Thực hiện chuyên đề “40 năm nhìn lại”, nhóm phóng viên Minh Trí - Ngọc Thịnh của Sài Gòn Báo nhận ra một điểm chung khi tiếp xúc với các nhân sĩ, người dân hai miền Nam – Bắc, là nếu muốn thật sự hòa giải, cần loại bỏ ngay khuynh hướng cường điệu khía cạnh chiến thắng của ngày 30-4.
Hãy chú trọng hơn vào khía cạnh hòa giải hòa hợp dân tộc, và phải coi việc hàn gắn vết thương chiến tranh qua thái độ hòa giải hòa hợp dân tộc như một thứ trách nhiệm lịch sử tự nhiên phải làm chứ không có tính cách ban phát sự hòa giải cho “phía thua cuộc”.
Nếu khiêm tốn nhìn thẳng vào sự thật, chắc ai cũng biết rằng dân tộc của chúng ta bị chi phối bởi những thế lực, âm mưu chính trị của một số cường quốc khác, nên khi “chiến thắng” đừng tự hào quá đáng, cũng như không có gì xấu hổ khi “thua cuộc”, trong điều kiện cả hai bên thực chất đều đứng chung trong gọng kiềm khắc nghiệt của lịch sử, mà nhiều việc mình không thể chủ động được một cách hoàn toàn.
Còn về những sự mất mát do chiến tranh gây ra, cũng là mất mát chung, không đau buồn thì thôi chứ vui vẻ gì cứ tự hào mãi ? Cụ thể, từ nay trở đi, nên chấm dứt những cuộc lễ nào mà có nhắc lại những kỷ niệm không vui của thời kỳ chiến tranh đau khổ đã rơi vào dĩ vãng quá xa, và loại trừ hết mọi sự phân biệt về lý lịch, thành phần, dưới mọi hình thức, một cách thực chất chứ không chỉ hời hợt bề ngoài.
Kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ với cảm nghĩ của ông Phạm Minh Hoàng, một cựu tù chính trị.
Minh Trí - Ngọc Thịnh (thực hiện)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét