Ông Hồ là một Câu Tiễn trên trời...
Ông Nguyễn Vĩnh Châu, cựu phóng viên đài VOA, đã thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt sử gia Vũ Ngự Chiêu về ông Hồ Chí Minh.
Xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả những thông tin liên quan đến “giải mật Hồ Chí Minh”, dưới góc nhìn thuần túy về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu.
+ Như ông biết, CSVN cho rằng HCM là nhà tư tưởng vĩ đại, lỗi lạc. Theo sự nghiên cứu của ông sự thật như thế nào?
* Tôi nghĩ HCM là người của hành động hơn tư tưởng. Tư tưởng chỉ đạo của HCM chỉ là "luật kẻ yếu." Một ấn bản mới của Câu Tiễn tân thời giữa thế kỷ XX. HCM rất lưu loát và rộng rãi trong việc ca tụng người có thể giúp đỡ mình, và không tiếc lời đả kích những đối thủ. Các nhà cung văn không tiếc lời ví HCM như thánh, thần, Phật, Chúa, v.. v... Nhưng đọc kỹ những gì Hồ đã viết hay tuyên bố, chỉ có 2 điểm đáng ghi nhận:
Thứ nhất, cho tới thuở trung niên, tức vào khoảng năm 1919-1920, Hồ vẫn tin tưởng ở nhân và dân quyền. Trong 8 điểm đệ trình cho Hội nghị Versailles mùa Hè 1919, HCM tỏ vẻ rất tin tưởng ở những quyền tự do cá nhân, như tự do hội họp, tư tưởng, báo chí, v.. v... Trong các thư từ gửi đi từ Hà Nội năm 1945-1946, Hồ vẫn ca ngợi nhân quyền cùng nguyên tắc cao cả của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, v... v... như ánh sáng chỉ đạo.
Thứ hai, từ năm 1922-1923, HCM bắt đầu nói về cách mạng, theo mẫu Marxist-Leninist. Hồ kêu gọi đoàn kết vô sản thế giới, lập liên minh công-nông chống lại liên minh tư bản thực dân-Ki-tô giáo.
Tháng 10/1923, tại Đại Hội Nông dân quốc tế, Hồ đã tố cáo thực dân và nhà Chung cấu kết với nhau để "câu rút giới nông dân nghèo khổ". Khoảng ba năm sau, trong những bài giảng cho đoàn viên Việt Nam Thanh Niên Kách Mệnh Đồng Chí Hội ở Canton (Quảng Châu), HCM hô hào phải làm Kách Mệnh. [Xem Đường Kách Mệnh, in lại trong Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKDTT], I:1924-1930, 2002:13-82]; David G. Marr, [On Trail, 1981:131n, 374-376]
Theo Hồ, "Văn chương và hy vọng" trong tập sách gối đầu giường của cán bộ Thanh Niên chỉ ở trong hai chữ "kách mệnh, kách mệnh, kách mệnh". [The literary value and hope of this book are confined in two words: Kach menh, Kach menh, Kach menh ["Revolution, Revolution, Revolution."] Rồi Hồ trích dẫn Lenin: "Không kó lý luận kách mệnh, thì không kó kách mệnh vận động. . . Chỉ kó theo lý luận kách mệnh tiền fong, đảng kách mệnh mới làm nổi trách nhiệm kách mệnh tiền fong."
Trong 23 điều nói về tư cách người làm kách mệnh, 16 điều chẳng có liên hệ gì đến duy vật biện chứng. Không thấy nguyên tắc thực tập liên lũy [praxis] của Marx, tức ý muốn làm thử, rồi rút ra kinh nghiệm cho những hành động tương lai [that is the will to act in order to test belief and obtain the additional grounds for further action. (Marr, On Trail, 1981:378)]
Hành động với HCM chỉ là thực hiện chủ thuyết Marxist-Leninist hơn là giải quyết những vấn đề theo công tâm "Muốn làm kách mệnh thì phải biết: Tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy văn hóa và tôn giáo làm cho dân ngu. Nó làm cho dân chúng nghe thấy cách mạng thì sợ rùng mình. Vậy kách mệnh trước hết phải làm cho dân "giác ngộ."
Tóm lại, tư tưởng HCM chỉ có việc sao chép tư tưởng Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. HCM thiên về hoạt động hơn tư tưởng. Việc cơ quan tuyên truyền CSVN đề cao tư tưởng HCM có lý do riêng. Nhưng ít khi thực sự vì chính Hồ. Mà vì những mục tiêu giai đoạn của người cầm quyền.
Hãy lấy một thí dụ. Năm 1969, Lê Duẩn đã công bố ngày chết của HCM chậm 1 ngày (từ 2/9 tới 3/9), hay sửa lại, cắt xén di chúc của HCM. Một nguyện vọng nhỏ nhoi của HCM là được hỏa táng để phát động phong tục hỏa táng trong nước bị tảng lờ.
Nói theo Brocheux, HCM đang bị "cầm tù" trong Lăng Ba Đình. Thực ra, chẳng có dấu hiệu tôn trọng tư tưởng Hồ nào thiết thực hơn là giúp mang xác ướp của Hồ ra khỏi Lăng Ba Đình, và hỏa táng.
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015
Giải mật Hồ Chí Minh
(còn tiếp)
Nguyễn Vĩnh Châu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét