Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài 2: Tổ chức dân sư xã hội "quốc doanh" sống bằng ngân sách Nhà nước và đều do Đảng lãnh đạo

Ông Trần Anh Tuấn đã phát biểu trên cương vị thứ trưởng Bộ Nội vụ, là, “xã hội dân sự ở nước ta bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích, câu lạc bộ,...; các tổ chức dịch vụ công và các quỹ không phải do Nhà nước lập ra, hoạt động phi lợi nhuận, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Chịu sự “lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, - song ông Tuấn cho rằng đang xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích  của các cá nhân có điều kiện chi phối.

Ông Trần Anh Tuấn, nói: “Ở nước ta hiện nay, một số tổ chức xã hội hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước; có xu hướng “hành chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế.

Việc tham gia cung ứng dịch vụ công trong một số trường hợp chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích đã đăng ký, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận để trốn thuế, gây tổn hại đối với lợi ích xã hội”.

Ông Tuấn nhìn nhận, phần lớn các quốc gia trên thế giới, có thể theo những chuẩn mực khác nhau, nhưng đều thực hiện việc quản lý tổ chức xã hội dân sự thông qua các quy định khá chặt chẽ và cụ thể về việc thành lập hội, tổ chức phi chính phủ.

Theo đó, thường có một số nội dung như: điều kiện thành lập hội, tổ chức phi chính phủ; yêu cầu tối thiểu về điều lệ; các quy định về nghiêm cấm tư lợi trực tiếp hoặc gián tiếp; điều kiện nhận tài trợ hoặc được miễn, giảm thuế; các quy định về gây quỹ, quảng cáo...

Các cơ quan hữu trách của nhà nước không can thiệp trực tiếp, cụ thể vào việc xây dựng điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ nhưng thường đưa ra quy định khung chung cho nội dung điều lệ bao gồm: tên gọi, mục đích, lĩnh vực, phạm vi hoạt động, tiêu chuẩn hội viên... của các hội, tổ chức phi chính phủ. Luật pháp về hội của các nước quy định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động, nhất là về phương diện tài chính của các hiệp hội.
         
Tuy nhiên ở Việt Nam nếu có Luật về Hội ra đời, song vẫn tiếp tục giữ nguyên yêu cầu “Đảng lãnh đạo”, thì xem ra vẫn tiếp tục câu chuyện của hành chính hóa, nhà nước hóa, và Đảng hóa các tổ chức xã hội dân sự.

Đỗ Vinh

2 nhận xét: