Nhà nước đó phải phục vụ cho quyền lợi tối thượng của quốc gia, của nhân dân. Nhà nước đó dứt khoát không phải là công cụ của bất kỳ đảng phái nào.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng (www.facebook.com/
“Người ta quan tâm đến tự do, đến nhân quyền, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân chứ không phải là một hệ thống tốt đẹp hơn. (…) Một xã hội tốt đẹp sẽ sản sinh ra một hệ thống tốt đẹp chứ không phải ngược lại.
Một hệ thống phục vụ con người chứ không phải là con người phục vụ hệ thống. Do đó tôi cho rằng nhũng phản ứng của cá nhân đã động đến lớp sâu nhất của mâu thuẫn giữa chế độ độc tài là một chế độ chống lại những quyền đương nhiên sẵn có của con người với công dân. Chính vì thế nó mang màu sắc chính trị hay đó chính là chính trị.
Điều đó giải thích vì sao các nhà văn, các nhà thơ, hay các bloger thậm chí một cô gái bình thường muốn bênh vực những người công nhân đều bị bỏ tù với những bản án nặng nề”.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng đã viết như vậy.
Thế thì có phải trước 1975, xã hội cộng sản ở miền Bắc là “không tốt đẹp”?
Tố Hữu từng ngợi ca: “Chào 68, đỉnh cao muôn trượng”. Năm 1968 là đỉnh rồi vậy phải chăng những năm sau đó miền Bắc cộng sản trượt dần về bên kia dốc của đỉnh?
Sau khi “lên đỉnh” bao giờ cũng là… tuột dốc, vấn đề là tốc độ nhanh – chậm ra sao.
Tuy nhiên “tuột dốc” không phải là nguyên cớ duy nhất để giải thích vì sao một nhà nước, một đảng toàn trị lại “hèn với giặc”.
Suốt thời gian dài, Trung Quốc liên tục có nhiều hành động xâm lấn Việt Nam: đâm tàu cá, cắt cáp, tàu Hải Dương, giàn khoan… Nhân dân trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ. Phẫn nộ còn vì sự “im lặng” đến khó hiểu của nhà cầm quyền.
Người dân đã xuống đường với tất cả sự phẫn nộ ấy. Phẫn nộ vì cuộc thảm sát Gạc Ma, cuộc chiến xâm lược Việt Nam của chính quyền Bắc Kinh sờ sờ ra đó mà những nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục hỉ hả “16 vàng – 4 tốt”.
Trao đổi với người viết tại San Jose, một học giả ở nước ngoài đã cho rằng những người nhân danh chủ nghĩa cộng sản thường ôm mộng bành trướng, luôn “lên gân” hiếp đáp kẻ yếu hơn mình… Liên Xô (trước đây) và Trung Quốc là hai điển hình.
Học giả này giải thích: đường biển với Trung Quốc về địa lý chính trị, địa lý kinh tế là quan trọng. Nếu đi về phía Tây, tức là bằng đường bộ sẽ khó khăn hơn và xung quanh Trung Quốc phía Tây là những nước Hồi giáo và những nước này không thích Trung Quốc (nhất là vùng Tân Cương).
Do vậy chính thái độ “khom lưng” suốt từ đó đến nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc đã khiến “ông bạn vàng” này chọn Việt Nam làm “bàn đạp” để “nam tiến”.
Một số học giả người Việt ở Cali, thì cho rằng trong chính bộ máy nhà nước của Cộng sản Trung Quốc đang có vấn đề.
Thứ nhất, sự chênh lệch phát triển quá xa giữa hai vùng đông và đông nam, ven biển và vùng tây, tây bắc.
Hai là, sự chênh lệch giàu nghèo, thành thị-nông thôn ngày càng lớn. Bất bình đẳng và thiếu công bằng trong xã hội tạo nguy cơ bất ổn đời sống thêm trầm trọng.
Lãnh vực sắc tộc và chủng tộc giữa Hán tộc và các dân tộc khác (Mãn, Mông, Hồi, Tạng) cũng là vấn nạn mang tính lịch sử.
Chính sách bành trướng và đồng hóa (Hán hóa) của Bắc Kinh gặp sự đề kháng mãnh liệt của các dân tộc Tạng, Hồi. Cộng với sự cách biệt quá xa về phát triển giữa hai vùng đông-tây, Bắc Kinh không thể ngăn chặn và tiêu diệt được sự kháng cự của Tây Tạng và Tân Cương.
Lãnh vực chính trị-dân quyền-nhân quyền của Đảng Cộng sản cũng là thêm lực nén cho nồi áp suất chực chờ nổ tung của xã hội Trung Quốc.
Bối cảnh ấy, khi Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm, cưỡng chiếm Việt Nam, và tư tưởng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn “dĩ hòa vi quý”, càng khiến người dân thêm lòng tin là độc đảng cầm quyền đã đến thời điểm “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”.
Một phong trào mang tên #ĐMCS được dấy lên và nhanh chóng được sự hưởng ứng với cấp số nhân. Những tấm bảng “Tôi không thích Đảng Cộng Sản” tràn ngập trên mạng.
“Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Nếu nhà nước chính là Đảng Cộng Sản, thì dân không còn tin nhà nước nữa.
Một nhà nước lập ra là để phục vụ con người, chứ không phải là phục vụ cho một tổ chức hay phe phái nào hết – kể cả tổ chức và phe phái ấy là Đảng Cộng Sản, hay nhân danh Đảng Cộng Sản.
Lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam – ông Hồ Chí Minh, từng được cho rằng đã nói:
“Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” [Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283.].
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Quyền “đuổi Chính phủ” này cũng được hiểu là quyền của người dân – “ông chủ” “đuổi đầy tớ”.
Nhưng từ “thời dân chủ cộng hòa” ở miền Bắc cho đến tận hôm nay, người dân vẫn chưa biết “đuổi đầy tớ” bằng cách nào, khi “đầy tớ” “không làm được việc cho dân”.
Liệu đó có phải là “mị dân”?
Minh Trí
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
Nhà Nước không phải và không bao giờ là của Đảng Cộng Sản
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
thay màn hình iphone 5 tphcm
Trả lờiXóa