Bài 1: Vì con trẻ đang được dạy dỗ bằng sự dối trá
Ngày 15-5, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đang tiếp tục lấy lời khai của Vũ Đức Tài (SN 1997; ngụ phường 13, quận Bình Thạnh) vì đã dùng dao giết chết 2 người tại một quán cà phê trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 21, quận Bình Thạnh) vào tối 14-5.
Băng nhóm - bè phái
Một báo cáo của Phòng Tham mưu - Công an TP.HCM, cho biết thời gian qua, tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt xảy ra nhiều và ngày càng manh động, liều lĩnh. Từ lúc bắt đầu mâu thuẫn đến lúc hành động thường rất nhanh, có khi trong tích tắc. Đáng nói là đa số hung thủ đều có nhân thân tốt.
Ghi nhận từ Tòa Hình sự, Tòa án Nhân dân TP.HCM, cho biết thanh thiếu niên phạm tội thì thời nào cũng có, nhưng gần đây các em ra tay rất tàn bạo, tước đoạt mạng người khác dễ dàng, chớp nhoáng, không mảy may suy nghĩ. Cứ được rủ đi đánh nhau là hùng hổ lên đường, dù không có mâu thuẫn, không cần biết mặt người mình sẽ đánh.
Tình trạng băng nhóm, bè phái ở lứa tuổi thanh thiếu niên diễn ra rất phổ biến. Không chỉ nam mà các em nữ cũng hành động rất dữ tợn, thậm chí sử dụng cả dao.
“Vì sao ngày xưa cha mẹ cũng bận bươn chải, để con tự sống nhưng ít có trường hợp trẻ gây trọng án như bây giờ? Tôi nghĩ giới trẻ ngày nay tiếp xúc quá nhiều điều từ phim ảnh, internet, cái tốt, cái xấu trộn lẫn nhưng thiếu định hướng, thiếu sự quan tâm đúng mức từ gia đình, nhà trường... nên dễ lạnh lùng, vô cảm và thực hiện hành vi tàn ác”. Luật sư Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó chánh Tòa Hình sự, nhận xét.
Trong bảng xếp hạng mới nhất của OECD - Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, giáo dục Việt Nam được xếp hạng thứ 12, cao hơn cả giáo dục Anh, Mỹ. Việc xếp hạng dựa trên điểm toán và khoa học của các học sinh ở độ tuổi 15 tại các nước và vùng lãnh thổ, không phân biệt các nước phát triển và đang phát triển trong đánh giá.
Đứng thứ 12 mừng quá, nhưng rồi thế hệ trẻ sẽ làm gì để thay đổi đất nước? Hay chỉ đơn giản là thành những con robot, nhưng bộ máy học chỉ biết nghe và làm?
Một phụ huynh, kể: Trong xóm tôi vào buổi chiều nọ, một chị đón con đi học về. Quan tâm tới bài kiểm tra của con, chị hỏi: “Con có làm bài được không?”, đứa con đáp nhanh: “Đề kiểm tra dễ ợt mẹ ạ, toàn là câu hỏi trong tám câu đề cương cô cho học trước đó”.
Chị hỏi tiếp: “Thế không có môn nào có câu hỏi bên ngoài hay khó hơn sao con?”, cháu bé nhanh nhảu trả lời: “Có chứ mẹ, như môn tiếng Anh, toán, ngữ văn nhiều câu hỏi khó ngoài đề cương lắm, nhưng chúng con làm được hết”. Chị khen con: “Chà, con mẹ giỏi quá”.
Cháu bé vội đáp: “Không phải đâu mẹ, vì mỗi lúc gặp câu hỏi không có trong đề cương, các thầy cô tới hướng dẫn cách làm bài, giải thích cặn kẽ, nói cho chúng con câu đó, bài đó giống phần nào đã học, nên bạn nào cũng làm được”. “Ừ ra thế!” - “Mớm đáp án!”...
“Học trò hiện tại là con của chúng ta, chúng là tương lai của đất nước. Thương phải biết thương đúng cách, hãy nghiêm khắc chừng nào có thể để thế hệ trẻ sau này có tự trọng, cho chúng thấy ta thương hay hại chúng. Mai sau chúng sẽ là người đánh giá việc làm và hành động, những cố gắng hiện tại của chúng ta.
Chúng sẽ kết án sự dễ dãi, bất nghiêm của chúng ta, hay cổ vũ và tiếp tục vun đắp thêm những giá trị tốt đẹp mà chúng ta đã gầy dựng cho chúng. Tất cả tùy thuộc vào hành động hiện tại của chính chúng ta”. Phụ huynh này nói.
Phải chăng sự hung tợn của giới trẻ hiện nay có nguyên nhân từ thụ hưởng của một nền giáo dục giáo điều, dối trá có hệ thống?
Giáo dục như vậy là tiêu rồi. Trẻ em kg khác gì cái máy. Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Chỉ còn biết lắc đầu...
Trả lờiXóaGiáo dục mà coi đạo đức chỉ là môn phụ thì không tệ sao được.
Trả lờiXóa