Ông Hồ là đồ tể ẩn danh?
Ông Nguyễn Vĩnh Châu, cựu phóng viên đài VOA, đã thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt sử gia Vũ Ngự Chiêu về ông Hồ Chí Minh.
Xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả những thông tin liên quan đến “giải mật Hồ Chí Minh”, dưới góc nhìn thuần túy về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu.
+ Theo sự nghiên cứu của ông thì ông HCM có trách nhiệm gì trong việc đảng CSVN sát hại các đảng viên những đoàn thể quốc gia trong thời gian những năm 45-46?
* Dù có trực tiếp cho lệnh hay không, HCM phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mặc dù Võ Giáp cùng Bộ Nội Vụ ra tay tàn sát các đảng phái chống Cộng khi HCM đang ở Pháp, HCM được báo cáo tuờng tận chi tiết những vụ án ngụy tạo xét xử cán bộ Việt Quốc, hay cuộc tàn sát VNQDĐ tại Hà Nội với lý do "bắt tay Pháp làm đảo chính nhân dịp Quốc Khánh 14/7 của Pháp.
Dĩ nhiên, nên lưu ý rằng, năm 1945-1946, HCM chưa hoàn toàn kiểm soát được guồng máy chính quyền. Trong nội bộ Đảng, HCM cũng không hoàn toàn kiểm soát được phe cực đoan như Trường Chinh Đặng Xuân Khu và Hạ Bá Cang (Cung?), tức Hoàng Quốc Việt, v.. v... Đó là chưa kể tinh thần địa phương Nam-Trung-Bắc. Nhưng những lời tuyên bố của HCM tại phiên họp kỳ II của Quốc Hội, từ 28/10 tới 9/11/1946, chứng tỏ HCM phê chuẩn việc làm của Giáp cũng như công an Việt Minh.
+ Là một nhà sử học, ông nghĩ gì về lập luận cho rằng dù ông HCM có nhiều lỗi lầm nhưng vẫn có công giải phóng VN khỏi ách thực dân?
* Với những tài liệu đã giải mật (tháng 11/2008), không ai phủ nhận được tài năng của HCM trong việc lãnh đạo Đảng CSVN tới chiến thắng cuối cùng của Đảng này.
Nhưng cách diễn tả "giải phóng VN khỏi ách thực dân" cần xét lại. Sau Thế Chiến Thứ Hai, phong trào giải thực–hiểu theo nghĩa thực dân Trung Cổ –xuất hiện ngay trong tâm ý dân chúng các cường quốc thuộc địa. Thực dân Pháp bị thất bại ở Việt Nam cơ bản là do quốc dân Pháp và Việt đều muốn chấm dứt nó.
Thế giới cũng chuyển biến sang một hình thức "trật tự mới" – tức vùng ảnh hưởng của các siêu cường – đặc biệt là Liên Xô Nga và Liên Bang Mỹ, hai "siêu cường" lãnh đạo hai khối vô sản và tư bản. Sự nghiệp chính trị của HCM cho tới khoảng năm 1968-1969 phải được đánh giá trong hệ thống chính trị thế giơi chiến tranh lạnh "lưỡng cực" này.
Và, rồi sự chia rẽ giữa Bắc Kinh và Mat-scơ-va từ năm 1958, dẫn tới chính sách hòa hoãn đa cực (bao gồm thế tay ba Mỹ-Nga-Trung Cộng tại Đông Nam Á).
Nên ghi nhớ là ngay đến Ngô Đình Diệm, năm 1954-1955, cũng khua chiêng, gõ trống cho thành tích "bài phong, đả thực" – nhờ phép lạ Mỹ.
Trường hợp HCM và Đảng CSVN, thoát khỏi "ách thực dân Trung Cổ Pháp" để bị trói buộc vào "ách thực dân mới Hán Cộng."
Khó thể gọi là "giải phóng VN khỏi ách thực dân".
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015
Giải mật Hồ Chí Minh
Nguyễn Vĩnh Châu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét