Lúc 2:45 giờ chiều hôm nay (12/5 giờ Washington DC), đề nghị đưa dự luật TPA (Trade Promotion Authority) ra tranh luận để rồi biểu quyết đã bị đánh bại tại Thượng Viện Hoa Kỳ vì không đạt túc số 60 phiếu. Đây là một bước lùi đáng kể cho Hành Pháp và cơ hội cho những ai tranh đấu cài điều kiện nhân quyền vào TPP (Trans-Pacific Partnership).
TPA, viết tắt của Trade Promotion Authority, là dự luật cho phép Tổng Thống Hoa Kỳ rộng quyền đàm phán các thương ước quốc tế và sau đó Quốc Hội chỉ có quyền bỏ phiếu chống hay thuận chứ không được sửa đổi nội dung của thương ước. Có thẩm quyền TPA thì Hành Pháp mới có thể hoàn tất đàm phán TPP.
Tổng Thống Obama kỳ vọng dự luật TPA sẽ được Quốc Hội thông qua trước buổi họp cấp bộ trưởng cuối tháng 5 giữa 12 quốc gia thương thảo TPP. Bằng không, buổi họp này, với mục tiêu hoàn tất đàm phán TPP, có thể sẽ phải dời lại.
"Với tiến trình TPP bị chậm lại, chúng ta sẽ có thêm thời gian cài điều kiện nhân quyền vào tiến trình thương thảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS và Phát Ngôn Nhân của Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, giải thích.
Trong những tháng gần đây, BPSOS đã cử nhiều phái đoàn đi vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ cài điều khoản nhân quyền vào TPA.
"Điều khoản này ấn định rằng thẩm quyền nới rộng của Tổng Thống không áp dụng đối với các quốc gia nào vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng", Ts. Thắng nói.
Nghĩa là Quốc Hội Hoa Kỳ có thể sửa đổi các điều khoản trong thương ước, kể cả và đặc biệt là TPP, đối với một quốc gia như Việt Nam. Chẳng hạn, dù sau khi TPP đã trở thành hiệu lực, Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn có thể thay đổi nó nhằm trừng phạt Việt Nam vì vi phạm các cam kết về nhân quyền.
Sự chậm trễ của TPA sẽ đẩy lùi triển vọng cho TPP sẽ được hoàn tất trước cuối năm nay.
Theo Ts. Thắng, càng tiến sát đến cuộc tổng tuyển cử năm 2016 ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng của cử tri sẽ càng tăng.
Ông kêu gọi đồng hương ở khắc Hoa Kỳ cùng nhau về Hoa Thịnh Đốn những ngày 18-20 tháng 6 này để thực hiện cuộc tổng vận động ở quy mô lớn chưa từng có.
"Thất bại trong tiến trình biểu quyết TPA ngày hôm nay ở Thượng Viện là thời cơ cho chúng ta để vận động Lập Pháp và áp lực Hành Pháp Hoa Kỳ về các điều kiện nhân quyền khi thương thảo TPP đối với Việt Nam," Ts. Thắng nhận định.
Theo thủ tục ở Thượng Viện, một thượng nghị sĩ có quyền phát biểu vô thời hạn (filibuster) và tiến trình bỏ phiếu chỉ có thể bắt đầu khi một thượng nghị sĩ chấm dứt phát biểu. Một thượng nghị sĩ thường dùng đặc quyền này để chặn cả một dự luật. Để phủ quyết đặc quyền này thì cần 60 phiếu hoặc hơn. Cuộc bỏ phiếu hôm nay ở Thượng Viện đã không đạt được túc số ấy.
Tổng Thống Obama kỳ vọng dự luật TPA sẽ được Quốc Hội thông qua trước buổi họp cấp bộ trưởng cuối tháng 5 giữa 12 quốc gia thương thảo TPP. Bằng không, buổi họp này, với mục tiêu hoàn tất đàm phán TPP, có thể sẽ phải dời lại.
"Với tiến trình TPP bị chậm lại, chúng ta sẽ có thêm thời gian cài điều kiện nhân quyền vào tiến trình thương thảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS và Phát Ngôn Nhân của Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, giải thích.
Trong những tháng gần đây, BPSOS đã cử nhiều phái đoàn đi vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ cài điều khoản nhân quyền vào TPA.
"Điều khoản này ấn định rằng thẩm quyền nới rộng của Tổng Thống không áp dụng đối với các quốc gia nào vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng", Ts. Thắng nói.
Nghĩa là Quốc Hội Hoa Kỳ có thể sửa đổi các điều khoản trong thương ước, kể cả và đặc biệt là TPP, đối với một quốc gia như Việt Nam. Chẳng hạn, dù sau khi TPP đã trở thành hiệu lực, Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn có thể thay đổi nó nhằm trừng phạt Việt Nam vì vi phạm các cam kết về nhân quyền.
Sự chậm trễ của TPA sẽ đẩy lùi triển vọng cho TPP sẽ được hoàn tất trước cuối năm nay.
Theo Ts. Thắng, càng tiến sát đến cuộc tổng tuyển cử năm 2016 ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng của cử tri sẽ càng tăng.
Ông kêu gọi đồng hương ở khắc Hoa Kỳ cùng nhau về Hoa Thịnh Đốn những ngày 18-20 tháng 6 này để thực hiện cuộc tổng vận động ở quy mô lớn chưa từng có.
"Thất bại trong tiến trình biểu quyết TPA ngày hôm nay ở Thượng Viện là thời cơ cho chúng ta để vận động Lập Pháp và áp lực Hành Pháp Hoa Kỳ về các điều kiện nhân quyền khi thương thảo TPP đối với Việt Nam," Ts. Thắng nhận định.
Theo thủ tục ở Thượng Viện, một thượng nghị sĩ có quyền phát biểu vô thời hạn (filibuster) và tiến trình bỏ phiếu chỉ có thể bắt đầu khi một thượng nghị sĩ chấm dứt phát biểu. Một thượng nghị sĩ thường dùng đặc quyền này để chặn cả một dự luật. Để phủ quyết đặc quyền này thì cần 60 phiếu hoặc hơn. Cuộc bỏ phiếu hôm nay ở Thượng Viện đã không đạt được túc số ấy.
ốp iphone 7 plus
Trả lờiXóa