Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Góp ý dự luật tín ngưỡng, tôn giáo

Bài 1: Điều ước Quốc tế về tôn giáo

Dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015 (LTNTG), phiên bản sửa đổi lần thứ tư, vừa được đơn vị chủ trì sọan thảo là Bộ Nội vụ, điều chỉnh thời hạn lấy ý kiến đến ngày 16-06-2015.

Thực hiện theo điều luật Quốc tế, nếu...

Dự thảo LTNTG, Điều 5. “Quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo”, ghi:

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

“Điều ước quốc tế” được nêu ở điều 5.2 của dự thảo LTNTG, dường như chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo dùng làm căn cứ cho việc soạn thảo các nội dung ở dự thảo LTNTG. Chính điều đó đã khiến các tổ chức tôn giáo ở VN lên tiếng phản bác dự luật này.

Điều 18, ICCPR

Ngày 24-9-1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR).

Như vậy, việc soạn thảo dự luật về tôn giáo, phải dùng Điều 18 của ICCPR để qui chiếu. Ngoài ra, cần phải tham chiếu thêm Bản Bình luận Tổng quát về điều 18 ICCPR này của Uỷ Ban Nhân quyền LHQ để hiểu rõ hơn về các qui định về tự do tôn giáo trong luật quốc tế.

Từ tham chiếu 2 văn bản nói trên, dễ nhận ra dự thảo LTNTG đã vi phạm nhiều nguyên tắc căn bản của ICCPR.

Thứ nhất là tầng khái niệm. Dự thảo luật đã đưa ra những định nghĩa quá chật hẹp về tôn giáo hoặc tín ngưỡng với kết quả là loại trừ rất nhiều tôn giáo hoặc tín ngưỡng ra khỏi vòng pháp luật.

Thực tế của nhiều thập niên qua cho thấy việc đồng hóa "tôn giáo” với "tổ chức tôn giáo” cũng như "tín ngưỡng” với "tín ngưỡng dân gian”, đã là nguyên nhân gây ra biết bao vi phạm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đơn giản là không phải tôn giáo nào cũng phải được tổ chức thành một tổ chức, và ngoài tín ngưỡng dân gian, thì tín ngưỡng còn phải bao gồm cả nhiều niềm tin hay thế giới quan khác nữa.

Thứ hai, là "quyền tự do theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng tự chọn” đã không được tách riêng ra trong dự thảo. ICCPR tách riêng nó ra vì nó là một quyền tuyệt đối và không thể bị giới hạn trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả khi đất nước có chiến tranh.

Thứ ba, là dự luật đặt ra quá nhiều điều cấm, riêng điều 6 đã có tổng cộng 12 điều cấm, với ngôn từ rất chung chung và dễ áp đặt tùy tiện như "cấm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo".

Lý do "xâm phạm an ninh quốc gia” trong dự luật này (điều 6, khoản 5, điểm c) rõ ràng vi phạm ICCPR vì trong những lý do để giới hạn về quyền tự do bày tỏ niềm tin tôn giáo hoặc tín ngưỡng, được qui định tại điều 18 khoản 3 ICCPR không có điều nào liên quan đến an ninh quốc gia, và tất cả các văn bản diễn giải của LHQ đều nhấn mạnh đến điều này.

Minh Tâm

+ Bài 2: Điều ước quốc tế về tôn giáo nói gì?










































0 nhận xét:

Đăng nhận xét