Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Giáo dục Việt Nam: góc nhìn "gà chọi"

Giáo dục Việt Nam đâu có được khen...


Ngày 13/5/2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phát hành ấn phẩm “Universal Basic Skills: What countries stand to gain” (tạm dịch là: “Những kỹ năng phổ thông cơ bản: nước nào đạt được điều đó”) được coi như một báo cáo xếp hạng giáo dục phổng thông thông qua kết quả của cuộc khảo sát PISA năm 2012 (Program International Student Assessment) và TIMSS năm 2011 (Trends in International Mathematics and Science Study) của 76 nước trên thế giới tham dự.

Vị trí này không khẳng định được chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.

Ngay trong báo cáo này, OECD cũng nói rõ thống kê không mang tính đại diện của cả hệ thống giáo dục, vì mẫu nghiên cứu không phải là tất cả học sinh (HS) đang theo học. Đây chỉ là điểm số xếp hạng của HS từng nước tham gia vào bài đánh giá của hai môn Toán học và Khoa học. Vì thế, không phải cứ xếp hạng cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt.

Hơn nữa, trong báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước được nhắc đến rất nhiều vì những điểm khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.

Đặc biệt, OECD nhấn mạnh vào tỷ lệ HS theo học phổ thông của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 64% trong tổng số thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 15 trong năm 2012, đứng thứ 74/76.

OECD kết luận rằng với cách chọn mẫu trong toàn bộ dân số (ở đây là các trường học) như thế thì không thể khẳng định Việt Nam đang đạt đến mục tiệu cung cấp kỹ năng cơ bản cho tất cả thanh thiếu niên.

Điều này ngược lại với các nước có xếp hạng cao, những nước càng xếp hạng cao thì tỷ lệ HS theo học phổ thông càng cao. Theo chứng minh của OECD thì mối quan hệ giữa tỷ lệ HS theo học phổ thông và thành tích học tập của HS các nước có ý nghĩa thống kê tích cực.

Tăng Thị Thùy (nghiên cứu sinh, khoa Giáo dục So sánh và Quốc tế, đại học Chi Nan, Đài Loan)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét