Hành động ngang ngược của Trung Quốc thể hiện mộng bá quyền bành trướng Hán tộc ngày càng hung hăng, làm cho các quốc gia láng giềng lo ngại và cả thế giới lên án.
Ngoài việc xâm chiếm bằng vũ lực các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines, giờ đây Trung Quốc đang tân tạo nhiều bãi đá thuộc Trường Sa và xây dựng cơ sở quân sự vững chắc. Điều đó có thể là mối đe dọa cho sự tự do lưu thông hàng hải quốc tế. Thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ không thể chấp nhận chuyện ngang ngược này.
Philippines khẳng định: “Những cơ sở như vậy có thể gây cản trở lưu thông hàng hải trong vùng Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới”.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Saga tuyên bố: “Chúng tôi không thể chấp nhận cách hành động theo kiểu sự đã rồi, Trung quốc không được hành động đơn phương thay đổi hiện trạng”. Ngày 12-6-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo nhân tạo. Mỹ và đồng minh quyết không để Trung Quốc tự do thao túng ở biển Đông.
Ngày 16-6-2015 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo cho biết: “Công trình bồi đấp một số đảo và bải đá ở khu vực Trường Sa sẽ hoàn thành trong một thời gian gần đây, tuy nhiên Trung Quốc vẫn có kế hoạch xây dựng cơ sở trên các đảo để đáp ứng yêu cầu phòng vệ quân sự cần thiết và yêu cầu phục vụ dân sự”.
Bắc Kinh tỏ ra nhún nhường trước phản ứng quyết liệt của Mỹ và đồng minh, khi Bộ Ngoại giao thông cáo sẽ hoàn tất công việc bồi đấp; đồng thời kêu gọi Mỹ ngưng “ngoại giao bằng micro” về những bất đồng. Như vậy đủ thấy Mỹ và đồng minh là đối trọng có thể kềm hãm sự hung hăng quá độ của Trung Quốc. Và như vậy cho thấy nếu muốn thoát khỏi sự trấn áp của Trung Quốc thì Việt Nam phải dựa vào ai?
Cuộc khẩu chiến qua lại giữa các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự đôi bên đã và đang tiếp diễn. Các nhà quan sát quốc tế đánh dấu hỏi việc gì sẽ xảy ra? Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đặt khả năng chiến tranh Trung-Mỹ có thể bùng phát, và cho rằng có một tâm lý quần chúng bài Mỹ dâng cao trong mấy tuần qua.
Những sự kiện nêu trên cho thấy tình hình chính trị thế giới không ổn định, an ninh trong khu vực Đông Nam Á bị đe dọa bởi những sự ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Ngày nay Châu Á được phân chia thành hai phe rõ rệt, một bên là Bắc Kinh đang trổi dậy muốn thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, quyết trở thành cường quốc hùng mạnh nhứt để áp đặt một trật tự thế giới mới. Một bên là Mỹ và đồng minh quyết không cho phép Bắc Kinh lộng hành.
Dĩ nhiên chiến tranh khó có thể xảy ra. Cho dù chiến tranh có thể nổ bùng thì nhiều chuyên gia trên thế giới đã ước lượng khả năng quân sự của Trung Quốc còn thua kém Mỹ xa, cho nên phần thắng nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ và vì thế Trung Quốc hãy còn nhúng nhường.
Trước mắt quốc gia chịu thiệt thòi nhiều nhứt là Việt Nam, bởi vì từ lâu Trung Quốc lấn áp bằng mọi cách, khởi sự đánh chiếm Hoàng Sa năm 1973, chiếm đảo Gạt Ma năm 1978 đồng thời còn lấn sang biên giới phía Bắc.
Trên Biển Đông, Trung Cộng liên tục cướp bốc ngư thuyền Việt Nam gây thương tích và tử vong nhân sự, mà Hà Nội không dám phản ứng để chứng minh Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, có đủ tư cách và trách nhiệm bảo vệ công dân và lãnh hải của mình.
Ngược lại nhà cầm quyền Việt Nam tỏ vẻ nhu nhược hèn nhác, đồng lõa khi họ mạnh tay trấn áp đồng bào mình biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng.
Phải chăng họ đã bị Tàu Cộng mua chuộc, hay được bảo vệ ngồi trên ghế lãnh đạo nếu cứ tiếp tục ca ngợi 16 chữ vàng và 4 cái tốt của Trung Quốc?
Tình thế ngày nay có phần thay đổi, một khi Mỹ và các nước đồng minh khẳng định không cho phép Trung Quốc lộng hành. Người ta mới thấy gần đây Việt Nam khởi sự có thái độ chống đối Trung Quốc ỷ thế hiếp cô, hay tìm cách liên kết với Nhật, Philippines, Ấn Độ.
Tuy vậy Hà Nội vẫn còn sợ Trung Quốc, nên phải lập đi lập lại “không liên kết với một quốc gia nào để chống lại một quốc gia khác”. Thật là khôi hài, phải chăng quốc gia khác đó là tên khổng lồ Trung Quốc đã từng cướp đất giết dân Việt? Thế mà Hà Nội không dám liên kết với các nước khác chống lại một quốc gia đã dùng vũ lực xâm lăng mình.
Đặc biệt trong tình thế ngày nay Mỹ sẵn sàng đưa tay muốn liên kết chặt chẽ hơn với Việt Nam, nào viện trợ 18 triệu USD để mua tàu tuần tra ở Biển Đông, nào gọi mời cải tiến kinh tế xã hội để gia nhập Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), nào quan hệ đối tác toàn diện… Nghĩa là con đường thoát Trung được mở rộng, nếu Việt Nam muốn đi vào để hy vọng cứu quốc an dân.
Riêng đối với Việt Nam, một là nhóm người lãnh đạo cam chịu làm quốc gia vệ tinh của Trung Quốc, thậm chí là một khu tự trị của Hán tộc. Có nghĩa là chấp nhận bị “Bắc thuộc” kiểu mới thêm một lần nữa, chưa biết sẽ là trăm hay ngàn năm?
Hai là dứt khoát “mượn gió bẻ măng” liên kết thật sự với Mỹ về mọi mặt, đặc biệt là quân sự như Philippines và Nhật Bản, để đòi Trung Quốc trả lại những gì đã xâm chiếm bằng vũ lực, hay ít ra sẽ ngăn cản Trung Quốc cứ tự tiện xây lấp các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phải hiểu rằng trong hoàn cảnh và tình thế hiện tại, Trung Quốc không hề dám dùng vũ lực đánh phá Việt Nam như ngày trước. Trong khi cả thế giới cho rằng Bắc Kinh không đủ sức đụng độ với Mỹ và đồng minh, chính Bắc Kinh cũng hiểu điều đó.
Vậy thì con đường hợp lý nhứt để giữ độc lập và bảo vệ tổ quốc là thuận liên kết mật thiết, toàn diện với Mỹ. Lưu ý, quốc gia này chưa hề có giả tâm xâm chiếm một thuộc địa để khai thác tài nguyên hay nhân lực.
Cách giải đáp của bài toán Biển Đông trong giai đoạn này đã hiện rõ. Vấn đề chỉ còn là sự lựa chọn của Hà Nội cam chịu sự “Bắc Thuộc” đổi lấy quyền cai trị để hút máu dân, hay là cấu kết với đồng minh hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc giành lại độc lập tự do cho đất nước?.
Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015
Đường thoát Trung mở rộng, Việt Nam đi hay không?
Võ Long Triều
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mấy con khỉ đột nó đéo nghe đâu....
Trả lờiXóa