Sau
năm 1975, hàng loạt sách của miền Nam bị cho là “đồi trụy” và phải đốt. Trong số
những sách đó, có không ít sách nhằm mục đích giáo dục đạo đức, con người.
Thường
thì sau khi “đào thải những cái xấu”, cái tốt sẽ được phát triển hơn. Tuy
nhiên, ở thời điểm này nhìn lại, không biết rằng, những cái đã bị ép buộc bỏ đi
có thật sự là xấu? Và những cái đang được học có chăng là tốt?
Lướt
web đọc tin tức, thấy hàng loạt những bài báo nói về tình hình đạo đức đang
trên đà xuống cấp, khoe thân thể để được nổi tiếng. Doanh nghiệp thì sáng tạo
ra một công thức mới: nước uống có ruồi, mặc kệ sức khỏe của người dân. Giáo sư
sàm sỡ hoa hậu. Hoặc như những nhóm tranh luận trên facebook, không cần biết
người nghe ở độ tuổi nào, chửi được là cứ chửi…
Một
trong những nét văn hóa của Việt Nam chính là lễ phép, biết kính trên nhường dưới.
Sự lễ phép là cách tôn trọng người khác và cũng tôn trọng mình. Một nhà triết học
nói: “lễ phép là quần áo của tinh thần”. Bởi một người không hiểu lễ phép cũng
giống như một kẻ sống trần truồng.
Thời
điểm 30.4 sắp tới, hàng loạt những trang mạng truyền thông, báo chí đăng tải
các thước phim lịch sử; những cuộc phỏng vấn với một số trí thức; những tài liệu
về lịch sử… thu hút không ít sự chú ý, bình luận đa chiều. Nhỏ nhẹ có, nặng lời
có, vô giáo dục cũng có.
Đặc
biệt hơn hết, trong các bình luận khiếm nhã ấy, có không ít là của các bạn trẻ.
Họ không cần biết người đọc là ai, họ không cần biết người phỏng vấn trong clip
có độ tuổi bao nhiêu… cứ có cái gì “không vừa ý” là họ lại chửi, họ lại kêu “thế
hệ bưng đít này nọ” hoặc kêu những người lính đã hi sinh vì đất nước này là thằng
này thằng nọ, ngụy này ngụy nọ…. Với việc tiếp cận tài liệu lịch sử không rõ
ràng, hệ tư tưởng không thoải mái thì chưa chắc với những cái các học giả, trí
thức lên tiếng, họ đã hiểu và thông suốt.
Tuy
nhiên, ở đây, tôi cũng không nói nhiều về lịch sử hay chuyên môn, tôi chỉ nói
đơn thuần là đạo đức. Những bài học về đạo đức của ba mẹ, thầy cô dạy từ lúc bé
cho đến lúc lớn, không biết đã trôi đi đâu rồi? Cá nhân tôi cho rằng, với những
người đáng tuổi ông bà, cha mẹ mà đối xử như thế đã là không đúng. Huống chi với
những người đã khuất…
Ông
bà thường hay nói “gieo gì gặt nấy”. Tóm lại, một nền giáo dục không chú ý đến
đạo đức, con người thì hệ quả là sinh ra những người bạo lực; không quan tâm đến
xã hội, người khác thì xã hội suy đồi là lẽ… tất nhiên…
Minh Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét