Giữa thời vật giá leo tháng, bữa cơm chính của gia đình chị Lê Thị Ngọc Thủy - anh Phạm Văn Thanh (huyện Hóc Môn - TPHCM) trở nên đạm bạc. (Ảnh: Thu Hồng)
"Hai người lao động cùng tốt nghiệp như nhau, cùng làm việc như nhau, cùng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) như nhau và sau 30 năm đóng BHXH thì người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực quốc doanh lĩnh lương gấp 2 lần người làm ở khu vực ngoài nhà nước. Điều đó là không thể chấp nhận được”- Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng phát biểu trước Quốc hội sáng ngày 27-5-2015.
Còn theo đại biểu QH Nguyễn Thị Quyết Tâm, nếu thấy công nhân, NLĐ ghé vào chợ lề đường chỉ dám mua mớ rau, vài miếng đậu hũ... thì sẽ hiểu vì sao họ phản ứng điều 60 Luật BHXH. Bà nói:
"Tôi đi tiếp xúc NLĐ, không NLĐ nào nói rằng điều 60 là sai mà họ chỉ nói là còn thiếu. NLĐ nói thiếu ở 3 điều sau:
Thứ nhất, có những ngành nghề như dệt may, da giày, điều kiện lao động rất khắc nghiệp, phải tăng ca liên tục. Đặc biệt, NLĐ ngoài 40 tuổi rất khó đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người sử dụng lao động có nhiều lý do để cắt hợp đồng lao động với NLĐ. Ở cái tuổi 40, khi bị mất việc làm, NLĐ rất khó xin việc khác.
Thứ 2, đa phần NLĐ ở các khu công nghiệp đi ra từ nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề thâm dụng lao động. Với lao động nông nghiệp, họ khó sống nên tìm được một công việc để có tiền trang trải cuộc sống là rất quý.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, NLĐ được nhà nước chăm lo nhiều chính sách, chế độ song thực tế đồng lương hiện nay là rất thấp, nhưng NLĐ phải chi rất nhiều khoản: Tiền điện, nhà trọ, tiền gửi con (trung bình 1-1,2 triệu đồng/tháng) hoặc nếu không đem theo con, NLĐ phải tằn tiện để gửi tiền về nhà phụ giúp gia đình.
Tôi gặp nhiều chị em công nhân, tôi thấy họ rất xanh xao, mệt mỏi. Nếu chúng ta có điều kiện thấy họ ghé vào chợ lề đường chỉ dám mua mớ rau, vài miếng đậu hũ, một quả trứng hoặc ít thịt, cá nhưng không còn tươi nguyên thì chúng ta sẽ hiểu được công nhân vì sao đặt ra vấn đề này.
Có thể, đối với người có tiền, có điều kiện thì vài triệu đồng là ít nhưng đối với NLĐ, đặc biệt là NLĐ từ nông dân mà ra thì rất khó khăn cho nên vài triệu đồng là cả một tài sản mà NLĐ phải làm việc cật lực mới có được. Cho nên vấn đề NLĐ chúng ta phải phân tích có tình, có lý và thấu đáo.
Thứ 3, còn rất nhiều những bất trắc trong thị trường lao động có thể đến với họ bất kỳ lúc nào.
Chính vì vậy, NLĐ có yêu cầu được nhận BHXH một lần khi cần thiết trang trải cuộc sống trước mắt. Và đây là lựa chọn bất đắc dĩ nếu không có sự lựa chọn nào có lợi hơn với họ. Nói lựa chọn nào có lợi hay không có lợi phải xét ở điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của NLĐ.
Với những lý giải đó, rõ ràng NLĐ có lý do để yêu cầu Chính phủ, QH xem xét, sửa đổi điều 60 theo hướng linh hoạt hơn, tôn trọng quyền lựa chọn của NLĐ.
Vấn đề NLĐ đặt ra sự an toàn cho mình là điều chính đáng, được luật bảo vệ. NLĐ đề nghị nhận BHXH một lần không có nghĩa là tất cả mà họ nhận chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ. NLĐ nói rằng nếu được như vậy, NLĐ sẽ yên tâm điều đó.
Thật sự khi gặp và nghe NLĐ trình bày nguyện vọng của mình, tôi thấy khi xem xét điều luật này, tôi chưa thật sự hiểu đầy đủ nguyện vọng của một bộ phận NLĐ. Cứ nghĩ mình làm luật như vậy là tốt, là có lợi cho NLĐ nhưng NLĐ trong những hoàn cảnh cụ thể, họ thấy điều 60 là còn thiếu thực tiễn.
Nghiên cứu kỹ điều 60, tôi thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, hợp lý. Hợp lý vì phải để cho NLĐ có quyền lựa chọn. Hơn nữa, Nhà nước ta hiện nay chưa đủ khả năng lo đầy đủ cho NLĐ.
Chính vì vậy, tôi đề nghị là nên sửa điều 60 theo hướng bổ sung một khoản, đó là để NLĐ có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần hay bảo lưu để hưởng lương hưu ngay trong kỳ họp này.
Còn nếu chưa sửa được điều 60 thì QH nên có Nghị quyết riêng cho phép tiếp tục thực hiện c khoản 1 Điều 55 Luật BHXH cũ (năm 2006) cho đến khi sửa luật BHXH năm 2014".
“Hai người lao động cùng tốt nghiệp như nhau, cùng làm việc như nhau, cùng đóng BHXH như nhau và sau 30 năm đóng BHXH thì người lao động làm việc trong khu vực quốc doanh lĩnh lương gấp 2 lần người làm ở khu vực ngoài nhà nước” - Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nói và ông nhắc đi nhắc lại rằng đó là điều “không thể chấp nhận được”, "đó là bất công".
Bất công này trước mắt người lao động có thể chưa ý thức được nhưng 10-15 năm sau, khi lĩnh lương hưu họ sẽ thấy điều đó.
Theo ông Đặng Ngọc Tùng, nếu chúng ta thông qua một luật BHXH chứa đựng sự bất công như vậy thì chính Quốc hội chúng ta sẽ mang tiếng.
“Chúng tôi kiến nghị ngay tại kỳ họp này Quốc hội ra nghị quyết để người lao động có thể lựa chọn lĩnh BHXH một lần hoặc tiếp tục bảo lưu đến lúc nghỉ hưu".
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015
Chính sách Nhà nước tạo bất công cho người lao động
Nguyễn Gia Định
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét