông Phan Văn Thu), kể: “Tại Văn bản viết ngày 20/10/2014 gửi các cơ quan chức năng qua các phương tiện truyền thông, tôi đã trình bày rõ: “Tại phiên tòa sơ thẩm, tòa đã không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng xác thực nào mà chỉ kết tội bằng những lời nói suông và những bằng chứng ngụy tạo.
Trước tòa, chồng tôi có cho biết trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên đã chọn ra 2 trong số những bài thánh ca do chồng tôi sáng tác rồi buộc ông phải chọn một bài làm quốc ca.
Họ lấy hòn đá họa hình con rùa trong khu du lịch sinh thái, rồi ép cho đó là biểu tượng quốc huy của chúng tôi. Chúng tôi không có cờ, họ lại lấy hình tượng viên dung kỳ của đạo Phật rồi ép cho đó là quốc kỳ. Viên đá nhỏ có hình giống chữ Hán mà ban giám đốc nhặt được sau một trận lở đất ở khu sinh thái, điều tra viên đã cho đó là con dấu.
Đó là tất cả bằng chứng của tòa đưa ra để buộc chồng tôi cùng đệ tử của ông vào tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Trước tòa, cả 22 người đều phủ nhận việc họ có quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và con dấu để chuẩn bị cho một nhà nước mới. Thế nhưng tòa vẫn giữ lại chi tiết này trong kết luận điều tra.
Chưa dừng lại đó, ngày 17/07/2014, công an tỉnh Phú Yên đã bắt giam thêm 3 người trong tổ làm đá của công ty. Như vậy, tính cho đến nay, công an đã bắt tổng cộng 25 người trong khu du lịch sinh thái Đá Bia, tức trong Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn. Ôi! Thật là trớ trêu và cay đắng làm sao”.
Cướp...
Vụ án cho thấy đây là câu chuyện của 25 người hùn nhau hàng chục năm, đóng góp xây dựng nên cơ sở du lịch đáng giá triệu đô la, có tên “khu du lịch sinh thái Đá Bia”. Rõ ràng là họ không hoạt động chính trị. Lâu nay không ai thấy họ làm chính trị, và cũng không chống chế độ.
Nhưng mà cán bộ cộng sản lại thấy khu vực du lịch mà họ bỏ công và tiền để xây xong khá đẹp, làm ăn phát đạt. Cán bộ động lòng tham, muốn nhảy vào tranh phần. Quyền lực trong tay, vậy là ập vào… tịch thu, bằng cách “chụp mũ” phản động, lật đổ chính quyền.
Thời gian dài sợ hãi, bởi đó là một chế độ độc tài. Giờ đây sợ sệt này không còn nữa, bởi tức nước, ắt phải vỡ bờ…
Liệu có ai dám tưởng tượng một tổ chức phản động, chống lại chính quyền có tổ chức, một tổ chức chính trị thực sự, nhưng số tiền mà chính quyền tịch thu được của tổ chức phản động này chỉ có khoảng 9.000 đến 10.000 đô la.
Đây chỉ là số lượng tiền dùng cho một cơ quan. Bởi vì công ty sinh thái Đá Bia này là một công ty du lịch, thành ra số tiền này, chỉ là dùng để chi trả cho công trình, hoặc là trả lương cho nhân viên. Đồng thời công an nói bắt được vũ khí là 19 kíp nổ. Điều này, là… ngớ ngẩn, vì khi xây dựng, thì theo bản cáo trạng, những người này đã đục đá, khai tường, rồi khắc bia trên đá.
Những kíp nổ ai cũng biết là để phá đá, hoặc làm tượng, hoặc khai thác đá.
Vì kíp nổ chứ không phải là mìn. Kíp nổ chỉ là ngòi nổ làm bung nứt, thành ra không có thể tấn công được ai hết. Đồng thời công an cũng bắt được 10 bộ điện đàm. Đây cũng là một ngớ ngẩn khác, vì trong một công ty du lịch, với một diện tích trên 10 ha, thì những bộ điện đàm đó là để liên lạc với các nhân viên ở đầu này, đầu kia. Những liên lạc như vậy hết sức là bình thường, và không có gì mang tính truyền tin bí mật ra nước ngoài hết…
“Ví dụ một tảng đá, khúc cây thì 22 người chúng tôi có thể xúm lại lật; nhưng còn chính quyền thì làm sao mà lật. Ngày xưa, Bác Hồ cần biết bao nhiêu quân lính, rồi bộ đội, súng ống đạn dược biết bao nhiêu nước cung cấp mới lật đổ được ‘ngụy quyền’.
Bây giờ chúng tôi 22 người lật thế nào? Tôi không hiểu thế nào. Chúng tôi có nghe phong phanh công an nói là bắt bị lầm, mà thả ra không được.
Họ là người già đi tu, người trình độ thấp, mà chỉ 300 người lật một xã không được, chứ sao lật được cả nước Việt Nam?".
Ông Nguyễn Thái Bình, nói. Trong vụ án này, ông Bình nhận bản án 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Thay lời kết
Dường như chính quyền cố tình làm lớn vụ này, thật sự là để trấn an nội bộ hơn là để răn dân chúng.
Vì hiện nay, người dân đã thấy rõ rằng, cái "chủ nghĩa xã hội", "chủ nghĩa cộng sản" không còn thuyết phục được ai hết. Hành động của các đảng viên, cán bộ Nhà nước không có gì là "xã hội chủ nghĩa", hoặc là "cộng sản".
Những người nhân danh cộng sản, chẳng còn ngại dấu diếm việc thích của cải tiền bạc, và sống phô trương sự giàu có một cách công khai.
Nếu lôi kéo nội bộ vào chủ thuyết cộng sản, thì không thuyết phục được. Thành ra, nếu nội bộ không đoàn kết với nhau để bảo vệ chế độ, thì chắc chắn có thể bị những người dân bình thường như 25 người nói trên đe dọa chỗ đứng của mình. Chính vì sự đe dọa như vậy, mà họ phải kết hợp với nhau thành một khối để đàn áp lại khối đa số kia, vốn đang có những suy nghĩ tiêu cực về chế độ.
Họ dùng yếu tố "sẽ bị lật đổ", "bị dân chúng thù ghét" hoặc "trả thù" để đoàn kết nội bộ, để tiếp tục cầm quyền.
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015
Yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm vụ án "hội đồng công luận công án Bia Sơn"
Nguyễn Gia Định
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
miếng dán cường lực iphone
Trả lờiXóa