Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Học giả Trung Quốc tuyên bố: Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng trong cuộc chiến tại Việt Nam

Vì sao ông Hồ Chí Minh không cam chịu phận bù nhìn?

Trướng “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công”, Bộ Quốc phòng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tặng Bộ Quốc phòng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. (ảnh trưng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong đấu tranh thống nhất đất nước 1954 - 1975” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

Tuy nhiên, người dân VN vẫn yêu cầu TQ cút về nước...

***

Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, lúc ấy Hồ Chí Minh đã đến Trung Quốc yêu cầu được giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại người Pháp. Mao đã đồng ý giúp đỡ rất hồ hởi vì ông đang có tham vọng truyền bá công thức cách mạng của mình cho các nước láng giềng ở châu Á. Ông muốn chứng minh rằng công thức "chiến tranh nhân dân" của mình sẽ được áp dụng trong phong trào Cộng sản ở khắp châu Á.

Ngoài ra, lúc ấy giữa hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc đã có sự phân công về nghĩa vụ quốc tế. Trong những năm cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, Stalin quan tâm hỗ trợ các đảng cộng sản ở Đông Âu, còn Mao được trao trách nhiệm hỗ trợ phong trào cộng sản ở Đông Nam Á. Vì vậy, trong những năm đầu thập niên 1950, vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam là tối thiểu.

Trung Quốc công khai tham chiến

Không có bằng chứng cho thấy các cố vấn Liên Xô đã có mặt tại Việt Nam hoặc viện trợ cho Việt Nam. Ngược lại, từ năm 1950 Trung Quốc đã bắt đầu gửi các cố vấn chính trị và quân sự, vũ khí, và quân nhu cho Việt Nam để giúp họ trong cuộc chiến chống lại người Pháp.

Trung Quốc đã giúp Việt Nam đào tạo các chỉ huy quân sự; tổ chức hệ thống phòng thủ, hệ thống tài chính, bao gồm cả chính sách thuế và tài khóa; và tạo ra một nền tảng kinh tế vững chắc. Họ cũng đã giúp Việt Nam huy động nông dân hỗ trợ cuộc chiến thông qua chiến dịch cải cách ruộng đất. Nhìn chung, kinh nghiệm làm cách mạng của Trung Quốc đã được ồ ạt chuyển sang cho Việt Nam.

Phải nói là Hồ Chí Minh rất sẵn sàng học theo Trung Quốc. Ông tuân theo một truyền thống sẵn có trong những tương tác giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, có thể thấy các vị vua cũng như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn sang Trung Quốc để học hỏi mô hình làm nông nghiệp phương cách hiện đại hóa xã hội, và nhiều việc khác.

Họ sẳn sàng chấp nhận các giá trị và định chế của Nho giáo. Cũng phải nói thêm rằng mối quan hệ Trung-Việt không hề là một mối quan hệ đơn giản, theo kiểu quan hệ thầy-trò. Còn có một khía cạnh khác của bức tranh này, đầy căng thẳng và xung đột.

Giấc mộng của ông Hồ

Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho Hồ Chí Minh và các chiến dịch của ông, nhưng điều này không có nghĩa là ông là bù nhìn của Trung Quốc. Ông luôn có sự độc lập và thiết lập chương trình nghị sự của riêng mình. Đôi khi điều này mâu thuẫn với những gì Trung Quốc đã có sẵn trong tâm trí.

Ví dụ rõ ràng nhất của việc này là những gì đã diễn ra sau Hội nghị Geneva năm 1954. Sau hội nghị này, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Hồ Chí Minh ôm giấc mơ mở rộng sự thành công của mình từ Bắc đến Nam và thống nhất đất nước.

Điều này gây lo ngại cho phía Trung Quốc. Họ sợ giấc mơ ấy có thể tạo cớ cho sự can thiệp của Mỹ. Dẫu sao, Trung Quốc cũng vừa trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Triều Tiên, và điều này đã tạo ra áp lực to lớn đối với nền kinh tế của TQ. Vì vậy, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào năm 1954, Trung Quốc muốn giảm bớt các căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á. Họ không muốn lại phải trải qua một cuộc chiến tương tự như cuộc chiến tranh Triều Tiên tại Việt Nam.

Liên Xô cũng cùng quan điểm với Trung Quốc trong việc cần ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới ở châu Á. Liên Xô và Trung Quốc cùng áp lực Hồ Chí Minh phải dừng lại ở vĩ tuyến 17 [đường biên giới giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam được thiết lập tại Hội nghị Geneva].

Họ lập luận rằng nếu Hồ Chí Minh chấp nhận chờ đợi một vài năm [Hiệp định Geneva quy định rằng sau hai năm sẽ có một cuộc bầu cử trên toàn quốc], ông có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thống nhất đất nước. Nếu không, người Mỹ sẽ nhảy vào và làm cho tình hình phức tạp thêm.

Nhưng cuối cùng cuộc bầu cử được nêu trong Hiệp định Geneva đã không diễn ra. Chính phủ của miền Nam Việt Nam, với sự hỗ trợ của người Mỹ, không chấp nhận hiệp định và từ chối tổ chức bầu cử. Kết quả là đất nước tiếp tục chia cắt, với hai chính phủ thù địch nhau ở hai miền. Việt Nam sau đó đã cáo buộc Trung Quốc phản bội lợi ích của họ tại thời điểm quan trọng này.

Đây là một ví dụ quan trọng về sự bất đồng giữa hai nước. Và còn có những ví dụ khác nữa. Ví dụ, những người Trung Quốc đến cố vấn cho Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1950 đã gặp nhiều khó khăn khi làm việc cùng với các vị chỉ huy người Việt, vì những người này cho rằng các cố vấn TQ ngạo mạn và tỏ ra hạ cố với VN. Điều này tất nhiên là phù hợp với lịch sử quan hệ giữa hai nước, đó là: Việt Nam luôn mong muốn học hỏi từ Trung Quốc, nhưng cũng sợ mất đi sự độc lập của mình.

Việt Nam luôn bất an với ông hàng xóm

Quan hệ giữa hai nước là một ví dụ kinh điển của quan hệ yêu-ghét lẫn lộn. Trung Quốc luôn đứng sừng sững trước mặt Việt Nam - đó là một đất nước lớn hơn rất nhiều với một nền văn minh tiên tiến hơn - và điều này làm cho Việt Nam cảm thấy bất an; họ oán giận vì phải sống trong cái bóng của Trung Quốc.

Tôi tìm được bằng chứng của thái độ mâu thuẫn này trong các tài liệu của Trung Quốc vừa được công bố. Trong thời gian tồn tại liên minh Trung-Việt, người Trung Quốc thường phàn nàn về rằng người Việt không hoàn toàn tin tưởng chúng ta, họ quá dè dặt.

Vì vậy, hình ảnh của mối quan hệ Trung-Việt vào thời điểm này một hình ảnh phức tạp. Việt Nam yếu - nhưng không dễ bắt nạt. Họ thiết lập chương trình nghị sự riêng và cố gắng bảo vệ lợi ích của họ.

+ DiIorio: Với các chứng cứ mới từ nguồn tài liệu của Trung Quốc, ông có giúp làm sáng tỏ được những nhận thức sai lầm nào về cuộc chiến không?

- Zhai: Một nhận thức sai lầm phổ biến có liên quan đến việc Lyndon Johnson đã xử lý cuộc chiến ra sao trong những năm 1960. Những người chỉ trích Johnson cho rằng ông đã để nỗi sợ hãi đối với Trung Quốc cản trở ông trong việc xử lý cuộc chiến.

Khi Johnson leo thang chiến tranh ở Việt Nam, ông đã mở rộng các vụ đánh bom từ nam đến bắc một cách từ từ vì sợ gây ra cơn thịnh nộ của Trung Quốc. Giống như phía Trung Quốc, Johnson cũng nhớ đến cuộc chiến tranh Triều Tiên và muốn tránh đối đầu. Ông vẫn nhớ rằng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã không thèm chú ý đến lời cảnh báo của Trung Quốc sau khi MacArthur vượt qua vĩ tuyến 38, và vì vậy đã gây ra một cuộc đụng độ với Trung Quốc.

Lần này, Johnson và các cố vấn của ông rất chú ý đến vai trò của Trung Quốc. Họ sợ rằng nếu Hoa Kỳ đẩy cuộc chiến lên quá mức hoặc tấn công Bắc Việt không có hạn chế, họ sẽ diễn lại cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Những người chỉ trích Johnson sau đó nói rằng Trung Quốc chỉ dọa thôi chứ không hề có ý định can thiệp. Harry Summers và các nhà văn quân đội khác đã chỉ trích Johnson vì để cho sự lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc phá vỡ chiến dịch ném bom của mình.

Tuy nhiên, các bằng chứng mới từ Trung Quốc cho thấy rằng Mao đã nghiêm túc chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc can thiệp.

Có một thỏa thuận bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh rằng nếu người Mỹ tiến hành một cuộc đổ bộ tại miền Bắc (lúc ấy, Hoa Kỳ đã tự hạn chế trong một chiến dịch ném bom), Trung Quốc sẽ gửi binh lính vào Việt Nam và sẽ không cho phép Hoa Kỳ đánh bại Hà Nội.

Nếu người Mỹ ném bom miền Bắc, Trung Quốc sẽ có những hành động tương xứng với các hành động quân sự của Mỹ bằng các biện pháp để bảo vệ các thành phố của Bắc Việt, và tái xây dựng cầu đường. Họ cũng sẽ gửi các đơn vị pháo phòng không và kỹ sư quân đội vào Việt Nam để hỗ trợ quân đội Bắc Việt và giúp họ đối phó với áp lực ném bom của Mỹ.

