Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Phận người và biển cả

Biển cho cơm áo nhưng biển cũng gieo bao kinh hoàng cho ngư dân. Có người đã giải nghệ, có người vẫn bám lấy biển bằng nghị lực phi thường…

Đâu phải tự nhiên mà người ta hay kể rằng không địa phương nào có nhiều ngư dân mất tích trên biển bằng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hòn đảo có trên 20.000 người này thì có đến hàng ngàn ngôi mộ gió.

Người phụ nữ trạc độ trên ba mươi với gương mặt tròn trĩnh cầm tay một bé gái e dè nhìn người hàng xóm hỏi:

- Chị ơi, có tiền không cho em mượn đỡ năm trăm ngàn, một tuần nữa em trả lại, chồng em đi biển tuần sau về rồi, lúc đó em có tiền gởi chị, bây giờ ở nhà một mình em với ba đứa nhỏ thiếu thốn trăm bề, làm cỡ nào cũng không xoay sở đủ.

- Nó đi biển bao lâu rồi? Mầy ở nhà với tụi nhỏ hả?

- Ừa, đi cũng gần ba tháng rồi, sắp sửa về.

- Trời, đi lâu dữ vậy hả mấy tháng mới về một lần?.

- Ừa, đi biển mà, phải 3-4 tháng mới về...

- Mà nó đi tận đâu lận?

- Có khi đi Đà Nẵng, Phú Quốc, Côn Sơn, Cà Mau… Nói chung là tùm lum hết chị ơi.

Ở một nơi thị tứ đông đúc mà không có việc làm Đực, chồng Mén phải đành xin đi biển đánh bắt cá, mỗi chuyến đi dài hàng tháng xa vợ, xa con và phải chịu cái nắng gió, vất vả ngoài khơi đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, hải tặc…

Mà đâu riêng Đực, thanh niên trai tráng tuổi đời rất nhỏ, cũng đã theo các anh, các chú lênh đênh nắng gió xa bờ, giải trí chỉ có chiếc radio nghe đài FM, và tiếng sóng ì oàm hàng đêm.

Sự vất vả cộng thêm nổi nhớ mong vợ con nơi đất liền, là điều trăn trở lớn, lòng thầm mong trúng những mẻ cá lớn, để thay đổi cuộc sống hay lo cho vợ con thêm cái ăn cái mặc cho tươm tất.

Họ, những người thanh niên hiền lành, chỉ biết làm lụng để lo cho cuộc sống gia đình tốt đẹp, ước mơ nhỏ nhoi của họ thật đáng quý và trân trọng biết bao.

Thế nhưng có những chuyến đi không theo ý muốn, gió to sóng dữ phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để giữ lấy mạng sống, họ phải chịu đựng cái lạnh thấu xương, những va đập của sóng dữ, lòng nhớ đến gia đình cha mẹ vợ con phải lo lắng, điều đó không hề đơn giản một chút nào.

Có những chuyến đi đầy ám ảnh trong tâm trí người kể, chỉ vì mưu sinh mà họ đã mất đi sinh mạng của chính mình, thiên nhiên hung dữ, cướp biển ngoài khơi, hay những con “tàu lạ” cũng khiến họ mất mạng.

Những cái chết thương tâm gắn liền với số phận, khi họ cố gắng công việc để mang tiền về nhà, xác của họ được bọc trong chiếc ni lông và bắt đắt dĩ được đưa vào khoang lạnh để cá, phủ nước đá lên để thi thể không bị phân hủy…

Và chủ thuyền không thể quay vào bờ dù có người chết, họ đã phải mượn trước những khoản nợ để trả tiền xăng, lưới, thức ăn… cùng những khoản ứng trước cho một số người để lại cho gia đình.

Dù rất sợ và đau buồn, họ đành chọn cách sống cùng người chết để hoàn thành một chuyến đi khốn khó. Và còn đâu đó vô số những hoàn cảnh bi thảm mà họ phải gánh chịu.

Riêng những người mẹ, người vợ tâm tư như “Hồn treo cột buồm” khi họ tiển chồng, con ra đi hàng ngày vò võ trong ngóng, lo lắng theo dõi dự báo thời tiết.

Những giọt nước mắt hàng đêm thắm đẫm những chiếc gối, cô quạnh, trông con nhìn bóng mình trên vách khắc khoải, vạch từng vạch than trên vách đếm từng ngày trong chờ.

Những ngôi nhà là tềnh toàng, những đứa trẻ nhỏ hàng ngày ngồi trên những ụ cát, những người vợ chờ trong trên biển xa.

Có giải pháp nào cho những ngư dân bám biển một sự chắc chắn và an lòng khi ra khơi? và có gì bảo đảm cho cuộc sống những người phụ nữ cùng con cái của họ?

Ở những nơi ven biển, làng chài heo hút thường thì người ta chọn đi đánh bắt cá. Riêng nơi thị tứ đông đúc, nhà cửa san sát và những căn nhà cao tầng mọc lên mà thanh niên vẫn thiếu việc làm? Họ đành chọn công việc đi biển.

Giải pháp nào cho thanh niên thất nghiệp hiện nay?


Kiều Phạm



1 nhận xét: