Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Sài Gòn có hẻm "ông Tiên"

Họ chính là những người bình dị nhất mà bạn có thể bắt gặp khắp nơi và tôi biết, họ suy nghĩ đơn giản lắm, chỉ là thấy phải thì làm thôi, không cố gắng, không “gồng mình” để làm một người tốt.

Chính họ, những người bình dị, có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn, luôn coi cái lẽ phải của việc giúp người khác, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn là một việc hằng ngày như ăn cơm tấm, uống cà phê sáng thôi mà.

Tự thân người ta vô tư trao nhau sự tử tế, trong muôn nỗi tất bật của mưu sinh ở Sài Gòn mà không toan tính gì, không để chứng tỏ điều gì cả. Chính điều đó làm cho đời sống của họ tuy cơ cực nhưng luôn ấm áp.

Chính họ, những người Sài Gòn bình dị đã giữ ngọn lửa hào hiệp của những người đi khai hoang mở cõi năm xưa, truyền tay nhau và lan tỏa đến muôn ngàn người đến sau…

Dạo một vòng quanh Sài Gòn, chúng ta dễ dàng bắt gặp được những bình nước miễn phí được đặt ở những ngã tư, hay con hẻm đông người qua lại. Một vài quán cơm từ thiện giá 2000 đồng, chủ yếu phục vụ cho người khốn khó, người vô gia cư, người bán vé số, sinh viên, bác tài xe ôm…

Trên đường Phan Đình Phùng có một con hẻm gọi là “hẻm ông tiên”. Con hẻm này đặt biệt ở chỗ là có tủ thuốc từ thiện đặt ngay đầu hẻm, để tiện giúp đỡ cho những người đi đường chẳng may gặp phải tai nạn, hay bị cảm sốt bất ngờ thì được giúp thuốc, dầu gió, bông băng… Tủ thuốc này đã giúp dược rất nhiều trường hợp.

Người sáng lập ra tủ thuốc là ông Đỗ Văn Út. Nhóm phóng viên của Sài Gòn Báo đã có dịp được trò chuyện với chú Út và vợ vào cuối giờ chiều 20/5/2015….

Minh Trí – Ngọc Thịnh


0 nhận xét:

Đăng nhận xét