In addition, there was an international division of labor between the two major Communist powers, the Soviet Union and China. In the late 1940s and early 1950s, Stalin paid attention to supporting the Communist parties in Eastern Europe, while Mao was expected to encourage the Communist movements in Southeast Asia. Thus in the early 1950s, the Soviet role in the Vietnamese struggle was minimal. There's no evidence that the Soviets had advisers in Vietnam or gave the Vietnamese materials. On the contrary, the Chinese starting in 1950 sent political and military advisers, weapons, and supplies to the Vietnamese to help them with their war against the French.

The Chinese helped the Vietnamese train their military commanders; reorganize their defense and financial systems, including tax and fiscal policy; and create a solid economic base. They also helped the Vietnamese to mobilize the peasants to support war through land reform campaigns. Overall, there was a massive transfer of the Chinese experience of making revolution to the Vietnamese.

Ho Chi Minh was very eager to learn, I must say. He was essentially following a long-established pattern of interactions between the Chinese and Vietnamese. If you look back in history, Vietnamese emperors and leaders looked to China for models of how to do farming, how to modernize their society, and so on. They readily adopted Confucian values and institutions. I should add that the Chinese-Vietnamese relationship wasn't a simple one of teacher-student. There's another side to the picture, full of tension and friction.

The Chinese gave Ho Chi Minh and his movement a lot of support, but this didn't mean he was China's puppet. He was his own master and set his own agenda. Sometimes this conflicted with what China had in mind. The clearest example of this occurred following the Geneva Conference of 1954. After that conference, the French withdrew from Vietnam. Ho Chi Minh had the dream of expanding his success from north to south and unifying the country.

This worried the Chinese. They feared it might trigger an American intervention. After all, China had just fought the Korean War against the Americans, and this had placed enormous stress on its economy. So when the French withdrew from Vietnam in 1954, the Chinese very much wanted a relaxation of tensions in Southeast Asia. They didn't want to fight another Korean War in Vietnam.

The Soviets shared the Chinese instinct for preventing another war in Asia. The Soviets and Chinese together pressured Ho Chi Minh to stop at the 17th parallel [the dividing line between North and South Vietnam established at the Geneva Conference]. They argued that if Ho Chi Minh would be willing to wait a couple of years [the Geneva Conference agreement said there would be a national election in two years], he could win the election and reunify the country. Otherwise, the Americans would jump in and complicate the picture.

As it turned out, the national election promised at the Geneva Conference did not take place. The government in South Vietnam, supported by the Americans, ignored the agreement, refusing to hold elections. As a result, the country remained divided, with two mutually hostile governments. The Vietnamese later accused the Chinese of betraying their interests at this critical juncture.

This is a major example of the friction between the two countries. There are other instances, too. For instance, the Chinese who came to advise the Vietnamese in the early 1950s had trouble getting along with Vietnamese commanders, who saw them as arrogant and condescending. This of course fits the historical pattern -- Vietnam is eager to learn from China but is also afraid of losing its independence.

The two countries have a classic love-hate relationship. China towers over Vietnam -- it's a much bigger country with a more advanced civilization -- and this makes the Vietnamese feel insecure; they resent living in China's shadow. I found ample evidence of this ambivalent Vietnamese attitude in the newly released Chinese documents. During that period of Sino-Vietnamese alliance, the Chinese often complain about the Vietnamese, saying, they don't trust us fully, they're too guarded.

So the picture of Sino-Vietnamese relations at this time is complex. The Vietnamese were weak -- but not meek. They set their own agendas and tried to protect their interests.

DiIORIO: Were there any misconceptions in particular that you were able to clear up in examining the new Chinese evidence?

ZHAI: One common misperception has to do with Lyndon Johnson's handling of the war in the 1960s. Critics say that Johnson allowed his fear of China to impede his handling of the war. When he escalated the war in Vietnam, he gradually expanded the bombing from south to north as he was afraid of incurring China's wrath. Like the Chinese side, Johnson remembered the Korean War and wanted to avoid another confrontation. He remembered that during the Korean War, the U.S. had failed to heed Chinese warnings after MacArthur crossed the 38th parallel, thus triggering a clash with China.

This time, Johnson and his advisers paid close attention to the Chinese role. They were afraid that if the United States pushed too hard or attacked North Vietnam without restraint, they would have a replay of the Korean War. Johnson's critics later said that China was just bluffing, that the Chinese weren't serious about intervening. Harry Summers and other military writers criticized Johnson for allowing his fear of Chinese intervention to undermine his bombing campaign.

However, the new evidence from China suggests that Mao was seriously prepared to intervene. There was a secret agreement between Hanoi and Beijing that if the Americans launched a ground invasion of North Vietnam (at that time, the United States had restricted itself to a bombing campaign), China would send ground troops into North Vietnam and would not allow the United States to defeat Hanoi. If the Americans bombed North Vietnam, China would match the American military action by taking measures to protect North Vietnamese cities and to rebuild roads and bridges. They would also send anti-aircraft artillery units and army engineers to support North Vietnamese troops and help them deal with the air bombing pressure.

Trương Hùng dịch




2 nhận xét: