Bài 3: Sài Gòn thật… dễ thương
Bước chân sang năm ba, tôi thôi chức Hội trưởng để có nhiều thời gian hơn nữa tung hoành, đi đây đi đó ở Sài Gòn. Tôi cũng bớt… lúa hơn xưa nhiều rồi… Hi hi…
Mang trong mình một chủ trương “đi cho biết đó biết đây”. Ngoài giờ học, ngoài giờ nghiên cứu sách, tôi bắt đầu lang thang trên những con đường, con phố của Sài Gòn.
Tìm được một người bạn tri kỷ sinh ra và lớn lên ơ Sài Gòn, anh ấy chở tôi đi dạo khắp các con phố. Từ ngôi nhà thờ Đức Bà, thương xá Tax (bây giờ không còn nữa, chỉ còn đọng lại trong ký ức, tôi nhớ, cái giây phút cuối cùng Tax bị “khai tử”, bữa đó trời mưa to và tôi may mắn là một trong những người khách có mặt ở thời điểm đó), làng hoa Gò Vấp cho đến Xóm đạo (cái tên mà hồi nào tới giờ có nghe nhưng chưa được một lần đến), đại lộ Đông Tây, chợ Kim Biên, chợ Dân Sinh…. Sài Gòn đẹp thế mà hồi nào tới giờ, tôi có biết đâu?
Chợt nhớ đến câu dặn dò của mấy anh ở xã: “Sài Gòn đất rộng người đông, có người này người kia, cẩn thận xuống dưới đó bị móc túi hay bị kẻ gian bỏ bùa nghen hông”. Nói vậy thôi chứ tôi thấy dân Sài Gòn nhiều người dễ thương. Tôi nhớ, có một lần, đang ăn bún bò, chợt phía bên kia đường, một ông cụ té xỉu. Chưa kịp chạy ra thì nhiều người gần đó đã nhanh chóng lại đỡ ông vào chỗ mát, quạt cho ông, lấy nước cho ông uống tỉnh lại. Hỏi han, mới biết ông là dân Quảng Nam, vô đây tìm mộ con, tính bốc mộ. Ai dè bị móc túi hết tiền. Ông nhịn đói, nhịn khát hai ngày. Đi xin thì ai cũng kêu lừa đảo, không ai cho. Dù chỉ là đồ thừa…. Ngay lập tức, chị chủ quán bún bò bưng cho ông một tô, không cần suy nghĩ. Chị còn mua cho ông một hộp cơm gà xối mỡ. Sau đó, mỗi người một ít, góp tiền cho ông đi xe bus, đi xe về lại Quảng Nam. Họ không quan tâm họ có bị lừa hay không. Họ bảo: “Nhìn ông cụ tội nghiệp quá. Thôi kệ, mình giúp được thì giúp…”.
Người Sài Gòn là vậy đó, tốt bụng, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho kẻ khó khăn. Có lẽ, vì họ đồng cảm. Thiết nghĩ, chỉ có những con người vô cảm, cho rằng mình có chút quyền trong tay hoặc sống trong cảnh giàu sang mới nhẫn tâm đi tước đoạt mạng sống của người dân, tước đoạt phương kế mưu sinh của người dân, chèn ép sinh viên, lên giọng nạt nộ người dân không cần biết người đối diện bao nhiêu tuổi…
Chợt nhớ lại hình ảnh của những cô chú hàng rong bị mấy anh áo vàng “tóm và hốt”. Mặc cho họ năn nỉ (thậm chí có người còn phải quỳ xuống), mấy anh ấy vẫn lạnh lùng đưa tất cả… lên xe. Sao mà ở đời có nhiều người nhẫn tâm quá?
Sinh viên năm cuối, giờ đây, tôi không còn rụt rè như hồi còn là tân sinh viên. Bước chân mạnh mẽ, bạn bè quen biết nhiều nên gặp mặt là cười hoặc gật đầu muốn mệt. Đây cũng là thời điểm tôi nhận ra những người bạn lúc trước mình cho là thân, bây giờ, không còn nữa. Tự dưng tôi cảm thấy sợ, thấy sợ cái gọi là “bằng mặt không bằng lòng”.
Trong nhóm, tôi cũng thấy sự đam mê quyền lực. Bạn nhóm phó luôn tìm mọi cách để vươn lên chức nhóm trưởng. Dĩ nhiên, đặt cái đích vươn đến là không sai nhưng bằng mọi thủ đoạn để đạt được thì tôi cho rằng hơi kỳ kỳ. Thời gian dần trôi, chúng tôi tiến tới dần giây phút “bị đuổi khỏi trường”. Lại bồi hôi, lại xúc động. Những buổi tiệc chia tay, những lời hẹn hò hy vọng sẽ gặp lại nhau (dù biết chắc là sẽ khó)…
Giờ đây, trưởng thành, sắp xa Sài Gòn, chợt thấy dâng lên một thứ cảm xúc chi lạ. Thật mãnh liệt. Chợt nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở là nơi đất ở - Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Đi lại những con đường lúc trước, thấy lại hình ảnh của mình khi xưa. Nhiều con đường thay đổi, lạ lẫm. Có lẽ, tôi đã có một mối tình với vùng đất mà tôi sống và học trong 4 năm đại học này. Hình như là tình yêu…
Nó tựa hồ như một quê hương thứ hai của tôi với đầy ắp những kỷ niệm…
Mang trong mình một chủ trương “đi cho biết đó biết đây”. Ngoài giờ học, ngoài giờ nghiên cứu sách, tôi bắt đầu lang thang trên những con đường, con phố của Sài Gòn.
Tìm được một người bạn tri kỷ sinh ra và lớn lên ơ Sài Gòn, anh ấy chở tôi đi dạo khắp các con phố. Từ ngôi nhà thờ Đức Bà, thương xá Tax (bây giờ không còn nữa, chỉ còn đọng lại trong ký ức, tôi nhớ, cái giây phút cuối cùng Tax bị “khai tử”, bữa đó trời mưa to và tôi may mắn là một trong những người khách có mặt ở thời điểm đó), làng hoa Gò Vấp cho đến Xóm đạo (cái tên mà hồi nào tới giờ có nghe nhưng chưa được một lần đến), đại lộ Đông Tây, chợ Kim Biên, chợ Dân Sinh…. Sài Gòn đẹp thế mà hồi nào tới giờ, tôi có biết đâu?
Chợt nhớ đến câu dặn dò của mấy anh ở xã: “Sài Gòn đất rộng người đông, có người này người kia, cẩn thận xuống dưới đó bị móc túi hay bị kẻ gian bỏ bùa nghen hông”. Nói vậy thôi chứ tôi thấy dân Sài Gòn nhiều người dễ thương. Tôi nhớ, có một lần, đang ăn bún bò, chợt phía bên kia đường, một ông cụ té xỉu. Chưa kịp chạy ra thì nhiều người gần đó đã nhanh chóng lại đỡ ông vào chỗ mát, quạt cho ông, lấy nước cho ông uống tỉnh lại. Hỏi han, mới biết ông là dân Quảng Nam, vô đây tìm mộ con, tính bốc mộ. Ai dè bị móc túi hết tiền. Ông nhịn đói, nhịn khát hai ngày. Đi xin thì ai cũng kêu lừa đảo, không ai cho. Dù chỉ là đồ thừa…. Ngay lập tức, chị chủ quán bún bò bưng cho ông một tô, không cần suy nghĩ. Chị còn mua cho ông một hộp cơm gà xối mỡ. Sau đó, mỗi người một ít, góp tiền cho ông đi xe bus, đi xe về lại Quảng Nam. Họ không quan tâm họ có bị lừa hay không. Họ bảo: “Nhìn ông cụ tội nghiệp quá. Thôi kệ, mình giúp được thì giúp…”.
Người Sài Gòn là vậy đó, tốt bụng, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho kẻ khó khăn. Có lẽ, vì họ đồng cảm. Thiết nghĩ, chỉ có những con người vô cảm, cho rằng mình có chút quyền trong tay hoặc sống trong cảnh giàu sang mới nhẫn tâm đi tước đoạt mạng sống của người dân, tước đoạt phương kế mưu sinh của người dân, chèn ép sinh viên, lên giọng nạt nộ người dân không cần biết người đối diện bao nhiêu tuổi…
Chợt nhớ lại hình ảnh của những cô chú hàng rong bị mấy anh áo vàng “tóm và hốt”. Mặc cho họ năn nỉ (thậm chí có người còn phải quỳ xuống), mấy anh ấy vẫn lạnh lùng đưa tất cả… lên xe. Sao mà ở đời có nhiều người nhẫn tâm quá?
Sinh viên năm cuối, giờ đây, tôi không còn rụt rè như hồi còn là tân sinh viên. Bước chân mạnh mẽ, bạn bè quen biết nhiều nên gặp mặt là cười hoặc gật đầu muốn mệt. Đây cũng là thời điểm tôi nhận ra những người bạn lúc trước mình cho là thân, bây giờ, không còn nữa. Tự dưng tôi cảm thấy sợ, thấy sợ cái gọi là “bằng mặt không bằng lòng”.
Trong nhóm, tôi cũng thấy sự đam mê quyền lực. Bạn nhóm phó luôn tìm mọi cách để vươn lên chức nhóm trưởng. Dĩ nhiên, đặt cái đích vươn đến là không sai nhưng bằng mọi thủ đoạn để đạt được thì tôi cho rằng hơi kỳ kỳ. Thời gian dần trôi, chúng tôi tiến tới dần giây phút “bị đuổi khỏi trường”. Lại bồi hôi, lại xúc động. Những buổi tiệc chia tay, những lời hẹn hò hy vọng sẽ gặp lại nhau (dù biết chắc là sẽ khó)…
Giờ đây, trưởng thành, sắp xa Sài Gòn, chợt thấy dâng lên một thứ cảm xúc chi lạ. Thật mãnh liệt. Chợt nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở là nơi đất ở - Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Đi lại những con đường lúc trước, thấy lại hình ảnh của mình khi xưa. Nhiều con đường thay đổi, lạ lẫm. Có lẽ, tôi đã có một mối tình với vùng đất mà tôi sống và học trong 4 năm đại học này. Hình như là tình yêu…
Nó tựa hồ như một quê hương thứ hai của tôi với đầy ắp những kỷ niệm…
Tường An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét