Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Tín đồ Phật giáo Hào Hỏa phản đối dự luật mang tính cưỡng bức tôn giáo

Bản lập trường của các tín đồ tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo độc lập đối với dự thảo 4, luật Tín ngưỡng - Tôn giáo.

Việt Nam, ngày 18 tháng 5 năm 2015

· Nhận định rằng chính quyền Việt Nam đang thúc đẩy thông qua nhanh chóng Dự thảo 4 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo;

· Tham chiếu Điều 18 về Quyền Tự do Tư tưởng, Tự do Lương tâm hay Tự do Tôn giáo của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc và của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là một thành viên;

· Đồng tình với các khuyến nghị về tự do tôn giáo đối với Việt Nam được các quốc gia thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ nêu lên tại Thủ tục Kiểm tra Định kỳ Phổ Quát (UPR) vào năm 2014;

· Đồng tình với các khuyến nghị của Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc (SR-FORB) vào năm 2015;

Chúng tôi, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (độc lập) tại Việt Nam, cực lực phản đối và bác bỏ Dự thảo 4 của Luật Tín ngưỡng,Tôn giáo (DLTNTG4) vì nó là công cụ để pháp chế hóa sự bắt bớ, đàn áp, kiểm soát và giới hạn quyền tự do tôn giáo đang xảy ra từ 40 năm qua trên đất nước này. Rõ ràng DLTNTG4 đã vi phạm ICCPR và không lưu ý đến những khuyến nghị của UPR và SR-FORB để cải thiện quyền tự do tôn giáo vì:

1. DLTNTG4 đưa ra những định nghĩa rất hẹp hòi về tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo ... (điều 3, DLTNTG4) và tránh né công nhận “quyền tự do đi theo một tín ngưỡng/tôn giáo tự chọn“ như là một nhân quyền tuyệt đối.

Với định nghĩa nói trên DLTNTG4 sẽ tiếp tục kỳ thị và loại bỏ nhiều tín ngưỡng/tôn giáo đã có mặt lâu đời hay mới xuất hiện tại Việt Nam.

2. DLTNTG4 luật hóa hệ thống giấy phép và kiểm soát hành chính để sách nhiễu các tín ngưỡng/tôn giáo.Trước hết là hệ thống các loại đăng ký, từ ‘đăng ký sinh hoạt tôn giáo’, ‘đăng ký hoạt động tôn giáo’ đến ‘đăng ký tổ chức tôn giáo’ (điều 12, 13, 17; DLTNTG4), được dùng để sàng lọc các tín ngưỡng/tôn giáo theo định nghĩa rất hẹp hòi của điều 3, DLTNTG4 và khiến cho nhiều tín ngưỡng/tôn giáo dù không muốn hay không được đăng ký cũng trở thành bất hợp pháp trên chính quê hương của mình.

Nhưng chưa hết! DLTNTG4 còn giăng ra một mạng lưới thủ tục hành chính dầy đặc với 39 điều luật (từ điều 19 đến điều 60, DLTNTG4) để can thiệp thô bạo vào nội bộ và việc điều hành của các tôn giáo.

Các tôn giáo sẽ KHÔNG được phép soạn hiến chương, tổ chức đại hội,bầu cử người lãnh đạo, bổ nhiệm nhân sự, điều hành tổ chức, quản lý tài sản, tu học và giảng dạy, v.v… nếu KHÔNG có sự cho phép của chính quyền.

Trong quá khứ nhiều tôn giáo đã không chấp nhận những can thiệp vô lý vào nội bộ của mình bằng cách cứ làm mà không xin phép và luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng bị sách nhiễu, bị phạt, bị truy tố, bị trả thù và bị cấm hoạt động.

3. DLTNTG4 đặt ra rất nhiều “dây thòng lọng” thuộc loại “lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo“ để xiết chặt tín đồ của các tín ngưỡng/tôngiáo.

DLTNTG4 liệt kê rất nhiều hành vi bị xem là để “phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ các dân tộc,chia rẽ tôn giáo, xâm phạman ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng“, v.v…. (điều 6, khoản 5, DLTNTG4).

Trong quá khứ chính quyền đã tận dụng những điều luật chung chung và mơ hồ này để vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, tùy tiện bắt giam và kết án nặng nề các tín đồ tôn giáo độc lập.

Nguy hiểm nhất là cáo buộc “xâm phạm an ninh quốc gia” là một cáo buộc nằm ngoài cả sự cho phép của điều 18 khoản 3, ICCPR.

Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập đồng ký tên ủng hộ bản lập trường trên.


Nguyễn Bắc Truyển


0 nhận xét:

Đăng nhận xét