Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Vì sao Đảng muốn dân sống với xác chết?

Bài 4: Việt Nam sẽ đi về đâu?

Hội nghị Trung ương 6, từ ngày 01-10 đến ngày 15-10-2012, có thảo luận quan trọng về “Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Dư luận đặc biệt quan tâm theo dõi tin một Ủy viên Bộ Chính trị bị chính Bộ Chính trị đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật vì, trong số những vi phạm, đã không làm tròn nhiệm vụ.

Tuy danh tính không bị lộ nhưng ai cũng biết người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bi dự luận bàn tán về chuyện giầu có lên nhanh của gia đình, lạm dung quyền hành và trách nhiệm trong hai vụ thua lỗ, phá sản của 2 doanh nghiệp hàng hải Vinalines và Vinashin.

Tuy nhiên, Thông báo cuối cùng của kỳ họp đã làm thất vọng hàng triệu người.

Ban Chấp hành Trung ương viết: “Về khuyết điểm chủ yếu : Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa ngăn chặn, khắc phục được tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt về lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc.

Việc một số đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn có biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ, thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực trong công tác cán bộ (như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp…) và đề bạt con một số cán bộ lãnh đạo không dựa trên năng lực, trình độ và quá trình rèn luyện, gây dư luận bức xúc”.

Nói về mình, Thông báo đã viết về Bộ Chính trị: “Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.

Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao việc tập thể Bộ Chính trị tự giác xin nhận kỷ luật; điều đó thể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu thị, nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Ông Dũng thoát nạn, nhưng uy tín lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng xuống dốc từ đây.

Nổi bật là ông đã thất bại trong kế họach đưa hai ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh (đã qua đời) và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị.

Thay vào đó, Trung ương đảng đã bỏ phiếu cho bà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân, khi ấy là Phó Thủ tướng.

Cuối cùng, uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng đã xuống cấp thê thảm ở Hội nghị Trung ương 10 khi Trung ương đảng xếp ông đứng hàng thứ 8 trong số 20 người trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư được lấy phiếu tín nhiệm. Ông chỉ được 135 phiếu tín nhiệm cao.

Người đứng đầu bảng với số phiếu “tín nhiệm cao” nhất 152 thuộc về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng hàng thừ nhì với 149 phiêu “tín nhiệm cao”.

Kết qủa này, do tin bán chính thức bị rò rỉ ra ngoài, đã gây choáng váng trong dự luận.

Như vậy, sau 5 năm cầm quyền và gần 30 năm “đổi mới”, kể từ khóa đảng VI năm 1986, ông Nguyễn Phú Trọng chưa chứng minh được một việc làm thành công.

Ngược lại, ông lại là người đã để cho Việt Nam lệ thuộc trên mọi lĩnh vực, quan trọng nhất là kinh tế, vào Trung Quốc; ngăn chặn mọi phản ứng của nhân dân chống Trung Quốc bá quyền, bành trướng lãnh thổ; cấm dân tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới từ 1979 đến 1989.

Quan trọng hơn, ông Nguyễn Phú Trọng đã không có một hành động tích cực nào để chống lại kế họach lấn chiếm, tân tạo biển đảo Việt Nam của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ông cũng đã để cho chính quyền Thành phố Hà Nội và Sài Gòn ngăn chặn không cho dân tưởng niệm 74 chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược Hòang Sa năm 1974 và 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong cuộc chiến với quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.

Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam vẫn chưa làm nổi con ốc vít, tiếp tục làm thuê cho nước ngòai và bị đứng sau cả Kampuchia và Lào thì khả năng tồn tại của ông Trọng và đảng CSVN có cần phải đặt lên bàn cân không?

Như vậy, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra tiêu chuẩn ưu tiên phải tuyệt đối trung thành với những thứ đang hủy họai đất nước như “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng” thì ông muốn Việt Nam đi về đâu?

Phạm Trần



0 nhận xét:

Đăng nhận xét