THÍCH THÌ BẮT
Đến giờ xét xử, ông Dũ không thấy dân và người nhà vào nên đã la to: “Nhân dân ở đâu? Người nhà tôi đâu? Xét xử công khai mà sao không cho ai vào? Nếu vậy thì yêu cầu tòa đổi thành quyết định xét xử kín đi,…”.
Đến giờ xét xử, ông Dũ không thấy dân và người nhà vào nên đã la to: “Nhân dân ở đâu? Người nhà tôi đâu? Xét xử công khai mà sao không cho ai vào? Nếu vậy thì yêu cầu tòa đổi thành quyết định xét xử kín đi,…”.
Tòa soạn Sài Gòn Báo nhận thư của bà Phan Thị Hạnh, yêu cầu lên tiếng về việc chính quyền TP Đà Nẵng đã bỏ tù chồng của bà, về tội đã lên tiếng tố cáo những cá nhân đã gây thiệt hại tài sản đất đai của gia đình bà.
Sài Gòn Báo sẽ có loạt bài về vụ án đầu tiên được chính quyền Đà Nẵng dùng điều luật 258 Bộ Luật hình sự để công khai "cướp đất" của người dân.
Sao lại vin vào lợi ích Nhà nước để "cướp đất"?
Ông Đỗ Đình Dũ (SN1959), ngụ thôn Nhơn Thọ 2 - Xã Hòa Phước - huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng. Ông Dũ bị Công an Quận Cẩm Lệ bắt tạm giam ngày 25-06-2014 theo khoản 2 Điều 258 BLHS về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Vào năm 2008, khi chính quyền thực hiện quy hoạch đất đai khu đất của gia đình bà Hồ Thị Chơi (mẹ ruột ông Dũ), gồm 07 hộ (trong đó có gia đình ông Dũ) tại xóm Nhơn Hòa - xã Hòa Phước - huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng, đã xảy ra việc cán bộ đo thiếu diện tích, sai quy chủ, áp giá đền bù không đúng quyết định hiện hành,...
Ông Dũ được gia đình ủy quyền đại diện để làm đơn kiến nghị, khiếu nại và khởi kiện.
Đến năm 2011, khu vực quy hoạch đất đai, nhà cửa của gia đình ông Dũ được sát nhập vào phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Sau khi ông Dũ khiếu nại - tố cáo, Ban giải tỏa đền bù (GTĐB) đã hơn 08 lần hủy quyết định thu hồi đất sai, để thay thế các quyết định thu hồi đất mới, kéo dài gần 7 năm từ năm 2008 đến năm 2014.
Việc “thu hồi – thay thế” này, lần lượt từ UBND huyện Hòa Vang chuyển sang UBND quận Cẩm Lệ. Thế nhưng các quyết định thu hồi đất mới của Ban GTĐB - theo ông Dũ, thì vẫn như trò chơi đèn cù, chưa thực hiện việc bồi thường, bố trí đất tái định cư theo đúng quy định pháp luật.
Đất đai nhà cửa của đại gia đình con cháu bà Hồ Thị Chơi đã bị ông Võ Văn Thương - Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ ban hành quyết định “kiểm đếm bắt buộc” vào ngày 09-01-2014. Ông Dũ yêu cầu “kiểm đếm bình thường” vào ngày 08/01/2014.
Mở ngoặc nói thêm: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định “kiểm đếm bắt buộc”.
Tuy nhiên sau khi kiểm đếm bình thường vào ngày 08-01-2014 xong, hơn 5 tháng sau vẫn chưa có quyết định bồi thường, bố trí đất tái định cư. Đến ngày 13-06-2014, ông Dũ đã làm đơn kiến nghị về việc đền bù nhỏ giọt, thiếu công khai minh bạch đất tái định cư, kéo dài quy hoạch.
Bắt nóng để đánh nguội
Ngày 20-06-2014, hai cán bộ của Ban GTĐB điện thoại cho ông Dũ và ông Quốc (em ruột ông Dũ) đến nhận bàn giao đất tái định cư, giao cho ông Dũ và ông Quốc 07 bộ hồ sơ trống chưa ghi thông tin gì, yêu cầu ký nhận vào.
Khi ký nhận, ông Dũ và ông Quốc ghi thực trạng lô đất được bàn giao vào là: “chưa có đường nhựa, chưa lót lề, chưa có ô bê tông trồng cây xanh, chưa đủ đất mặt băng, cống sau bị hỏng,…” vào trong hồ sơ bàn giao đất.
Thấy ghi vậy, cả hai cán bộ này nói không đồng ý bàn giao đất nữa và bỏ ra về.
Ông Dũ yêu cầu lập biên bản về lý do vì sao không bàn giao đất, nhưng 02 cán bộ này không làm. Hai bên xảy ra giằng co. Ông Dũ không đồng ý để 02 cán bộ này về khi chưa lập biên bản.
Sự việc này làm náo động đến công an phường Hòa Xuân, công an quận Cẩm Lệ, công an xã Hòa Phước, công an huyện Hòa Vang, công an TP. Đà Nẵng, Ban GTĐB,… kéo dài từ 8 giờ 49 phút sáng đến mãi 15 giờ 30 phút chiều thì 02 cán bộ này mới chịu lập biên bản, sự việc mới kết thúc.
Ngày 24-06-2014, ông Dũ làm đơn tố cáo về việc “bắt quả tang 02 cán bộ quy hoạch biến tướng” gởi công an quận Cẩm Lệ.
Ngày 25-06-2014, điều tra viên Trần Công Nhân gọi điện thoại mời ông Dũ đến UBND xã Hòa Phước để gặp ông Trương Văn Thanh - Phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra của công an TP Đà Nẵng.
Lý do mời là nhân dịp ông Thanh đi công tác ghé Hòa Phước, nên làm việc luôn với ông Dũ cho tiện. Trước đó, vào ngày 21-05-2014, ông Trương Văn Thanh đã làm việc với ông Dũ tại trụ sở công an TP Đà Nẵng về việc giải quyết các đơn khiếu nại – tố cáo của ông Dũ tồn đọng kéo dài trong thời gian qua.
Bất ngờ, khi ông Dũ vừa ra đến phòng làm việc của công an xã Hòa Phước thì bị công an quận Cẩm Lệ đọc lệnh bắt và áp tải về nhà, khám xét thu giữ toàn bộ hồ sơ khiếu nại tố cáo của ông.
Ông Dũ bị bắt tạm giam 90 ngày về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Hết thời hạn tạm giam 90 ngày, cơ quan điều tra vẫn chưa đủ chứng cứ để buộc tội ông Dũ. Ngày 19-09-2014, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) quận Cẩm Lệ ra quyết định gia hạn thêm 02 tháng.
Sau đó, Tòa án nhân dân (TAND) quận Cẩm Lệ ra quyết định gia hạn thêm 41 ngày nữa.
Ai là bị hại?
Đến ngày 04/12/2014, TAND quận Cẩm Lệ ra quyết định đưa vụ án ông Đỗ Đình Dũ ra XÉT XỬ CÔNG KHAI vào lúc 08 giờ ngày 15-12-2014.
Sáng ngày 15-12-2014, người nhà ông Dũ đến tham dự phiên tòa với mong muốn được gặp mặt ông Dũ sau gần 06 tháng bị bắt và biệt giam. Tuy nhiên cổng tòa đóng kín, lực lượng công an chặn lại không cho ai vào.
Đến giờ xét xử, ông Dũ không thấy dân và người nhà vào nên đã la to: “Nhân dân ở đâu? Người nhà tôi đâu? Xét xử công khai mà sao không cho ai vào? Nếu vậy thì yêu cầu tòa đổi thành quyết định xét xử kín đi,…”.
Bên ngoài cổng tòa, nhân dân và người nhà vô cùng phẫn nộ, gào khóc thảm thiết thì sau đó lực lượng công an chỉ cho 08 người nhà vào (gồm vợ con và 03 người em ruột). Còn số đông anh chị em ruột khác và nhân dân buộc phải đứng bên ngoài cổng Tòa để theo dõi, thế nhưng Tòa không mở loa phóng thanh?!...
Phiên tòa diễn ra chỉ có duy nhất một mình ông Dũ cùng vị luật sư bào chữa là ông Nguyễn Văn Phước (thuộc văn phòng luật sư Huế), không có người bị hại, không có người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, Tòa không triệu tập một ai trong những người mà cơ quan điều tra đã mời lên lấy lời khai nêu trong cáo trạng để tham gia tố tụng, đối chất với ông Dũ.
Mặc dù ông Huỳnh Phương Đông, đại diện VKSND quận Cẩm Lệ không chứng minh được:
Ông Dũ xúi giục, kích động ai? Chứng cứ nào chứng minh ông Dũ vu khống, xuyên tạc, sai sự thật? Hành vi của ông Dũ đã xâm phạm lợi ích gì? Đã gây ra hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức, cơ quan nào? Định tính, định lượng ra sao?...
Nhưng cuối cùng Chánh án Lê Tự Sinh vẫn tuyên án ông Dũ 03 năm tù giam, một phán quyết không có căn cứ xác thực, không có tính thuyết phục.
Ông Đỗ Đình Dũ đã làm đơn kháng cáo, gia đình làm đơn kêu oan gởi đến các cơ quan có thẩm quyền.
Phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 19-03-2015 vẫn tuyên y án sơ thẩm.
Minh Châu
Minh Châu
mắt kính thời trang thể thao
Trả lờiXóa